Chương 2: HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ NHỰA PHẾ LIỆU
2.4 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHỰA PHẾ THẢI
Nhựa là một hỗn hợp các chất có thành phần hoá học trung bình là 60%C, 7.2%H, 22.8%O, 10% tro tính theo phần trăm trọng lượng khô. [2, 4]
Nhựa là một chất bền vững trong môi trường. Tuy nhiên, khi thải ra môi trường, nhựa gây tác động xấu tới các nguồn nước, gây cản trở giao thông, mất thẩm mỹ và gây tắc nghẽn các công trình thủy lợi, trạm bơm nước...
Nhựa chứa các thành phần phụ gia như bột màu, chất ổn định, chất hóa dẻo... có thể có Chì, Cadmi là những chất độc hại. Nhựa đóng góp vào tổng lượng Cadmi, Chì trong rác thải đô thị khoảng 28% và 2% tương ứng. Đặc biệt, đối với nhựa PVC khi đốt ở nhiệt độ 300oC - 800oC sẽ tạo ra Dioxin là chất rất độc cho môi trường tự nhiên. Ngoài ra, nhựa PVC khi bị vỡ vụn sẽ gây đau cơ ở người và gây ung thư ở trâu bò. Tro tạo thành khi thiêu hủy nhựa cũng chứa kim loại nặng, gây ô nhiễm môi trường. [2,4]
Tái chế nhựa phế thải là một trong những phương pháp tích cực nhất để giảm tác động tới môi trường.
2.5 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ NHỰA TRÊN THẾ GIỚI 2.5.1. Tái chế ở các quốc gia công nghiệp hóa [4, dịch giả: Th.S Nguyễn
Khoa Việt Trường]
Ở các quốc gia công nghiệp hóa, người ta phân biệt rạch ròi công việc tái chế sơ cấp và thứ cấp. Chất thải plastic sơ cấp được phát sinh trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Đặc điểm của chất thải sơ cấp là chất lượng tốt, có độ tinh khiết cao, phù hợp với tiêu chuẩn chế tạo sản phẩm như là nguyên liệu mới ban đầu. Các kỹ thuật tái chế bao gồm: xay, ép đùn, tạo viên… Trong các ngành công nghiệp chế tạo, các viên nhựa này có thể được sử dụng một mình chúng hoặc thường hơn là trộn với những hạt nhựa mới. Quá trình tái chế các chất thải sơ cấp thành các sản phẩm có đặc điểm tương tự như quá trình chế tạo sản phẩm ban đầu, được gọi là tái chế sơ cấp.
Quá trình sản xuất các sản phẩm plastic không thể không có chất thải, do đó người ta thường tiến hành các hoạt động tái chế sơ cấp ngay từ những ngày đầu thành lập các nhà máy sản xuất.
Thuật ngữ “chất thải thứ cấp” chỉ những chất thải plastic không thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chúng không tinh khiết, có thể bị nhiễm bẩn, và là hỗn hợp của nhiều loại plastic khác nhau. Quá trình chế tạo lại những hỗn hợp này (gọi là tái chế thứ cấp) thường cho sản phẩm là những loại hỗn hợp nhựa có các tính chất cơ học kém, vì các loại plastic thành phần của chúng thường có tính chất rất khác nhau. Do vậy, khả năng chấp nhận của thị trường đối với những sản phẩm này sẽ thấp hơn.
Ở các quốc gia công nghiệp hóa, cả hai quá trình tái chế sơ cấp và thứ cấp đều phụ thuộc chặt chẽ vào vốn đầu tư, lao động, thiết bị, năng suất sản phẩm để đảm bảo khả năng hoàn vốn cao nhất. Các qui trình sử dụng trong công nghiệp tái
chế plastic cũng giống như là các qui trình được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm plastic từ nhựa tinh khiết.
Vào đầu những thập kỷ 80, các hoạt động tái chế plastic gia tăng đáng kể. Đối với các chất thải plastic hỗn tạp và nhiễm bẩn, người ta phát triển các qui trình chế tạo và thị trường cho các sản phẩm đặc thù có thể sử dụng chúng như làm các hàng rào, thay thế vật liệu cho các đồ gỗ gia dụng. Các sản phẩm như vậy có thể chấp nhận các loại vật liệu có độ tinh khiết và đồng nhất không cao. Ban đầu, thị trường hơi khó khăn trong việc chấp nhận những sản phẩm như vậy, nhưng càng về sau, các ứng dụng của các loại plastic hỗn tạp này tăng lên đáng kể.
Nhìn chung, hoạt động tái chế sẽ không gặp nhiều vấn đề nếu các chất thải đầu vào tinh khiết (đồng nhất và không bị nhiễm bẩn). Các chất thải plastic từ các nguồn công nghiệp và thương mại thường dùng để tái chế dễ dàng hơn plastic có nguồn gốc từ gia đình, ở đấy chúng hỗn tạp hơn và dễ bị nhiễm bẩn hơn. Công việc phân loại plastic trước khi tái chế thường gặp nhiều khó khăn nhưng rất quan trọng. Hiện nay cũng đã có nhiều công nghệ phục vụ cho công tác phân loại và làm sạch nhưng chúng hoạt động không thành công lắm. Công nghệ tái chế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu chất thải plastic được phân loại trước khi thu gom.
Các công nghệ tái chế vẫn đảm bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế vì nhiều lý do, công nghệ tái chế plastic phải mất nhiều thời gian để thiết lập hơn các hoạt động tái chế vật liệu như giấy và thủy tinh. Mặc dù hoạt động tái chế cũng đã có bề dày lịch sử nhưng tiềm năng vẫn còn rất lớn. Hiện nay, lượng plastic tái chế so với lượng plastic tạo ra vẫn còn rất khiêm tốn. Theosố liệu của Hiệp hội Sản xuất Plastic Châu Âu: năm 1989, ở Châu Âu lượng plastic tái chế chỉ có 840.000 tấn trong khi đó 1.7 triệu tấn plastic thải được đốt để thu hồi năng lượng, 9 triệu tấn plastic đi đến các bãi chôn lấp hoặc đốt mà không thu
2.5.2. Tái chế ở các quốc gia đang phát triển [4, dịch giả: Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường]
Ở các quốc gia đang phát triển, hoạt động tái chế không phân biệt ranh giới sơ cấp, thứ cấp như các quốc gia công nghiệp hóa. Mặc dù các ngành công nghiệp sản xuất plastic bản thân nó vẫn tái chế hầu hết chất thải sơ cấp của nó, nhưng bức tranh tổng thể là toàn bộ chất thải plastic thứ cấp đều có thể tái chế.
Ngược lại với các quốc gia công nghiệp hóa, thị trường cho những sản phẩm plastic tái chế chưa được phát triển. Thay vào đó người ta sản xuất những sản phẩm giống như trước đây nhưng vật liệu là plastic tái chế. Dĩ nhiên là chất lượng kém hơn và giá thấp hơn. Quá trình tái chế ở các nước nghèo tóm tắt như sau (một số đặc điểm chính):
Các nguyên liệu thô như dầu thô (để tạo nên nhựa), nhựa hạt (để sản xuất thành phẩm) phải được nhập khẩu. Chúng tương đối đắt, do đó việc sử dụng nhựa tái chế rẻ hơn sẽ góp phần làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào thaáp hôn.
Thị trường các sản phẩm giá rẻ này rất rộng. Do số lượng người có thu nhập thấp lớn, thị trường chấp nhận những sản phẩm rẻ hơn, chất lượng tuy thấp hơn là rất cao. Trong giới những người có thu nhập thấp, theo thống kê, nhu cầu sử dụng các sản phẩm như vậy lớn hơn nhiều so với các sản phẩm đắt hơn làm từ nhựa mới.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, giá lao động rẻ là những lợi thế cho hoạt động tái chế plastic, các hoạt động thu gom, làm sạch, phân loại rất dễ dàng khả thi về mặt kinh tế.
Có rất ít hoặc chưa có những qui định, tiêu chuẩn chất lượng cho những sản phẩm tái chế. Vật liệu tái chế plastic mặc dù không tốt bằng vật liệu nguyên sơ và ở các quốc gia công nghiệp hóa, chất lượng của những sản
phẩm này có thể không qua các test chất lượng tiêu chuẩn, nhưng ở những quốc gia mức độ công nghiệp hóa ít hơn, các sản phẩm đó vẫn được chấp nhận.
Ở các quốc gia có nền kinh tế kém hơn, các nhà máy plastic lớn thường không tái chế chất thải plastic từ rác thải đô thị. Dây chuyền sản xuất của họ nhạy cảm với độ nhiễm bẩn của plastic và độ đồng đều của các hạt nhựa, điều đó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm của họ. Tuy nhiên các nhà máy lớn này có xu hướng tái chế lại chính chất thải plastic của họ. Điều này đảm bảo chất lượng về vệ sinh hơn. Các nhựa tái chế sẽ được trộn với nhựa mới theo một tỷ lệ nào đó tùy yêu cầu của nhà sản xuất.
Ngược lại với các quốc gia công nghiệp hóa, hầu hết plastic được tái chế với qui mô nhỏ (tự phát) phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu đựơc tái chế. Các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ thấp thường tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp, giá thành rẻ và người ta cố gắng giảm chi phí bằng cách tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào. Công nghệ sử dụng ở các cơ sở nhỏ về nguyên tắc vẫn giống như các cơ sở công nghiệp qui mô lớn, mặc dù các loại máy móc đã quá đát và đã được nâng cấp, thay thế các phụ tùng nội địa vào.
2.6 CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ PLASTIC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA