Công nghệ tái chế nhựa phế liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 67 - 71)

Chương 2: HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ NHỰA PHẾ LIỆU

3.6 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.6.3. Công nghệ tái chế nhựa phế liệu

Kết quả khảo sát hoạt động tái chế nhựa phế thải cho thấy: tùy theo khả năng, các cơ sở đầu tư máy móc sản xuất nhiều hay ít. Do qui mô sản xuất đa phần là vừa và nhỏ nên chưa có một đơn vị tư nhân nào đầu tư đầy đủ cho qui trình tái

chế hoàn chỉnh. Thông thường, mỗi cơ sở sản xuất chỉ đầu tư sản xuất một hoặc hai công đoạn của qui trình tái chế như: phân loại, bằm, phơi khô, đùn tạo hạt...

Qui trình đùn tạo hạt (10 cơ sở/20 cơ sở)

Ở qui trình này, nhựa phế liệu sau khi được đưa đến sẽ được phân loại lại một lần nữa. Sau khi phân loại xong, nhựa phế liệu sẽ được đưa qua máy xay để xay nhỏ và đưa vào một bể nước để ngâm và rửa sạch chất bẩn. Sau đó sẽ được phơi khô và đưa vào máy đùn tạo hạt để sản xuất ra sản phẩm.

Phân loại: có nhiệm vụ làm sạch đất, cát khỏi nhựa phế liệu, giảm tỷ lệ chất bẩn trong hạt nhựa. Công đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hạt nhựa vì nếu tỷ lệ chất bẩn cao sẽ khó có thể kéo sợi hoặc thổi tạo bọc...

Máy đùn tạo hạt: mục đích là ổn định nhiệt và tạo độ chín cho nhựa trước khi kéo. Thường công đoạn này tỷ lệ hao hụt khoảng 10 - 20% nguyên liệu sản xuất.

Nguyên nhân do kéo sợi không đều, làm đứt dây. Tuy nhiên, phế thải từ công đoạn này được tận dụng lại để kéo sợi.

Qui trình bằm nhuyễn - ó keo (3 cơ sở/20 cơ sở)

Nhựa phế liệu Phân loại Máy xay

Bùn, đất

Nước giếng

Rửa Phôi

Máy đùn tạo hạt Sản phẩm

Máy bằm nhuyễn: nhựa phế liệu được bằm nhuyễn nhằm giúp quá trình gia nhiệt dễ dàng hơn và là công đoạn cuối cùng làm bốc hơi nước có trong nhựa.

ể keo: sau khi qua mỏy bằm nhuyễn, nhựa phế liệu sẽ được pha màu theo yờu cầu sản xuất.

Qui trình bằm – rửa (3 cơ sở/20 cơ sở)

Bao nylon bẩn: có nguồn gốc từ rác sinh hoạt, được thu gom nhiều nhất từ hệ thống thu gom rác dân lập hoặc tại các bô rác.

Phân loại: đây là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm hạt nhựa. Người ta phân thành 2 loại: bao nylon dẻo (PE) và bao nylon xốp (HDPE, PP) và tiếp tục phân loại theo màu sắc của bao nylon như: trắng, vàng, xanh, đen.

Do chất lượng bao nylon không cao và sản phẩm từ hạt nhựa tái chế không đòi hỏi chất lượng tốt nên người ta chủ yếu phân thành bao nylon dạng dẻo và dạng

Bao nylon baồn

Phân loại Bùn, đất, kim loại, giấy

Bằm, rửa sạch

Nước giếng Nước thải

Phơi khô, đóng bao

Thường cứ một tấn bao nylon dơ lấy ra từ bô rác có khoảng 20 - 40% là nylon dẻo, còn lại là xốp.

Công đoạn bằm và rửa: sử dụng máy bằm bao nylon thành dạng mảnh, sau đó qua công đoạn rửa bằng thủ công. Công nhân đứng trực tiếp trong các hồ súc rửa bao nylon bằng hoá chất. Sau đó được để ráo và đem phơi khô. Công đoạn này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước từ các bể rửa không được xử lý, được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Qui trình Xay – EÙp (4 cơ sở/20 cơ sở)

Chất thải phát sinh:

• Sắt, thép: được loại ra trong quá trình sơ chế, có thể đem đi bán phế liệu.

• Đất, cát: phát sinh trong quá trình rửa bao bì thì đem thải bỏ.

• Xỉ tro: phát sinh trong quá trình đưa bao bì vào máy ó, đem thải bỏ.

• Nhớt đốt lò: chảy tràn do không quản lý hợp lý, làm ô nhiễm môi trường đất.

• Nước thải: không tuần hoàn, xả chung với nước sinh hoạt.

• Khói, bụi, mùi hôi của nhựa: do cơ sở sản xuất không có ống khói, quạt hút gió, gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

• Vệ sinh môi trường nơi sản xuất: nhiệt độ trong cơ sở sản xuất 38 - 40oC.

Nền sàn lầy lội, dơ bẩn. Không được trang bị hệ thống phòng cháy chữa

Nhựa phế liệu Máy xay Máy ép

Sản phẩm

Có thể đánh giá công nghệ tái chế nhựa như sau:

Đối với các cơ sở tái chế thực hiện một phần của qui trình tái chế nhựa thì đa phần sử dụng công nghệ cũ và thô sơ. Nhiều thiết bị máy móc đã sử dụng hàng chục năm và chủ yếu vận hành bằng sức người.

Đối với một số cơ sở có qui mô và sản xuất một số mặt hàng cao cấp thì công nghệ tương đối hiện đại. Những cơ sở này đã đầu tư thiết bị mới sản xuất trên cơ sở kết hợp giữa nguyên liệu tái chế và nguyên liệu chính phẩm nhằm giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w