Về Tỷ Giá:

Một phần của tài liệu Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ potx (Trang 46 - 47)

CÓ HIỆU QUẢ TRONG MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1.3 Về Tỷ Giá:

Kiểm soát lạm phát phải linh hoạt chính sách tỷ giá, trong ngắn hạn phải “hy sinh”

xuất khẩu và dài hạn là kiên trì mục tiêu khuyến khích xuất khẩu. Vấn đề là phải xác định thời gian, các biện pháp cần làm để đạt mục tiêu. Phải chấp nhận điều chỉnh tỷ

giá thật sâu 3-4% để khai thông thị trường. Ngân hàng Nhà nước nên giảm tỷ giá Liên Ngân hàng 1-2%, cộng với biên độ tỷ giá nên nới ra 2%. Khi tỷ giá giảm, sẽ tạo điều

kiện cho hàng hóa nhập khẩu rẻ đi, chủ yếu là xăng dầu, nguyên vật liệu, máy móc

thiết bị… qua đó giảm áp lực lên lạm phát. Khi đã chữa được bệnh lạm phát thì chúng ta trở lại mục tiêu dài hạn là khuyến khích xuất khẩu. Chống được lạm phát sẽ giảm

chi phí của nhà xuất khẩu, lãi suất VND qua đó cũng giảm và tạo được sự thông

thoáng trong thị trường. Phải có giải pháp linh hoạt và tính đến từng trường hợp. Người dân nắm giữ nhiều USD đang đổ ra bán. Trường hợp này chúng ta chấp nhận

cho tỷ giá giảm sâu. Cho phép Ngân hàng được mua theo giá thỏa thuận. Ngân hàng

mua vào theo giá mà người có nhu cầu chấp nhận được chứ không bị ràng buộc bởi biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Riêng USD chuyển khoản vẫn phải theo biên

độ của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét mua hết

USD có nguồn gốc từ xuất khẩu. Sau đó, chúng ta mới cho tỷ giá giảm sâu để thực

hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tỷ giá giảm sâu sẽ khó cho ngành giày dép, dệt

may, vì vậy cần có những biện pháp hỗ trợ hai ngành này. Không chỉ dùng thuế, cơ

chế kỹ thuật, biện pháp hành chính, miễn là đừng vi phạm cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. Tăng thuế nhập khẩu ôtô để giảm bớt chi ngoại tệ cho mặt hàng này, thậm chí là tăng thuế ở trong nước để hạn chế tiêu dùng và tăng nguồn thu cho

ta phải chuyển ngay sang khuyến khích xuất khẩu để cân bằng cán cân thương mại.

Cũng cần lưu ý là khuyến khích xuất khẩu không thể chỉ dựa vào tỷ giá mà còn tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng hàng hóa. Khi tỷ giá giảm, đó là cơ hội để các nhà xuất khẩu nhập máy móc thiết bị, qua đó nâng cao năng lực

cạnh tranh hàng hóa.

Khuyến khích xuất khẩu không chỉ dựa vào tỷ giá mà còn nhiều chính sách khác như

tín dụng, xúc tiến thương mại, chất lượng hàng hóa… thời gian qua chúng ta đã dựa

quá nhiều vào tỷ giá. Vì vậy, cần điều chỉnh theo hướng doanh nghiệp phải chủ động hơn là dựa vào chính sách. Doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn cho công tác dự báo,

phòng chống rủi ro, bảo hiểm… kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp nào biết đầu tư

cho công tác này sẽ ít bị thiệt hại nhất.

Một phần của tài liệu Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ potx (Trang 46 - 47)