KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 1. Mức độ phù
Phù là hiện tượng do mất protein làm giảm áp lưc keo trong máu, nó là một trong 3 triệu chứng chính biểu hiện của TSG. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 91,8% bệnh nhân vào viện có triệu chứng phù. Trong đó nặng nhất là phù đa màng chiếm 5,5%, nhẹ nhất là phù 2 chi dưới 61,8%. Kết quả này tương tự tác giả Trần Hán Chúc (1999) tỷ lệ phù 80%. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mai (2003) tỷ lệ phù là 70%. Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thị MiHòa (2009) tỷ lệ phù là 85,7%.Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Phúc (1998) có tới 73% số sản phụ bị TSG có phù theo Campell (1983) [53] thì có sự tương quan giữa tổng hợp nước trong cơ thể có tính thấm thành mạch trong TSG. Theo báo cáo của Lê Thanh Minh và Trần Quốc Anh (1997) [35] thì lượng nước bị giữ lại trong cơ thể càng nhiều thì tính thấm của thành mạch máu càng cao và đây là nguyên nhân phù và dẫn đến phù phổi cấp.
4.2.2. Phân bố huyết áp
Tăng HA là dấu hiệu chính xuất hiện đầu tiên trong TSG dựa vào đây phân loại TSG [12] bên cạnh đó tăng HA là yếu tố quan trọng để tiên lượng TSG.
Đa số các tác giả đều thấy rằng HATT ≥ 160mmHg, HATTr ≥ 90 mmHg được coi là nguy hiểm và gây ra các biến chứng cho mẹ và thai nhi (Trần Đỗ Trinh – Nguyễn Ngọc Tước (1992) [51], Sibai B.M (1991) [25]. Theo Ngô Văn Tài (2001). Tuy nhiên theo Merviel (1997) [52] thì HATT bắt đầu ở mức ≥ 180 mmHg mới được coi là nguy hiểm, mới gây ra các biểu hiện lâm sàng TSG và gây tử vong chu sinh tới 30% ở lứa tuổi thai 28 – 32 tuần. trong nghiên cứu của chúng tôi có 44,9% sản phụ THA độ 1, 35% sản phụ THA độ 2, 20% sản phụ THA độ 3. Kết quả này không khác nhiều với các tác giả trước đó [20], [21], [22]. Và tăng huyết áp độ 3 chủ yếu gặp ở nhóm đối tượng TSG nặng có biến chứng cho thai như chậm phát triển, suy thai, hoặc biến chứng mẹ như sản giật, hội chứng HELLP.
Bảng 4.2. So sánh mức độ tăng hyết áp theo JNC với các tác giả khác
Tác giả Năm THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3
Ngô Văn Tài [29] 2001 11,3% 39% 49,7%
Lê Thị Mai [23] 2004 14,7% 34,8% 50,5%
Hoàng Thị Thu Hà 2005 52,8% 29,1% 18,1%
Bùi Thị Kim Anh 2015 44,9% 35% 20%
4.2.3. Các triệu chứng khác kèm theo
Có 135 sản phụ (chiếm 41,5% tổng số đối tượng nghiên cứu) có các triệu chứng lâm sàng khác như: đau đầu (18,2%), rối loạn thị giác - nhìn mờ (55 16,9%), đau hạ sườn phải (1,5%), buồn nôn và nôn (2,5%), thiểu niệu(1,5%), khó thở (0,9%) trước khi vào viện. Dấu hiệu đau đầu và nhìn mờ chiếm tỷ lệ cao so với các triệu chứng khác.
Sự xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nhìn mờ, đau thượng vị là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng nề cho cả mẹ và thai nhi và đau đầu có thể coi như một dấu hiệu báo trước trong sản giật.
Trong nghiên cứu của Lê Thị Dũng (2002) đau đầu trên bệnh nhân sản giật chiếm 100%. Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hường (2011) chiếm 82,7%.
4.2.4. Các triệu chứng cận lâm sàng
*Protein niệu:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 39,4% protein niệu ≥3g/l, 60,6% có protein niệu <3g/l. Theo nghiên cứu của Trần Thị Hiền năm 2008 có 60,8%
sản phụ bị TSG có Protein niệu <3g/l và 28,9% sản phụ TSG có protein niệu
≥3g/l, năm 2013 có 53,0% sản phụ có protein niệu <3g/l và 42,3% sản phụ có protein niệu ≥3g/l. Kết quả này tương tự kết quả của Ngô Văn Tài (2001) [10]
khi nghiên cứu 320 bệnh nhân bị TSG năm 2000 có 47% số bệnh nhân bị TSG có protein niệu ≥3g/l. Còn theo nghiên cứu của Uzan (1995)[9] thì protein niệu ở mức 1g/24h có biểu hiện tổn thương ở mạch thận cao gấp 3-5
lần so với những sản phụ có thai nghén bình thường và có tỷ lệ đẻ non là 12%.
* Ure huyết thanh:
Có 1,16% trường hợp tăng ure máu, chỉ gặp ở các bệnh nhân TSG nặng, ở nhóm này ure trung bình là 10,37±1,43 mmol/l, cao nhất là 11,6 mmol/l. Theo Ngô Văn Tài thai phụ có ure huyết thanh >6,6 mmol/l có biểu hiện suy thận cao gấp 5,47 lần những thai phụ có ure huyết thanh
≤6,6mmol/l [29]. Và nếu một thai phụ bị TSG có ure huyết thanh trên 6,6 mmol/l kết hợp với creatinin >106àmol/l thỡ biểu hiện suy thận được dự bỏo là 52,6%[14].
* Creatinin huyết thanh
Có 3,1% tăng creatinin máu, gặp ở các bệnh nhân TSG nặng, creatinin trung bỡnh ở nhúm này là 142 ± 39,28 àmol/l, cao nhất lờn tới 227 àmol/l.
Theo Ngụ Văn Tài thai phụ bị TSG cú creatinin huyết thanh >110àmol/l cú biểu hiện suy thận cao gấp 11,12 lần thai phụ có mức creatinin máu ≤ 10àmol/l [29]. Nghiờn cứu của Dương Thị Bế cho thấy khi creatinin huyết thanh >106àmol/l thỡ nguy cơ biến chứng mẹ và con cũng tăng so với mức
≤106àmol/l. Theo tỏc giả này thỡ biến chứng SG tăng 4,32 lần, rau bong non tăng 2,9 lần, suy gan tăng 8,72 lần, suy thận tăng 16,83 lần, đẻ non tăng 4,79 lần, chết sau đẻ tăng 3,03 lần, trẻ nhẹ cân tăng 4,24 lần[2]. Như vậy, khi creatinin huyết thanh tăng >106 àmol/l thỡ dự HA ở mức độ nào cũng nờn xem xét việc ĐCTN để tránh các biến chứng.
* Acid uric:
Tăng ở cả 2 nhóm nhưng chủ yếu ở TSG nặng, 40,5% sản phụ TSG nặng có tăng acid uric huyết thanh và acid uric trung bình ở nhóm này là 481,89±51,67àmol/l, cao nhất lờn tới 679 àmol/l.
Nghiên cứu của Merviel. P năm 1997 nhận thấy: ure và acid uric huyết thanh tăng kết hợp với THA làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh [17]. Theo Mabie[55]
và O’Brien [59], tỷ lệ tăng của acid uric ở mức 425àmol/l ở mọi mức độ của HA. Dương Thị Bế[2] cho thấy khi lượng acid huyết thanh >360àmol/l cỏc nguy cơ biểu hiện biến chứng mẹ và con tăng cao so với mức ≤ 360 àmol/l.
Theo tác giả này thì biến chứng SG tăng gấp 4,35 lần, suy thận tăng 11,47 lần, non tháng tăng 4,29 lần, chết sau đẻ tăng 2,30 lần, trẻ nhẹ cân tăng 5,08 lần và thai chết lưu tăng 2,24 lần. Như vậy, khi creatinin HT tăng >420 àmol/l thỡ dự HA ở mức độ nào cũng nên xem xét việc ĐCTN để tránh các biến chứng.
* Enzyme transaminase
Kết quả nghiên cứu có 3,1% sản phụ có tăng GOT trên 70UI/L, có trường hợp GOT lên tới 620UI/l. GOT trung bình ở nhóm này là 243,4 ± 179,46 UI/l. có 3,4% sản phụ tăng GPT trên 70UI/L, có trường hợp GPT lên tới 565 UI/l. GPT trung bình ở nhóm này là 165,08 ± 137,72 UI/l.Theo Ngô Văn Tài thai phụ TSG có lượng transaminase ≥ 70 UI/l có biểu hiện suy gan cao gấp 34,71 lần những thai phụ transaminase <70 UI/l [29]. Theo Curtin và Weinstein [44] thì lượng SGOT và SGPT tăng cao từ 70 UI/l trở lên kèm theo các triệu chứng giảm số lượng tiểu cầu và tan máu (với lượng bilirubin toàn phần > 1,2 mg/dl) tạo thành bệnh cảnh điển hình của hội chứng HELLP, trong đó có suy giảm chức năng gan với các biểu hiện tăng các enzyme của gan (SGOT, SGPT). Bệnh có tiên lượng xấu cần ĐCTN để cứu mẹ và cứu con.Vì vậy khi định lượng SGOT và SGPT ≥ 70 UI/l dù ở mức THA nào cũng nên xem xét đến chỉ định ĐCTN.
* Protein máu:
Có 14,3% trường hợp giảm albumin máu dưới 60g/l, protein trung bình ở nhóm này là 56,06 ± 2,8 g/l. Theo nghiên cứu của Phan Trường Duyệt và
Ngô Văn Tài, trong TSG protein niệu càng cao thì protein máu càng thấp, phù càng tăng do áp lực keo trong máu giảm[16]. Khi nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong TSG, Ngô Văn Tài đã thấy rằng khi thai phụ bị TSG mà lượng GOT≥70UI/l kết hợp với protein huyết thanh toàn phần <40g/l có biểu hiện suy gan được dự đoán là 21,1%[14].
4.3. Kết quả điều trị