VỰC TP.HỒ CHÍ MINH
4.1 PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP TÁI CHẾ NHỰA KHẢ THI
4.2.5. Qui trình tái chế nhựa tổng hợp
4.2.5.1 Giải pháp tái chế tiết kiệm nguyên liệu
Hiện nay, công nghệ tái chế tại các cơ sở tái chế qui mô vừa và nhỏ đã quá lạc hậu, máy móc thiết bị quá cũ, do đó việc rò rỉ nguyên liệu trong quá trình tái chế là không tránh khỏi. Một số cơ sở thải bỏ phế phẩm cùng với rác sinh hoạt hoặc tái chế lại nhưng chất lượng sản phẩm không cao. Các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu tái chế và có thể cải thiện chất lượng sản phẩm là trộn phế phẩm với nhựa mới theo một tỷ lệ thích hợp để tiếp tục sản xuất.
Sau đây là một số quy trình tái chế nhằm cải thiện việc rò rỉ nguyên liệu, mang lại lợi ích kinh tế cho các cơ sở sản xuất cũng như giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện.
Hình 14: Qui trình tái chế hạt nhựa
Nhựa hạt (qua tái chế 2-3 lần)
Trộn với hạt nhựa mới theo yêu cầu
Máy tạo khuôn thủ
công/chạy điện Sản phẩm Chọn chất
lượng
Tỷ lệ thải
5% Loại bỏ
Thành phẩm
Đóng gói Nghiền nhỏ bằng
máy nghiền
Trộn hạt
Thị trường
Hình 15: Qui trình sản xuất túi nhựa Hạt nhựa
(trộn với chất thải nhựa công nghiệp)
Cấp vào máy đùn thổi
(nhiệt độ t0 = 3500C, áp suất 5 lb/m2)
Cuộn nhựa
Chọn chất lượng
Cuộn nhựa bị loại
Chuyeồn qua khaâu tạo hạt
Chọn chất lượng
Loại bỏ
Cuộn nhựa thành phẩm
Máy cắt (hàn đáy)
Sản phẩm
Túi nhựa thành phẩm Đóng gói
Thị trường
4.2.5.2 Thiết bị để tái chế nhựa phế liệu bằng cách hóa hạt:
Gồm: bộ nạp liệu, máy trộn và ép đùn, lưới tạo hạt (lưới này có dạng hình nón có đỉnh hướng về bộ phận cắt), bộ phận cắt.
Ưu điểm của thiết bị này là thiết bị có lưới tạo hạt ở dạng hình nón và có đỉnh hướng về phía bộ phận cắt sẽ tạo ra khả năng hoàn thiện điều kiện khuấy trộn và ép đùn vật liệu, còn việc bố trí các lỗ của lưới trên các quỹ đạo riêng biệt dịch chuyển theo hướng bán kính và chiều trục so với các lỗ kia sẽ ngăn ngừa sự dính bám lẫn nhau của các phần polymer đã được cắt và đảm bảo thu được các hạt nhựa không bị biến dạng.
Hình 16: Quy trình tái chế nhựa phế liệu bằng cách hóa hạt
Nguyên tắc hoạt động:
Nhựa phế liệu đã được nghiền nhỏ bằng máy nghiền đi vào bộ nạp liệu gồm có phễu và một trục vít đặt thẳng đứng trong phễu, tại đây vật liệu được định lượng và tẩm ướt bằng chất kết dính. Nhờ trục vít quay nên vật liệu được khuấy
Nhựa phế liệu Nghiền sơ bộ Bộ nạp liệu
Chaát keát dính
Máy trộn và ép đùn Lưới tạo hạt
Bộ cắt liệu
Sản phẩm
lưới tạo hạt thành dạng hình thoi. Sau đó chúng được chuyển đến bộ cắt liệu và được cắt thành từng hạt có chiều dài cần thiết.
4.2.5.3 Tái chế rác thải nylon làm vật liệu xây dựng:
Lâu nay, việc tái chế nylon còn ở trình độ thấp. Họ chỉ nhặt và tái chế những màng PE dày, to; bỏ qua phần lớn túi nylon mỏng. Phương pháp này có thể tận dụng tối đa nguồn rác thải do ván ép là thành phẩm không kén nguyên liệu.
Với ưu điểm về khả năng chịu ẩm, nhẹ, mặt nhẵn, không dính bêtông và độ bền cao, không tác động xấu đến sức khỏe con người… những tấm vật liệu này có thể được dùng để sản xuất đồ gia dụng như bàn, ghế, tủ, có thể xây dựng nhà ở vùng ngập lụt, mương dẫn nước, vật liệu cách âm, cách nhiệt…
Hình 17: Công nghệ tái chế rác thải nylon làm vật liệu xây dựng
Việc xay rửa nhằm mục đích giảm thể tích của nhựa phế thải và loại bỏ tạp chất bẩn là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xử lý rác thải nylon.
Công nghệ sấy rác thải nylon phải đáp ứng được yêu cầu làm khô gần như tuyệt đối rác nylon sau khi rửa. Vì vậy, công nghệ sấy tầng sôi là phù hợp với qui trình này vì tính hiệu quả, liên tục và năng suất sấy cao.
Trộn
Máy đùn Khuoân eùp
Sản phẩm
Tháo khuôn
Phoỏi lieọu + phuù gia Rác thải nylon
Rác thải nylon Xay rửa
Sấy Nghiền nhỏ
Sau các bước sơ chế như phân loại rác, làm sạch, cắt nhỏ, sấy khô và pha trộn với các chất phụ gia là bột đá, sơ dừa hay sợi thủy tinh và chất keo dính… nguyên liệu hỗn hợp trên được đưa vào máy ép để tạo thành tấm vật liệu.
Theo tính toán, để làm ra 1m2 tấm vật liệu (dày 1cm) cần 9 - 10 kg nylon.