Ngày nay nhiều nghiên cứu đã cho thấy ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh lao [9]. Những ảnh hưởng toàn thân của bệnh ĐTĐ làm suy giảm sức chống đỡ của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Glucose máu tăng thường xuyên làm tổ chức phổi ngấm nhiều glucose là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển [20].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đứng đầu là Mỹ và Châu Âu đã nghiên cứu nguồn gốc của vấn đề này suốt hơn 40 năm qua. Tuy nhiên bản chất của mối liên hệ tự nhiên giữa bệnh lao đến nay vẫn chưa được biết nhiều [43].
Tại Indonesia (2006), Bachti Alisjahbana, Edhyana Sairatmadja coi ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ cao của lao phổi, làm tăng tỷ lệ mắc lao, nhưng ảnh hưởng của ĐTĐ đến bệnh cảnh lâm sàng và kết quả của các biện pháp điều trị lao như thế nào vẫn chưa được biết rừ [35].
Ở Trung Quốc, các nhà khoa học Lin, Shen M. và Sun Y. (1998) cũng thấy lao phổi là một biến chứng hay gặp của ĐTĐ [42].
Ở một góc độ khác, có tác giả cho rằng lao và mycobacteria có thể gây ra bệnh ĐTĐ. Nichol theo dừi ở Viện quõn y Fizsimmons trờn 178 người lớnh bị mắc bệnh lao,không bị bệnh ĐTĐ. Ông nhận thấy 1/3 trong số đó có xét nghiệm glucose máu tăng bất thường. Nichol kết luận: ĐTĐ phát triển khá phổ biến trong các bệnh nhân bị lao [43].
1.5.2 Tần sất mắc bệnh lao phổi kết hợp đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân ĐTĐ mắc lao phổi cao gấp 2 – 5 lần bệnh nhân không bị ĐTĐ. Kết quả một nghiên cứu ở Pakistan thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ mắc lao là 11,9%, cao gấp 10 lần những người không bị ĐTĐ (1,7%).
Lin, Shen M., Sun Y. nghiên cứu từ 1992 – 1997 tại Thượng Hải (Trung Quốc) thấy tỷ lệ bệnh nhân lao phổi có ĐTĐ đã tăng từ 0,7/100.000 dân năm 1992 lên 2,1/100.000 dân năm 1997. Tốc độ tăng trung bình hằng năm là 24,57% [42].
Một báo cáo tại Guinea năm 2006 trên tổng số 388 bệnh nhân lao phổi được chọn ngẫu nhiên, qua xét nghiệm dã phát hiện 13 bệnh nhân bị ĐTĐ chiếm tỷ lệ 3,35% [36].
Tại Mumbai Ấn Độ (2003), một nghiên cứu trên 8.000 bệnh nhân ĐTĐ thấy 5,9% bệnh nhân mắc lao phổi [47].
Tsukaguchi và CS (2002) nghiên cứu trong 7 năm trên 1.250 bệnh nhân ĐTĐ ở Châu Phi thấy 5,4% phát triển bệnh lao phổi [51].
1.5.2.1 Tuổi và giới
Trong nhiều nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước, lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ gặp chủ yếu ở người lớn tuổi, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới.
A.Jabbar, D.F.Husain và A.A Khan theo dừi 42.358 bệnh nhõn điều trị tại bệnh viện Aga Khan ở Pakistan từ 1992 đến 1996 thấy: Số bệnh nhân bị ĐTĐ là 1.458 người, số bệnh nhân bị lao phổi là 691 và số bệnh nhân bị cả lao phổi và ĐTĐ là 173. Trong đó 82% bệnh nhân ở độ tuổi 40 – 70. Chỉ có 6% bệnh nhân dưới 40 tuổi và 12% trên 70 tuổi [41].
Ở Indonesia (2007), một nghiên cứu trên 737 bệnh nhân lao phổi thấy tỷ lệ ĐTĐ là 14,8%, chủ yếu gặp ở nhóm người lớn tuổi, có trọng lượng cơ thể cao [35].
Theo dừi 64 bệnh nhõn ĐTĐ mắc lao phổi ở Hải Phũng, Phan Xuõn Trường và Lê Thị Thi (2005) thấy tỷ lệ nam là 68,85%, nữ là 31,5%, bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Có 67,21% bệnh nhân trên 50 tuổi [31].
Theo Nguyễn Minh Hải (2002) tuổi trung bình của nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ là 58. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 3,8 [11].
Tuy nhiên, khi nghiên cứu tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2006 trên 30 bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ typ2, Nguyễn Trí Thức thấy bệnh nhân nam chỉ có 46,7% và bệnh nhân nữ là 53,3%. Tỷ lệ nam/nữ là 0,87 [28].
1.5.3 Các nghiên cứu lâm sàng lao phổi kết hợp đái tháo đường
Theo nhiều tác giả, các triệu chứng của bệnh lao phổi thường không đặc hiệu, chỉ có giá trị gợi ý lao, không có giá trị chẩn đoán xác định bệnh.
Sasapin Grace Prakalapakorn (2000) ở Đại học Chulalongkorn Thái Lan thấy: Các triệu chứng của lao phổi là không đặc hiệu. Bệnh nhân cảm thấy yếu, mệt, sút cân, kém ăn, ớn lạnh, sốt và ra mồ hôi về đêm, ho kéo dài quá 2 tuần, ho ra máu hoặc ho có đờm. Bệnh nhân có thể có đau ngực khi ho. Các triệu chứng này nặng lên sau vài tuần nếu không được điều trị [47].
Theo hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ (2006), bệnh nhân nhiễm lao thường không có biểu hiện triệu chứng gì. Khi bị lao phổi người bệnh có thể có các triệu chứng sau [37]:
• Ho dai dẳng
• Luôn cảm thấy mệt mỏi
• Gầy sút cân
• Kém ăn
• Sốt
• Ho ra máu
• Ra mồ hôi đêm
Năm 1992, J.Crofton đã khái quát giá trị của các triệu chứng trong chẩn đoán lao phổi như sau ( Số dấu (+) chỉ mức độ quan trọng của triệu chứng):
Ho, khạc đờm kéo dài (+++), ho ra máu (++), sốt và mồ hôi đêm (++), sút cân (++), đau ngực (+), khó thở (+), có ran ở phổi (+), mệt mỏi (+), kém ăn (+), hay bị cảm cúm (+) [39].
Bùi Xuân Tám và CS thấy các triệu chứng hay gặp của lao phổi gồm:
Gầy sút cân, sốt về chiều trên 10 ngày, mệt mỏi (84% - 94%), chán ăn (69,4%
±7%), ho khạc trên 15 ngày (70,1±6,9%), đau ngực âm ỷ kéo dài (70,1%
±6,9%), khái huyết (50,3%±7,6%) [24].
Trong một nghiên cứu xã hội, dịch tễ học về lao phổi có xét nghiệm AFB đờm (+) ở một vùng nông thôn nghèo tại Ấn Độ cho thấy 95% bệnh nhân đã biết họ có một hoặc nhiều triệu chứng nghĩ tới bệnh lao. Khoảng 70%
trong số đó cho rằng ho kéo dài là triệu chứng nổi bật nhất [47].
Nguyễn Trọng Khoa, Trần Văn Sáng và CS (1997) thấy: Triệu chứng lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ giống với lao phổi đơn thuần, trong đó ho, khạc đờm 70,3%, ho máu 31,5%, sốt về chiều 64,8%, gầy sút cân 70,3% [18].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU