Vấn đề về môi trường tại các cơ sở tái chế nhựa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Chương 2: HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ NHỰA PHẾ LIỆU

3.6 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.6.5 Vấn đề về môi trường tại các cơ sở tái chế nhựa

Thực tế cho thấy tất cả các cơ sở thu gom, phân loại và xay nhựa đều có qui mô nhỏ, diện tích sản xuất nhỏ (từ 10 - 100m2), mặt bằng sản xuất được tận dụng ở tầng trệt hoặc các khoảng trống trong nhà ở. Nhựa phế liệu được thu gom từ các vựa ve chai về chất ngay trong nhà ở và các khoảng trống trên lối đi. Vì vậy,

và lạc hậu như trên, tình trạng ô nhiễm môi trường sống rất lớn và nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cũng có thể xảy ra.

OÂ nhieãm khoâng khí

Nhựa phế liệu được thu gom từ các vựa ve chai thực chất là rác thải. Vì vậy, chúng có đặc trưng của rác thải như mùi, vi trùng gây bệnh. Rác được chất đầy trong môi trường sống, gây ô nhiễm không khí do mùi. Ngoài ra, quá trình xay, tạo hạt làm phát bụi, tiếng ồn .... Quá trình tạo hạt phát sinh mùi do các khí bay hơi, các chất hữu cơ phân hủy do nhiệt độ. Trong quá trình tạo hạt, nhựa dẻo phải đi qua một vỉ lọc và vỉ lọc này luôn bị bịt kín bởi chất bẩn (thường hai tiếng phải thay một vỉ, nhưng để tiết kiệm, các cơ sở này thường tập trung các vỉ này lại và đốt cho cháy hết phần chất bẩn. Việc đốt vỉ này tạo ra những luồng khói đầy bụi và khí độc)

Môi trường sản xuất bị ô nhiễm, công nhân thường bị các bệnh về phổi, mắt, bệnh ngoài da... Hầu hết công nhân đều không được trang bị đồ bảo hộ lao động.

Môi trường không khí (đặc biệt là mùi) xung quanh các cơ sở này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí là đặc trưng chính của ngành nghề tái chế nhựa.

Ô nhiễm đất, nước

Các cơ sở sản xuất nhựa đều có phát sinh nước thải ô nhiễm. Nước thải chứa các chất bẩn dính bám trên nhựa là đất, cát, các chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh.

Ngoài ra, trong phế liệu thường lẫn các chất thải nguy hại như bao hoặc túi đựng hoá chất cũng được tái chế. Các chất nguy hại được hoà tan vào môi trường nước (quá trình rửa) là một nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng và nghiêm trọng đến sức khỏe công nhân cũng như cộng đồng dân cư xung quanh. Về lâu dài, môi trường đất, nước bị ô nhiễm làm cho khu vực đó không thể phục hồi.

Đây là điều đáng lo ngại nhất vì hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều nằm trong hẻm sâu, chật chội. Các thiết bị ép tạo hạt, gia công các sản phẩm nhựa đều có sử dụng điện để gia nhiệt và vận hành motor. Mạng điện sản xuất được thiết kế chung với mạng điện sinh hoạt nên nguy cơ cháy nổ rất cao.

Bảng 24: Bảng phân tích mức độ tác động môi trường

Công đoạn Nguồn ô nhiễm Nguyên nhân Mức độ

Phân loại Mùi;

Nước thải;

Chất thải hữu cơ.

Quá trình trữ nhựa phế liệu làm cho chất hữu cơ phân hủy tạo mùi. 2

Xay Tieáng oàn;

Buùi

Các máy bằm đã cũ kỹ và lạc hậu 0 Rửa Chất thải rắn;

Nước thải.

Quá trình phân loại không làm sạch kỹ nhựa phế liệu.

Nước thải không được xử lý khi xả ra môi trường.

2

Phơi Chất thải rắn

(nylon) Gió làm nhựa bằm phát tán ra khu

vực xung quanh. 1

Giũ Bụi do cát;

Nhựa vụn.

Máy giũ không kín làm khuyếch tán bụi vào không khí.

1 Đùn tạo hạt Mùi Quá trình nung chảy nhựa phế

liệu (các chất hữu cơ dính trên phế liệu nhựa bị phân hủy do nhiệt độ).

2

Ép Hơi độc;

Nhiệt độ cao Sự bay hơi các hoá chất trong quá trình pha trộn nguyên liệu.

Sử dụng các máy ép nhiệt cũ kỹ, không thể hút các hơi độc, nhiệt độ trong khu vực sản xuất tăng.

2

Trong đó:

0: không ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít không đáng kể.

1: có thể nhận biết bằng mắt, gây ô nhiễm nếu tiếp xúc lâu dài.

2: ô nhiễm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người.

 Từ kết quả trên cho thấy qui trình tái chế nhựa phế liệu đặc biệt gây ô

nhựa đều gây ô nhiễm mùi. Vấn đề trên là một thực trạng mà hầu hết các quận huyện có cơ sở tái chế nhựa đều gặp phải và chưa có giải pháp giải quiết triệt để hữu hiệu.

3.7 NHẬN XÉT VỀ ƯU – KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGÀNH NHỰA TÁI CHẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w