CƠ SỞ THỰC TIỂN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của hợp tác xã KIỂU mới ở TỈNH VĨNH LONG (Trang 44 - 64)

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của HTX kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

5.2.163 Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề xướng đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế HTX được khẳng định cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi với sự phát triển đa dạng của các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, HTX là bộ phận nòng cốt của kinh tế hợp tác. Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VI) đã khẳng định, kinh tế HTX có nhiều hình thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức SX-KD do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý theo nguyên tắc dân chủ đều là HTX. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoỏ VII) thỏng 6/1993 làm rừ thờm bản chất của HTX trờn cơ sở phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ, coi kinh tế hộ là bộ phận khắng khít của kinh tế HTX. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khoá VII) tiếp tục khẳng định và phát triển quan điểm của Đảng coi kinh tế HTX với nhiều hình thức phong phú và đa dạng từ thấp đến cao, phù hợp với nguyện tác tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, kết hợp với sức mạnh của hộ xã viên, làm cho kinh tế hợp tác trở thành một thành phần kinh tế vững mạnh, cùng với kinh tế quốc doanh trở thành xương sống của nền kinh tế quốc dân. Đến Đại hội VIII, quan điểm phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

5.2.164 Quan điểm của Đảng được cụ thể hoá trong Nghị quyết 13-NQ/TW tại Hội nghị Trung Ương 5 (khoá IX) đã nêu:

5.2.165 Thứ nhất: kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX thời gian tới phải phát triển đa dạng về hình thức, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, bao gồm nhiều hình thức sở hữu, với nhiều trình độ khác nhau, từ tổ hợp tác đến HTX và lên đến trình độ cao là liên hiệp HTX. Sở hữu trong kinh tế tập thể dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi với các thành phần kinh tế khác, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn; Phân phối vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và mức độ tham gia của dịch vụ; Nguyên tắc hoạt động: tự chủ; tự chịu trách nhiệm; Thành viên tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân... cùng góp vốn, cựng gúp sức trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và

quản lý dân chủ.

5.2.166 Thứ hai: Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phải là một tổ chức kinh tế kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của các thành viên và lợi ích tập thể: Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng đồng. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế tập thể phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế-chính trị-xã hội, cả hiệu quả của tập thể và hiệu quả của các thành viên;

5.2.167 Thứ ba: Khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế tập thể trong tất cả các ngành, lĩnh vực và địa bàn, trong đó trọng tâm là khu vực nông nghiệp, nông thôn; Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại; Khẳng định kinh tế tập thể tuyệt nhiên không thay thế hoặc thủ tiêu kinh tế hộ, trang trại; Gắn phát triển kinh tế tập thể với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Thúc đẩy kinh tế tập thể không ngừng phát triển sức sản xuất, vươn lên cạnh tranh trong quá trình hội nghập kinh tế quốc tế.

5.2.168 Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế tập thể: Nhà nước ban hành các chính sách trợ giúp kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển, thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ứng dụng KH-CN, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trước đây, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn tập thể trong HTX; Phát huy vai trò Liên minh HTX Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia kinh tế tập thể, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí.

5.2.169 Thứ năm: Nghị quyết 13/NQ/TW chỉ rừ phương chõm phỏt triển kinh tế tập thể trong thời gian tới: Phát triển HTX phải theo phương châm tích cực, chủ động, nhưng phải vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đa dạng về mô hình, vì hiệu quả thiết thực, trước hết là vì sự phát triển của sức sản xuất, triệt để tôn trọng nguyên tắc tự

nguyện, nhất quyết không nóng vội, chủ quan duy ý chí, áp đặt; Nhưng cũng yêu cầu cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần khắc phục sự buông lỏng lãnh đạo, bị động ngồi chờ, để mặc sự phát triển tự phát của nền kinh tế, mà chậm trể trong việc nắm bắt và đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân về phát triển kinh tế tập thể. Nghị quyết Trung ương yêu cầu phải xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển như: Sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật hiện hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tập thể, bảo đảm tính nhất quán giữa các luật, Luật Đất đai, Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức Tín dụng, các Luật về Thuế, Bộ Luật Dân sự, Luật về Bảo hiểm xã hội, Pháp lệnh Cán bộ công chức... tạo điều kiện cho Luật HTX đi nhanh vào cuộc sống theo hướng giảm tối đa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, thành viên HTX bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; cán bộ công chức được tham gia HTX với tư cỏch là xó viờn; phõn định rừ chức năng quản lý của Ban quản trị và chức năng điều hành của Chủ nhiệm; Chủ nhiệm có thể là xã viên hoặc ngoài HTX do ban quản trị thuê;

HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu, đa dạng lĩnh vực hoạt động phù hợp với nhu cầu thị trường; Ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản dưới luật, sửa đổi bổ sung Điều lệ mẫu phù hợp với đặc thù của các loại hình HTX để dễ vận dụng; Hướng dẫn về tổ chức, hoạt động đối với tổ hợp tác theo Bộ luật Dân sự.

5.2.170 Tạo lập môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển bằng việc: Tăng cường tuyên tryền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, HTX và các mô hình làm ăn có hiệu quả; Biểu dương, khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích và đóng góp cho kinh tế hợp tác, HTX; Đưa nội dung phát triển kinh tế hợp tác, HTX vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

1.2.2 Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển HTX kiểu mới của Đảng và Nhà nước ta 5.2.171 Từ khi Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, các chính sách phát triển kinh tế tập thể được quan tâm một cách toàn diện và đầy đủ hơn với sự ra đời của Luật HTX mới, cùng với quá trình chuẩn bị các chính sách cụ thể hoá và đồng bộ theo theo thần Nghị quyết và Luật HTX mới. Hướng chính của các chính sách phát triển kinh tế hợp tác, HTX như sau:

5.2.172 * Chính sách cán bộ đào tạo nguồn nhân lực:

5.2.173 Điểm mới trong chớnh sỏch cỏn bộ cho HTX đó xỏc định rừ hơn trỏch nhiệm đào tạo cán bộ cho HTX của các ngành, địa phương với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, chế độ thuê Chủ nhiệm, chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã viên HTX. Cụ thể như sau:

- Các ngành, các địa phương chủ động xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ cho khu vực kinh tế tập thể.

- Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho HTX.

- Có chính thu hút cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác tại

5.2.174 HTX.

- Thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với xã viên HTX và người lao động làm việc theo hợp đồng, hưởng tiền lương, tiền công theo Bộ luật lao động; các thành viên khác không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tạo điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo nhu cầu.

* Chính sách đất đai:

5.2.175 Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân “dồn điền, dồn thửa”, tập trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nước để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề.

- Nhà nước giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTXNN xây dựng trụ sở, làm cơ sở SX-KD...

- HTX phi nông nghiệp được thuê đất dài hạn, giảm mức nộp thuế sử dụng đất cho HTXNN trong một thời gian nhất định và được nộp tiền thuê đất nhiều lần.

- Đất do HTX đầu tư để khai phá, tôn tạo, khi Nhà nước chuyển sang chế độ cho thuê, cần trả lại chi phí cho HTX.

* Chính sách tài chính, tín dụng:

- Chính sách thu: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền đến năm 2010 cho hộ nông dân; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với HTX nông, lâm, ngư nghiệp mới chuyển đổi hoặc thành lập.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

- Khuyến khích nhiều hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất...của thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho HTX, nhưng phải công khai hoá những đúng góp của thành viên.

- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của HTXNN từ năm 1996 về trước; tiếp tục xem xét để xử lý nợ tồn đọng cho HTX phi nông nghiệp.

- Những tài sản của HTX cũ và tài sản của Nhà nước giao cho HTX sử dụng trước đừy cho phộp HTX chuyển đổi để làm vốn không chia thuộc sở hữu chung.

* Chính sách tín dụng:

5.2.176 HTX là một loại hình doanh nghiệp, được vay vốn bình đẳng như doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo thuận lợi đối với hộ và các tổ hợp tác, HTX, liên HTX; Các HTX được vay vốn cả bằng hình thức thế chấp và tín chấp: được thế chấp hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án SX-KD có hiệu quả; HTX được vay vốn từ các chương trình dự án quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, được làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể. Tăng cường quản lý và củng cố Quỹ tín dụng nhân dân, hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng nội bộ trong HTX nhằm tăng khả năng đáp ứng vốn sản xuất cho xã viên.

* Chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ:

5.2.177 Nhà nước hỗ trợ cho kinh tế tập thể ứng dụng các thành tựu KH-CN, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ thông tin... qua hoạt động của hệ thống khuyến nụng, khuyờn lừm, khuyến ngư, khuyến cụng.

5.2.178 Đầu tư tập trung để nâng cao của một số Viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KH-CN theo vùng nhằm hỗ trợ HTX và hộ nông dân. Khuyến khích cơ quan chuyển giao các thành tựu KH-CN mới cho HTX, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.

5.2.179 Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề...ở nông thôn, hướng dẫn và giúp các HTX tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành, tạo sức cạnh tranh.

* Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường:

5.2.180 Các ngành, các địa phương, các hiệp hội ngành nghề và Liên minh HTX hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường giúp đỡ các hộ, tổ hợp tác và HTX; tổ chức các hình thức giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước phù hợp với trình độ hiện tại và xu hướng phát triển của kinh tế tập thể.

5.2.181 Thực hiện rộng rãi việc ký kết hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp với nông dân qua các HTX.

5.2.182 Các doanh nghiệp cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho HTX theo các hợp đồng dài hạn đối với những sản phẩm có khối lượng lớn, có chế độ ưu đãi các doanh nghiệp này.

5.2.183 Khuyến khích nông dân và HTX sản xuất nguyên liệu mua cổ phần, trở thành cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

* Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

5.2.184 Những đổi mới về chính sách đầu tư phát triển hạ tầng cũng được quan tâm từ phía Nhà nước. Theo định hướng chính sách đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX). Nhà nước sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, công trình thuỷ lợi... trước hết cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH; tạo điều kiện hình thành và phát triển cỏc vựng sản xuất hàng hoá lớn, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác, HTX.

1.2.3 Kinh nghiệm của một số nước về sản xuất kinh doanh của HTX 1.2.3.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản

5.2.185 Từ xa xưa, dưới thời đại phong kiến, nông dân Nhật Bản đã lập ra những Hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống.

5.2.186 Luật HTX lần đầu tiên được ban hành vào năm 1900. Theo luật này các HTX có thể đảm nhận một số trong 4 chức năng: Tín dụng, tiêu thụ, chế biến và thu mua. Năm 1930 luật HTX sửa đổi đã thừa nhận tư cách pháp lý của HTXNN. Sau chiến tranh thế giới thứ hai luật HTX lại chia nhỏ theo chức năng chế định các HTX chuyên ngành. Hiện tại HTXNN ở Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc các HTXNN; Liên đoàn HTXNN tỉnh;

HTXNN cơ sở. Trong nội bộ các HTX, cơ cấu tổ chức quản lý cũng theo mô hình chung gồm 3 bộ phận:

- Đại hội xã viên thông qua các vấn đề quan trọng của HTX theo thời hạn 1 năm 1 lần và 1 xã viên 1 phiếu bầu. Đại hội có thể họp bất thường khi 1/5 xã viên chính thức yêu cầu. Ban giám đốc do Đại hội xã viên bầu theo nhiệm kỳ 3 năm, trong đó 3/4 ban giám đốc phải là xã viên chính thức.

Ban giám đốc cử 1 chủ tịch và 1 giám đốc điều hành hoạt động thường trực; Ban thanh tra, kiểm soát có nhiệm vụ giám sát Ban giám đốc và sử dụng tài sản của HTX. Ngoài ra, mỗi HTXNN đều có một tổ chức địa phương làm nhiệm vụ thông tin, truyền bá kiến thức.

5.2.187 Ở Nhật Bản các HTXNN cơ sở gồm 2 loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ những năm 1961 trở về trước các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ 1961 trở về đây do Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTXNN nhỏ thành HTXNN lớn nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTXNN Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTXNN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của họ.

- về chức năng, các HTXNN đa năng Nhật Bản đảm đương các nhiệm vụ 5.2.188 sau:

5.2.189 + Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất.

5.2.190 + Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa.

5.2.191 + HTX cung ứng hàng hóa cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý.

5.2.192 + HTXNN đa chức năng cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp.

5.2.193 + HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân.

5.2.194 + Ngoài ra, các HTXNN Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của hợp tác xã KIỂU mới ở TỈNH VĨNH LONG (Trang 44 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w