CÓ HIỆU QUẢ TRONG MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1.4 Về Phát Triển Thị Trường Vốn Và Tiền Tệ:
Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp, bao gồm hệ
thống ngân hàng và các thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và bảo lãnh đầu tư... nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội, mở rộng
nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Giảm mạnh các hình thức bao cấp về vốn, tín
dụng.Hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ thị trường mở. Có biện pháp phát triển thị trường
công trái bằng việc giới thiệu thêm hàng hóa cho thị trường mở, tạo điều kiện thu hút
thành viên tham gia thị trường nhằm từng bước hoàn thiện công cụ thị trường mở theo hướng trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước. Có sự
phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa chính sách tiền tệ và quản lý nợ của Chính phủ
(phát hành trái phiếu Chính phủ). Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trên cơ sở biến
thu nhập doanh nghiệp và phân tích các thông tin để đưa ra những khuyến nghị hợp lý
cho các tổ chức tín dụng nhằm giúp cho các tổ chức tín dụng phòng chống được
những rủi ro (lãi suất, tỷ giá, nợ, khả năng thanh toán...), đảm bảo an toàn cho hệ
thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô.Thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý các vấn đề nợ, xây dựng các biện pháp xử lý các khoản nợ quá
hạn có tài sản thế chấp theo cơ chế thị trường. Chuyển dần cơ chế cho vay dựa trên thế chấp tài sản sang cho vay theo dự án kinh doanh, hợp đồng kinh tế và trên cơ cở
quan hệ cung - cầu của thị trường tiền tệ. Nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của các ngân hàng thương mại trong kinh doanh tiền tệ, chấp nhận cạnh tranh,