So sánh lạm phát của Việt Nam và Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ potx (Trang 35 - 37)

Tỷ lệ lạm phát năm 2007 của Trung Quốc là 6,5%, cao nhất trong vòng 11 năm qua

tình trạng lạm phát cao, đồng nội tệ lên giá, sự tăng trưởng nóng của tín dụng, bong

bóng bất động sản. Năm 2007, tốc độ lạm phát của Trung Quốc là 6,5. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007, các Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đã dành 3.360 tỷ Nhân

dân tệ cho các khoản vay mới (khoảng 450 tỷ USD, gần bằng 16% GDP năm 2006). Năm 2007, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá 6,9% so với USD. Ngày 14/1/2008, đồng

Nhân dân tệ đã đạt mức 7,2566 NDT/USD, sau khi Trung Quốc thông báo dự trữ

ngoại hối vượt hơn 1.530 tỷ USD vào cuối năm 2007. Giá cả tại Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh từ năm ngoái và sau khi đợt bão tuyết khủng khiếp vừa rồi xảy ra giá cả

tiếp tục đà tăng chóng mặt. Tình trạng này gần giống như những gì đang diễn ra tại

Việt Nam, nếu tính từ năm 2003 đến nay thì năm 2007 là năm có con số lạm phát cao

kỷ lục, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung bộ đã gây tổn thất

lớn về vật chất cho nhân dân và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, giá cả trong nước thì thay đổi nhanh như chong chóng. Ngân hàng Nhà Nước đã tung ra một

số lượng lớn tiền đồng lớn để mua USD, tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến.

Cả Trung Quốc và Việt Nam cùng áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm

phát.

Cụ thể: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ khuyến khích hoạt động mở cửa thị trường và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng Thương mại, để Nhân dân tệ thay đổi tỷ giá linh hoạt và sử dụng tỷ lệ lãi suất để kiểm soát tình trạng lạm phát. Ngày 20/12/2007, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thông báo, từ ngày 21/12/2007, lãi suất cơ bản tiền gửi kỳ hạn 1 năm tăng 27 điểm phần trăm lên 4,14%, trong khi lãi suất cho vay tăng 18 điểm phần trăm lên 7,47%. Đây là lần tăng lãi suất

thứ 6 trong năm 2007. PBOC cho rằng, mục đích chính của hành động này để nâng lãi suất tiền gửi ngắn hạn lên nhằm mục đích ngăn chặn tiền gửi của các hộ gia đình và doanh nghiệp chảy vào chứng khoán, đồng thời kìm hãm lạm phát.

Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, PBOC đã tăng 50 điểm phần trăm lên 15%. Quy định mới

này có hiệu lực từ ngày 25/1/2008. Như vậy, với việc theo đuổi một chính sách tiền tệ

thắt chặt, Trung Quốc đang chấp nhận sự đánh đổi việc tăng giá của đồng Nhân dân

tệ.

Còn Việt Nam, thực tế thời gian qua các biện pháp thắt chặt tiền tệđược Nhà Nước

đưa ra để hút bớt tiền trong lưu thông như phát hành trái phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%, quy định trần lãi suất huy động. Ngân hàng

Nhà nước khẳng định trong năm 2008 sẽđiều hành tỷgiá theo hướng không đểđồng Việt Nam mất giá hoặc tăng giá quá mức so với đôla Mỹ.

Chúng ta biết rằng không có một chính sách nào áp dụng tốt chung cho tất cả các

nước mà tùy điều kiện cụ thể của mổi nước mà ta có chính sách khác nhau để biện

pháp đó phát huy tác dụng. Tuy nhiên, thực tế những gì đã diễn ra trong thời gian qua cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm Nhà nước ta đã giải đúng bài toán lạm phát chưa

khi mà mục tiêu đề ra là giảm lạm phát năm 2008 nhưng chỉ số giá tiêu dùng trong

quý 1/2008 đã là 9.19%, còn một thách thức là ba quý nữa sẽ như thế nào? Các biện

pháp mà Nhà nước đã đưa ra áp dụng được các chuyên gia nhận định là không đúng

thời điểm và giải pháp thì sốc quá liều. Qua so sánh về nguyên nhân và chính sách sách thực hiện hy vọng từ thực tế các nhà hoạch định chính sách sẽ có cách giải quyết thỏa đáng hơn.

Một phần của tài liệu Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ potx (Trang 35 - 37)