Trước hết xin đề cập tới kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được của công Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Tuấn Long trong giai
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TAI CÔNG TY
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của công ty
Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế :
Kể từ năm 2011 nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng có
nhiều biến động theo hướng suy thoái đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. xét riêng trên lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến công ty đó lafkinh doanh thép và các thiết bị gia dụng thì môi trường kinh tế trong thời gian này đặc biệt quan trọng. Mặc dù từ đầu năm đến nay, ngành thép liên tục có những tín hiệu khởi sắc, sản xuất và tiêu thụ đều có bước tăng trưởng nhưng điều này dường như vẫn chưa thể giúp tháo gỡ những trăn trở của các doanh nghiệp ngành này.
Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối mặt với gian lận thương mại vẫn còn là câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép xây dựng bán ra của các doanh nghiệp thành viên của VSA tháng 7/2014 đạt hơn 423,6 nghìn tấn, tăng 7,22 % so với cùng kỳ năm 2013, và tăng nhẹ so với tháng 6/2014, lượng thép tồn kho cũng đã giảm. Tuy nhiên, bước vào tháng Tám, tiêu thụ thép có xu hướng trầm lắng. Đại diện VSA thừa nhận, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó
khăn trong tiêu thụ, tìm kiếm thị trường. khó khăn của ngành thép nằm trong khó
khăn chung của nền kinh tế đất nước. Ngành thép trong nhiều tháng qua tiêu thụ vẫn ở mức chậm, xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự phát triển chậm của thị trường xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và ngành công nghiệp cơ
khí, đóng tàu, những ngành sử dụng nhiều thép.
Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng nhỏ trong những tháng qua giảm đáng kể. Như vậy, khó khăn lớn của doanh nghiệp nằm ở việc mất cân đối của thị trường sản xuất nhiều, nhưng tiêu thụ thì ảm đạm. Điều này khiến các doanh nghiệp chỉ sản xất cầm chừng 50-60% công suất, dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao
Ngoài ra chúng ta cũng phải kể đến một số yếu tố sau:
- Các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh về giá cả cũng như chất lượng. sự trầm lắng trong tiêu thụ và khó khăn do thị trường khiến các doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng sản xuất là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một vấn đề khác được các doanh nghiệp kiến nghị nhiều trong những năm qua là làm sao để hạn chế gian lận thương mại, nhập khẩu thép chứa nguyên tố Bo để trốn thuế.
Lượng thép nhập khẩu chứa nguyên tố Bo ước tính chiếm trên 10% lượng thép tiêu thụ ở Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng thép trong nước.
Các giải pháp để ngăn chặn việc lách luật này đến nay vẫn chưa thực sự hiệu quả. Và các doanh nghiệp vẫn phải tự cứu lấy chính mình bằng việc tái cơ cấu và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
- +Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng ,tiêu thụ giảm
- + Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào làm tăng giá bán hạn chế
tiêu thụ. Các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển , chi phí nhân công , chi phí mở rộng mạng lưới tiêu thụ tăng nên hiệu quả kinh tế không cao.Chính điều này đã gây khó khăn cho công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
- + Doanh số bán hàng giảm xuống do thị trường tiêu thụ e dè không khởi công xây dựng , các nhà thầu xây dựng thì phải cắt dảm việc nhận thầu vì sợ lỗ vốn ,các công trình đang xây dựng dở dang thì tạm hoãn thi công hoặc có thi công thì
cũng chậm chạp do chi phí vật liệu quá cao .điều này ảnh hưởng lớn đến việc phân phối các sản phẩm của công ty.
- Môi trường chính tri luật pháp luật
+ Nhà nước ban hành nhiều quy định mới khắt khe hơn trong các hoạt động phân phối sản phẩm, các tiêu chuẩn về quy cách ,thủ tục pháp lý trong việc nhập xuất sản phẩm cũng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh làm giảm doanh thu của công ty.
Bắt đầu bước vào nền kinh tế hội nhập phương án thuế nhập khẩu của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Belarus,
Kazakhstan (VCUFTA) và chuẩn bị lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện cam kết các FTA đối với ngành sắt thép điều này đồng nghĩa với việc nnganhf thép Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn lớn do Nga là nước có ngành sản xuất thép lớn thứ 5 thế giới với sản lượng 63 - 64triệu tấn/năm và xuất khẩu khoảng 23 triệu tấn hàng năm. Trong khi đó, so với thế giới Việt Nam đứng ở vị trí 26, tại Đông Nam Á, năng lực sản xuất cũng nhất nhì tùy từng loại, tiêu thụ xếp thứ 3. Trước tình hình đó, công ty cung cần đưa ra cho mình những định hướng kinh doanh nhất định để duy trì sự
phát triển.
Một số hàng nhập vào Việt Nam có biểu hiện gian lận thương mại, thép chứa nguyên tố Bo nhập với thuế xuất 0% và được bán giá rẻ. Mặc dù vừa qua, thông tư liên tịch 44 của liên Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về
quản lý chất lượng đối với thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực, nhằm hạn chế phần nào việc gian lận thương mại. Nhưng đến nay, qua phản ánh của các doanh nghiệp thì tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
- Tuy nhiên bên cạnh nhữn khó khăn thì việc nền kinh tế trong và ngoài nước bắt đầu có khởi sắc là dấu hiệu đáng mừng cho ngành thép nói chung và công ty nói riêng.Ngày 22/2/2014 đã diễn ra khai mạc phiên đàm phán TPP mới nhất với sự
tham gia của 12 nước tại ở Singapore. Tại Hội nghị Bộ trưởng TPP lần này, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận những lĩnh vực chưa đạt được đồng thuận như đầu tư, dịch vụ tài chính, doanh nghiệp nhà nước, thương mại điện tử, mở cửa thị
trường, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, nông nghiệp, dệt
may...Việc tham gia vào TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam.
Thị trường chính nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong thời gian này là
Campuchia, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng; kế đến là thịtrường Indonesia. Khi TPP có hiệu lực, các mức thuế suất sẽ giảm đáng kể, các doanh
nghiệp thép của Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ.Thêm vào đó, sản phẩm thép của Việt Nam có chất lượng ở mức trung bình, việc tham gia TPP làm tăng cơ hội tiếp xúc với nhiều thị
trường có nhu cầu tương ứng.
- + Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện để các nhà kinh doanh mở thêm nhiều doanh nghiệp
- - Môi trường văn hóa xã hội
- Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớn đén sự phát triển của thị trường , bởi le nó có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất đến hành vi, nhu cầu của con người trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cá nhân.các giá trị văn hóa cơ bản có tính bền vơngx cao được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng các quy chế pháp luật, đạo đức , tôn giáo, pháp luật….Việt Nam đang trong quá trình hội nhập không chỉ về kinh tế mà cả
về phương diện văn hóa xã hội
- + Xã hội lúc này đang trong tình trạng suy thoái về kinh tế , điển hình là Hải Phòng. Việc các công ty đóng tàu lớn nhất như VINASHIN,Bạch Đằng, và một số công ty đóng tàu tư nhân phá sản đã tạo ra hệ lụy đó là gần 7000 công nhân bị
thất nghiệp.Chính vì vậy dẫn đến nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế. Trong khi công ty Tuấn Long kinh doanh những mặt hàng sắt thép và gia dụng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp vì nhu cầu bị cắt giảm một cách nhanh chóng.
- Tuy nhiên cuối năm 2014 đầu năm 2015 nền kinh tế bắt đầu có biểu hiện phục hồi, thị trường xây dựng bắt đầu sôi động trở lại tạo ra một môi trường tiềm năng cho công ty khai thác.
- - Điều kiện tự nhiên ,môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
- + công ty phải bỏ ra một khoản chi phí quá lớn cho các vấn đề như xử lý các vấn đề về môi trường
+ Cơ sở hạ tầng của công ty chưa được phát triển . Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành thép trong những năm của giai đoạn trước thì
hàng loạt các công ty sản xuất cũng như thương mại về ngành thép ra đời. Chính vì vậy tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiêu thụ vốn đã có nhiều khó khăn. Do Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy nó đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Đứng trên phương diện là một công ty phân phối nên Tuấn Long khó tạo ra yếu tố cạnh tranh từ việc điều chỉnh giá bán sản phẩm, chỉ có thể điều chỉnh từ việc cắt giảm các chi phí liên quan nên khả năng cạnh tranh thấp.
- Sản phẩm thay thế
Một mảng khác trong hoạt động kinh doanh của công ty đó là phân phối các thiết bị đồ
gia dụng trong gia đình của nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây doanh thu trong mảng này giảm sút mạnh. Nguyên nhân chính ngoài việc nền kinh tế
giảm sút khiến nhu cầu tiêu dùng giảm thì yếu tố quan trọng không kém đó là việc xuất hiện ngày àng nhiều các sản phẩm thay thể với khả năng cạnh tranh cao về cả mẫu mã, giá cả cũng như chất lượng. Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- YẾU TỐ XUẤT PHÁT TỪ BẢN THÂN CÔNG TY 1.Nguồn vốn hoạt động và tình hình tài chính cuar công ty
Thép là một trong những mặt hàng có giá trị cao thường dao động ở mức từ 380 – 390USD/tấn. Chính vì vậy việc chủ động được về nguồn tài chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Tuấn Long. Tuy nguồn vốn của công ty được bổ sung thêm mỗi năm nhưng việc tồn đọng vốn do nhập hàng trong kho và nợ đọng từ hệ thống các cửa hàng đại lý đã làm cho nguồn vốn quay vòng thấp.
Cộng thêm với việc các ngân hàng thắt chặt các điều kiện vay vốn đã khiến cho nguồn vốn kinh doanh của công ty không được duy trì ổn định. Chính vì vậy, nguồn cung hàng hóa không ổn định, tình trạng khan hiếm hàng hóa diễn ra thường xuyên,các chi phí về
nhân công, chi phí thuê bến bãi vẫn tăng mà hoạt động kinh doanh không được đảm bảo dẫn đến doanh thu giảm.