Đặc điểm dịch tễ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH và HIỆU QUẢ điều TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN đến THỞ máy TẠI BV BẠCH MAI NĂM 2011 (Trang 61 - 64)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm dịch tễ

4.1.1. Tỉ lệ mắc và tần số mắc

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011, tổng số 208 bệnh nhân thở máy từ 48 giờ tại khoa HSTC được theo dừi, cú 115 bệnh nhõn được chẩn đoỏn VPTM theo tiờu chuẩn, chiếm 55.8%. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu ở các năm trước:

Giang Thục Anh(2004) [1], Nguyễn Việt Hùng (2005) 21.3% [8], và cũng cao hơn so với nghiên cứu của: Mỹ, Nhật Bản, Italia [24]. Qua từng năm tỉ lệ VPTM tăng lên tại khoa HSTC BV Bạch Mai.

Tần suất mắc VPTM là 46/1000 ngày thở máy, tỉ lệ này cao hơn của Giang Thục Anh (41.5/1000), nhưng thấp hơn của Nguyễn Việt Hùng (63.5/1000). Kết quả của chúng tôi cao nhưng có sự chênh lệch qua từng năm có thể do vai trò của các phương pháp dự phòng và điều trị đã thực hiện sau mỗi nghiên cứu VPTM các năm vừa qua. So sánh với các nghiên cứu nước ngoài, tần suất mắc VPTM của chúng tôi cao hơn: Italya (2010) 8,9/1000 ngày thở máy [82], Brazil (2007) 21.6/1000 ngày thở máy [56].

4.1.2. Tỉ lệ giới và tuổi

Trong số các bệnh nhân VPTM tỉ lệ nam 60.9% cao hơn so với nữ biểu đồ (3.4), tỉ lệ này cũng tương tự với các nghiên cứu của Giang Thục Anh,Vũ Hải Vinh, Trương Anh Thư, Lê Bảo Huy, [1][15][9][22]. Điều này có thể giải thích do phần lớn bệnh nhân vào viện là bệnh nhân nam (58,2%). Mặt khác, các bệnh nhân nam thường có các bệnh lý phổi mãn tính từ trước hoặc bệnh lý tim mạch, viêm tụy cấp, là các bệnh nặng dễ mắc VPTM. Các nước trên thế giới cũng cùng chung đặc điểm về tỉ lệ giới ở các bệnh nhân VPTM của chúng tôi: Mỹ (2002) nam 64.1%, nữ 35.9% [62]; Italya (2006) nam 59,7% nữ 40,3%.

Các tác giả cùng chung quan điểm cho rằng chính các yếu tố bệnh mãn tính và nặng gặp hầu hết ở bệnh nhân nam nên dễ mắc VPTM hơn nữ [69].

Tuổi trung bình của các bệnh nhân VPTM là 60,0±17,27, kết quả này tương tự các nghiên cứu của Giang Thục Anh[1], Nguyễn Việt Hùng[8]

nhưng thấp hơn so với Lê Bảo Huy BV Thống Nhất (2008) 75,76±8,73, sự khác biệt này là do tại BV Thống Nhất có đặc điểm là BV điều trị các bệnh nhân lớn tuổi, trong khi đó Tại Khoa HSTC BV Bạch Mai là khoa phải tiếp nhận các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi người lớn. Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ gây VPTM, các bệnh nhân ở độ tuổi này khi vào khoa HSTC phần lớn có kèm theo các bệnh mãn tính như: COPD, suy tim, ung thư, ĐTĐ… làm giảm sức đề kháng cơ thể, suy dinh dưỡng, dễ mắcVPTM. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tuổi trung bình ở bệnh nhân mắc VPTM từ 50-70 tuổi [69][63].

4.1.3. Thời gian xuất hiện VPTM

Thời gian xuất hiện VPTM: trung bình 7,2 ± 3,42 ngày, thời gian xuất hiện sớm nhất là 3 ngày, muộn nhất là 16 ngày.

Có 5 trường hợp xuất hiện VPTM muộn sau 20 ngày thở máy là do đã nằm thở máy kéo dài tại các bệnh viện khác, không bỏ được máy và tình trạng suy kiệt. Các bệnh nhân này vào khoa HSTC không có các dấu hiệu của VPTM, tuy nhiên sau thở máy tại khoa HSTC 6-7 ngày đều mắc VPTM.

Trong biểu đồ (3.5) thấy hầu hết các trường hợp VPTM xuất hiện từ ngày thứ 3 – 9 sau thở máy, nhiều nhất là sau 4-5 ngày thở máy, gặp rất ít các trường hợp mắc VPTM sau 10 ngày. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Giang Thục Anh (2004)[1],Vũ Hải Vinh (2005)[22] và Lê Bảo Huy (2008) [9]. Nhiều tác giả nước ngoài cũng cho kết quả thời gian xuất hiện VPTM từ 5-7 ngày sau thở máy [63][69].

Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân mắc VPTM chia làm 2 nhóm: sớm và muộn dựa theo thời gian xuất hiện VPTM. Biểu đồ (3.6) cho

thấy, tỉ lệ xuất hiện VPTM sớm thấp hơn so với nhóm muộn, tuy nhiên khi so sánh sự phân bố các bệnh nhân VPTM theo từng ngày biểu đồ (3.5) cho thấy:

Các bệnh nhân mắc VPTM xảy ra ở các ngày 3-6 cao nhất chiếm 13 – 15%, cao hơn so với các ngày tiếp theo. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của Lê Bảo Huy(2008) [9]. Trong thời gian 3-4 ngày thở máy do sự có mặt ống NKQ phá vỡ các cơ chế bảo vệ đường thở nên dễ mắc VPTM, vi khuẩn gây VPTM trong giai đoạn sớm thường là các vi khuẩn khu trú tại đường hô hấp và gây nhiễm trùng cơ hội.

Các tác giả đều cho rằng gần một nửa bệnh nhân viêm phổi thở máy xảy ra vào 4 ngày đầu tiên là do chính việc đặt ống NKQ đã tạo điều kiện dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp, và thực tế đã chứng minh rằng nếu bệnh nhân suy hô hấp cấp được kiểm soát chỉ bằng thở không xâm nhập đã cho thấy tỉ lệ viêm phổi giảm [32][53].

4.2. Một số yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH và HIỆU QUẢ điều TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN đến THỞ máy TẠI BV BẠCH MAI NĂM 2011 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w