- Các khái niệm, vai trò QTNNL tham khảo từ sách và giáo trình.
- Các tác động của yếu tố bên ngoài và bên trong đối với QTNNL.
- Các cơ sở nâng cao QTNNL: các phương pháp đào tạo, nguyên tắc và đánh giá đào tạo.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng lý thuyết mô hình phân tích nhân tố nhằm xác định các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu như: Bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả, biểu đồ tần số, bảng kết hợp nhiều biến.
- Sử dụng lý thuyết Mô hình ma trận SWOT nhằm xây dựng ma trận Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Nguy cơ.
Chương 4: Phân tích thực trạng QTNNL công ty Phan Đăng
- Giới thiệu khái quát về công ty: đặc điểm lao động, khách hàng, cơ sở vật chất.
- Tình hình hoạt động công tác QTNNL của công ty trong thời gian qua.
- Sử dụng kết quả phân tích của mô hình phân tích nhân tố bằng phần mềm dữ liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS.
- Sử dụng kết quả phân tích ma trận mô hình ma trận SWOT.
Chương 5: Giải pháp nâng cao QTNNL công ty Phan Đăng
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát đã phân tích chương 4 để đưa ra giải pháp.
3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để có một tiến trình nghiên cứu phù hợp với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho công ty Nhân Lực và Truyền Thông Phan Đăng tại TP.HCM”, trước hết đi vào xem xét các vấn đề mấu chốt có liên quan đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty, sau đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng, phân tích các chiến lược nhân lực của công ty thời gian qua và phân tích ma trận SWOT. Sau khi tìm hiểu và nắm được các vấn đề cần phân tích, tiếp tục tìm hiểu và tóm tắt các tài liệu liên quan đến các vấn đề nêu trên.
Để nội dung các vấn đề của đề tài mang tính logic và các tài liệu có độ tin cậy, độ chính xác cao, từ đây cần thiết phải thiết kế nội dung câu hỏi có liên quan đến đề tài, điều tra khảo sát nhân viên và khách hàng của công ty nhằm thu thập những ý kiến đánh giá, phản ánh. Đây là nền tảng, là cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao cho việc phân tích nội dung, các yếu tố có liên quan đến hoạt động nhân lực của công ty Phan Đăng để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Sơ đồ 3.1: Tiến trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận
Kết quả nghiên cứu
Giải pháp và kết luận Xử lý số liệu SPSS Xây dựng mô hình nghiên cứ
Tiến hành khảo sát
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
3.3.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Cơ sở lý thuyết và các bài viết được chọn lọc trên các tạp chí, sách chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh, lao động là nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thức cấp được nhắc đến như sau: Thư viện trường Đại học Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, các tạp chí chuyên ngành kinh doanh, nhân sự, các bài tham luận về đào tạo nguồn nhân lực, bài giảng về phương pháp nghiên cứ và phân tích dữ liệu SPSS, báo cáo hoạt động của công ty Ramana Saigon, internet.
3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
* Cách thức tiến hành
Phiếu đều tra nhận được từ khách hàng, phương pháo chọn mẫu ngẫu nhiên, số liệu điều tra dự kiến 120 mẫu (70 nhân viên và 50 giám sát viên). Kết quả phỏng vấn, thảo luận với nhõn viờn cụng ty và giỏm sỏt viờn phớa cụng ty đối để nắm rừ hơn về quan điểm, kế hoạch cũng như đánh giá cùa họ về vấn đề nghiên cứu.
* Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát (Xem phần phụ lục 1)
* Đối tượng được khảo sát - Nhân viên trong công ty
- Các giám sát viên của công ty đối tác (khách hàng)
* Phát phiếu điều tra khảo sát Nhân viên:
- Số lượng phiếu khảo sát: 70 phiếu
- Thời gian phát và thu thập phiếu: Từ ngày 05/03/2013 20/03/2013.
- Thời gian xử lý thông tin: Từ ngày 21/03/2013 31/03/2013.
Khách hàng:
- Số lượng phiếu khảo sát: 50 phiếu
- Thời gian phát và thu thập phiếu: Từ ngày 05/03/2013 20/03/2013.
- Thời gian xử lý thông tin: Từ ngày 21/03/2013 31/03/2013.
* Xác định nội dung phân tích và tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu Tuần suất (Frequency)
Là số lần xuất hiện của các giá trị, được thực hiện với tất cả các biến kiểu số (định tính và định lượng).
Mô tả thống kê (Statistic)
Đõy cú thể được xem là phần cốt lừi và thường gặp nhất trong việc phõn tớch và xử lý số liệu. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào việc mô tả dữ liệu (đo lường độ tập trung hay phân tán, tỷ lệ %, mối quan hệ giữa các biến…), cần thiết phải nắm được loại biến đang khảo sát (loại thang đo của biến) hay nói cách khác ta phải nắm được ý nghĩa của các giá trị trong biến.
Giá trị trung bình (Mean)
Giá trị trung bình số học của một biến, được tính bằng tổng các giá trị quan sát chia cho số quan sát. Đây là dạng công cụ thường được dùng cho dạng đo khoảng cách và tỷ lệ.
Giá trị trung bình có đặc điểm là chịu sự tác động của các giá trị ở mỗi quan sát, do đó đây là thang đo nhạy cảm nhất đối với sự thay đổi của các giá trị quan sát.
Tính chính xác, độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)
Mô hình Cronbach’s Alpha nằm trong nhóm phương pháp đánh giá tương quan trong (hay còn gọi là đánh giá độ tin cậy bên trong). Tư tưởng chung của phương pháp này là tìm kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời, chẳng hạn nếu ai đó ở một câu hỏi A đã trả lời rằng “chính sách Z” là rất tốt và cho điểm cao nhất đối với chính sách này: nhưng ở câu hỏi B khi được hỏi về ích lợi của Z người này lại cho rằng “Z chẳng ích lợi gì” thì tương quan dữ liệu không phù hợp với suy luận logic. Điều đó dẫn đến các sai lệch có thể khi khai thác dữ liệu.
Lee Cronbach (1916 – 2001) đề nghị một hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các cuộc khảo sát trên cơ sở ước lượng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không giải thích được (không thể hiện trong các biến khác). Hệ số này được mang tên ông và gọi là Hệ số Cronbach’s Alpha (α). Đây là một độ đo, không phải là một mô hình dùng để kiểm định, vì vậy người ta thống nhất một mức giá trị mà khi α vượt qua mức này thì có thể cho rằng số liệu là đáng tin cậy. Trong ứng dụng, mức α chấp nhận được là 0,6 - 0,7 đối với số liệu kinh tế xã hội, giá trị xấp xỉ 0,8 được coi là rất tốt còn giá trị hệ số này trên 0,9 lại báo hiệu rằng có thể bỏ bớt một số biến trong nhóm vì các biến này có thể quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ với các biến khác của nhóm.
Ngoài việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi điều tra khảo sát, người viết còn có một số cuộc trao đổi không chính thức với các nhà quản lý cũng như nhân viên trong công ty đặc biệt là các anh (chị) trong bộ phận kinh doanh.
Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 2 và phương pháp nghiên cứu trong chương 3, sau đây người viết sẽ đi vào phân tích tình hình thực tế hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phan Đăng thông qua nội dung được trình bày ở Chương 4:
“Thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty nhân lực và truyền thông Phan Đăng tại tp. Hồ Chí Minh”
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY NHÂN LỰC VÀ TRUYỀN THÔNG