CÓ HIỆU QUẢ TRONG MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1.2 Về Lãi Suất Và Hướng Mới Cho Tín Phiếu Bắt Buộc:
Ngoài ra, để giảm khối lượng cung tiền tệ đang lưu hành quá dư thừa trên thị trường, Ngân hàng Nhà Nước còn có thể áp dụng biện pháp thích hợp nhất là bán các tín phiếu của ngân hàng Nhà nước ra với lãi suất cao để hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, nhưng nên tránh biện pháp tăng giảm trực tiếp khối dự trữ dư của các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước như cách mà ngân hàng Nhà nước đã làm trong thời gian
qua.Về tín phiếu bắt buộc, thay vì áp dụng theo thời gian “chết”, NH nhà nước có thể
gia hạn linh hoạt theo nhu cầu khối dự trữ của các NH và tình hình tiền tệ vĩ mô. Nếu
lãi suất qua đêm vẫn cao quá trong hệ thống liên NH hay do nhu cầu huy động vốn, sẽ
hoãn áp dụng và thay vào đó bằng tín phiếu 12% do NH nhà nước phát hành để thoả
mãn nhu cầu tiết kiệm của dân chúng với lãi suất cao và ít nguy hiểm hơn là để ở các
NH nhỏ.
Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm
tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng,
tệ theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp. Từng bước hoàn thiện chính
sách tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở..., nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách tiền tệ, từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam
và có lợi cho người nghèo. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng, tăng cường năng lực của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức, thể chế và cán bộ. Phát triển thị trường tiền tệ thứ
cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ
tài chính của thị trường này đặc biệt là các công cụ, các giao dịch phòng tránh rủi ro
về tỷ giá hối đoái.