Đặc điểm cận lâm sàng .1 Soi đờm trực tiếp

Một phần của tài liệu MÔ tả TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG cận lâm SÀNG LAO PHỔI ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 tại BỆNH VIỆN LAO và BỆNH PHỔI hải PHÒNG (Trang 64 - 72)

Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.14, có 107 bệnh nhân (38,1%) AFB(-), có 174 bệnh nhân (61,9%) AFB dương tính, trong đó mức độ dương tính 1(+) chiếm ưu thế với 105 trường hợp (60,3%).

Nguyễn Minh Hải 2002 nghiên cứu 154 trường hợp lao phổi ĐTĐ, lao phổi AFB (+) chiếm tỉ lệ 86,4% [11].

Theo báo cáo năm 2005 của 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong 5 triệu bệnh nhân lao phổi mới có 2,3 triệu bệnh nhân có xét nghiệm đờm AFB dương tính (46%) [54].

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lao phổi ĐTĐ type 2 làm tăng tỷ lệ dương tính của xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB.

4.2.2 Tổn thương Xquang 4.3.2.1 Mức độ tổn thương

Kết quả bảng 3.15 cho thấy mức độ tổn thương trên Xquang của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2chủ yếu là diện vừa và rộng (48% và 44,6%), diện nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ thấp 7,4%.

Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác:

Trần Văn Thành (2008) nghiên cứu 45 bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2 thấy tổn thương chủ yếu là diện vừa và rộng (37,8% và 48,9%), diện nhỏ chỉ chiếm 13,3% [25].

Nguyễn Huy Điện (2014) thấy ở nhóm lao phổi ĐTĐ đa số là tổn thương diện vừa và diện rộng (47% và 37,7%), diện nhỏ chỉ chiếm 15,7% [10].

Chúng tôi đánh giá tổn thương trên Xquang dựa trên mức độ AFB. Kết quả bảng 3.15 cho thấy với mức độ AFB (-) thì tổn thương chủ yếu là diện vừa (58%). Diện rộng (29%) và diện nhỏ chỉ chiếm 13%. Với mức độ AFB dương tính thì tổn thương lại tập trung nhiều ở diện vừa và diện rộng, diện nhỏ chiếm rất ít.

4.3.2.2 Dạng tổn thương cơ bản trên Xquang

Trên phim Xquang phổi, tổn thương lao rất đa dạng, không có hình ảnh đặc hiệu cho bệnh lao. Chẩn đoán bệnh lao bằng Xquang có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao. Nhiều bệnh nhân có hình ảnh tổn thương phổi giống tổn thương lao và ngược lại. Vì vậy sử dụng Xquang để chẩn đoán lao phổi dễ dẫn đến chẩn đoán và điều trị nhầm. Hình ảnh Xquang chỉ có giá trị gợi ý thầy thuốc nghĩ tới lao và có tác dụng bổ xung chẩn đoán trong điều kiện bệnh nhân đã có 1 tiêu bản đờm dương tính[11]. Hình ảnh cơ bản của tổn thương lao phổi trên Xquang là thâm nhiễm, hang, nốt xơ.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, kết quả (bảng 3.16) cho thấy dạng tổn thương hang (77,9%) và tổn thương dạng thâm nhiễm (68%) khá cao, tổn

thương xơ (38,8%), tổn thương nốt gặp rất ít chỉ 6%, tổn thương phối hợp chiếm tỷ lệ 80,4%.

Bảng 3.17 nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ AFB với dạng tổn thương Xquang phổi. Với mức độ AFB âm tính thì tổn thương hay gặp nhất là phối hợp (71,9%), hang (69,1%), thâm nhiễm (71%). Với mức độ AFB dương tính thì tổn thương phối hợp vẫn chiếm ưu thế cao, tuy nhiên tỷ lệ hang và xơ tăng lên.

Tổn thương hang chiếm tỷ lệ cao, điều này có thể do bệnh ĐTĐ làm co đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, tổ chức phổi ngấm nhiều glucose là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, tổn thương tiến triển nhanh, phá hủy thành hang nhiều hơn.

Nghiên cứu của chúng tôi có phần giống với một số nghiên cứu khác:

Nguyễn Trí Thức (2006) thấy tổn thương thâm nhiễm chiếm đa số, tỷ lệ hang chiếm cũng khá cao [28].

Nguyễn Minh Hải (2002) thấy tổn thương dạng thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là tổn thương dạng nốt, hang, xơ [11].

Trần Văn Thành (2008) thấy tổn thương thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất 97,8%, tổn thương hang 60,2%, xơ 53,3% [25].

Theo Nguyễn Huy Điện (2014), tổn thương dạng thâm nhiễm có tỷ lệ cao nhất(84,2%),tiếp theo là tổn thương phối hợp (62,7%), tỷ lệ nốt và hang khá cao (49,4% và 48,2%), tỷ lệ xơ là 15,9% [10].

4.3.2.2 Vị trí tổn thương trên Xquang

Nghiên cứu vị trí tổn thương lao trên Xquang phổi của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ đã được nhiều tác giả nghiên cứu và bàn luận.

Theo nghiên cứu của Feza Bacakoglu và CS (2001) trong 33 bệnh nhân lao phổi ĐTĐ thấy có 17,9% chỉ có tổn thương ở vùng thấp mà không có tổn thương ở các vùng phổi khác. ĐTĐ gây tổn thương lao ở vùng phổi thấp

thường gặp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi. Trong số những bệnh nhân lao phổi ĐTĐ trên 40 tuổi, tác giả gặp tổn thương lao ở vùng phổi thấp là 21%, trong khi ở bệnh nhân không ĐTĐ tỷ lệ này là 6,6% [38].

Theo Perez Guzman C., Torres Cruz A. và CS (2002) nghiên cứu hình ảnh Xquang phổi ở 192 bệnh nhân lao phổi ĐTĐ so sánh với nhóm chứng gồm 130 bệnh nhân lao phổi đơn thuần. Các tác giả nhận thấy tổn thương lao ở thùy trên phổi giảm ở nhóm lao phổi ĐTĐ (17%) và tăng lên ở nhóm lao phổi đơn thuần (56%). Tổn thương đồng thời cả hai vùng cao thấp tăng cao ở nhóm lao phổi đơn thuần (36%). Các tác giả kết luận rằng ĐTĐ là yếu tố quan trọng nhất gây tổn thương vùng phổi thấp [44].

Nguyễn Minh Hải (2002) thấy tổn thương lao đơn thuần ở vùng phổi cao là tương đương nhau giữa hai nhóm (20% và 18,2%). Tổn thương lao đơn thuần ở vùng phổi thấp gặp nhiều hơn trong lao phổi ĐTĐ (16,4%) so với nhóm lao phổi không ĐTĐ (5,5%) [11].

Trần Văn Thành (2008) thấy tỷ lệ tổn thương ở vùng phổi cao vẫn gặp nhiều hơn tổn thương ở vùng phổi thấp ở cả hai nhóm lao phổi ĐTĐ và lao phổi không ĐTĐ, nhưng tổn thương vùng cao ở nhóm lao phổi ĐTĐ vẫn thấp hơn nhóm lao phổi không ĐTĐ (33,3% với 53,3%). Trái lại tỷ lệ tổn thương ở vùng phổi thấp của lao phổi ĐTĐ lại cao hơn nhóm lao phổi không ĐTĐ (26,7% với 10,6%) [25].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về vị trí tổn thương lao theo vùng cao thấp trong bảng 3.19 cho thấy vùng đỉnh phổi và vùng giữa phổi có tỷ lệ gặp nhiều nhất (74,3% và 77,8%). Vùng đáy phổi gặp với tỷ lệ cũng khá cao (55,6%). Như vậy tổn thương vẫn chủ yếu là ở vùng phổi cao, tuy nhiên tổn thương phổi thấp cũng gặp tỷ lệ cao ở bệnh nhân lao phổi ĐTĐ.

Nhiều tác giả cũng nhấn mạnh ở bệnh nhân ĐTĐ tình trạng tăng glucose máu đã làm tăng tỷ lệ tổn thương lao ở vùng phổi thấp là dấu hiệu nổi bật

nhất: Jabbar A. và CS [41], Skodric Trifunovic V. [49], Shaikh M.A., Singla R. [48].

Thông thường tổn thương lao hay khu trú ở vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn, nguyên nhân là do vùng này có nhiều oxy hơn các vùng phổi khác, thích hợp với vi khuẩn lao là vi khuẩn hiếu khí, đồng thời do cấu trúc hệ mạch máu ở đây làm cho máu chảy chậm vì vậy vi khuẩn lao dễ dừng lại gây bệnh [22].

Perez Guzman C. và CS (2003) cho rằng những bệnh nhân cao tuổi bị bệnh ĐTĐ đã làm cho áp lực oxy trong phế nang ở vùng phổi thấp tăng lên, do đó đã làm thay đổi làm tăng tỷ lệ tổn thương lao ở vùng phổi này [45].

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 của chúng tôi, tổn thương phối hợp cả hai phổi chiếm tỷ lệ cao (63%), tổn thương đơn độc phổi phải là 29%

cao hơn so với phổi trái 8%.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều tác giả khác:

Một nghiên cứu trên 77 bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tại Pakistan (2006) cho kết quả: tỷ lệ tổn thương cả hai phổi là 47%, ở phổi phải (40%) cao hơn phổi trái (13%) [41].

Nguyễn Trí Thức (2006) khi thấy tổn thương lao phổi ở phổi phải cao hơn phổi trái [28].

Trần Văn Thành (2008) tỷ lệ tổn thương lao phổi khu trú ở phổi phải cao hơn phổi trái (33,3% với 20%) [25].

4.2.3 Phản ứng Mantoux

Phản ứng Mantoux dương tính và mức độ phản ứng dương tính biệu hiện tình trạng cơ thể bệnh nhân có miễn dịch đối với vi khuẩn lao. Điều đó có thể giúp thầy thuốc định hướng chẩn đoán trong một số trường hợp mắc lao. Khi Mantoux âm tính cũng không loại trừ hoàn toàn bệnh nhân không

mắc lao: Bệnh nhân bị lao nhưng có thể cơ thể bị suy giảm miễn dịch do cúm, sởi, HIV, suy dinh dưỡng, ung thư, nhiễm khuẩn nặng, người già…

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.20 có 159 bệnh nhân được làm phản ứng Mantoux. Mantoux (-) là 41/159 trường hợp (25,8%).

Mantoux nghi ngờ 50/159 trường hợp (31,4%). Mantoux dương tính là 68/159 trường hợp (42%). Lao phổi AFB âm tính có phản ứng Mantoux dương tính 24/71 trường hợp (33,8%). Lao phổi AFB dương tính có Mantoux dương tính với tỷ lệ cao hơn 68/159 trường hợp (42,7%). Nhóm lao phổi AFB âm tính có phản ứng Mantoux dương tính mạnh 3/71 bệnh nhân (4,2%), nhóm lao phổi AFB dương tính có Mantoux dương tính mạnh cao hơn 8/88 bệnh nhân (9%)

Trong nhóm lao phổi AFB dương tính, so sánh mức độ AFB với kết quả phản ứng Mantoux thấy: Với AFB (1+) tỷ lệ Mantoux dương tính là 24/44 bệnh nhân (54,5%), với AFB (2+) tỷ lệ Mantoux dương tính là 11/27 bệnh nhân (40%), với AFB (3+) tỷ lệ Mantoux là 8/17 bệnh nhân (47%).

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tỷ lệ Mantoux âm tính khá cao ở lao phổi ĐTĐ type 2.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống một số nghiên cứu khác:

Nguyễn Minh Hải (2002) thấy tỷ lệ phản ứng Mantoux âm tính gặp nhiều hơn ở nhóm lao phổi ĐTĐ (21,4%) [11].

Nguyễn Trọng Khoa, Trần Văn Sáng (1997) nghiên cứu trên 54 bệnh nhân lao phổi ĐTĐ thấy tỷ lệ Mantoux âm tính khá cao chiếm 35,4% [18].

Trần Văn Thành (2008) thấy 55,6% bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2 có phản ứng Mantoux dương tính, 44,4% bệnh nhân có Mantoux âm tính [25].

Nguyễn Huy Điện (2014) nghiên cứu thấy 66/166 bệnh nhân (39,8%) có phản ứng Mantoux dương tính [10].

4.2.4 Công thức máu

4.2.4.1 Số lượng hồng cầu

Trong lao phổi, số lượng hồng cầu thường không giảm, trừ khi bệnh diễn biến lâu, cơ thể bệnh nhân suy kiệt [22].

Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.21 tỷ lệ bệnh nhân có HC dưới 3T/l trước điều trị là 8,2%, sau điều trị tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 4,3% bệnh nhân có HC dưới 3T/l. Trước và sau điều trị số lượng HC hầu như bình thường.

Kết quả này tương tự Nguyễn Huy Điện (2014) chỉ có 3,6% bệnh nhân có HC dưới 3T/l, còn lại đều bình thường [10].

Khác với Nguyễn Minh Hải (2002) khi thấy 73,1% HC bình thường, 25% thiếu máu nhẹ [11].

4.2.4.2 . Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu

Trong nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.23, trước điều trị chỉ có 2/281 bệnh nhân(0,7%) có giảm BC, 45,1% bệnh nhân có tăng BC, 54% bệnh nhân có số lượng BC bình thường. Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân có tăng BC giảm xuống (14,6%), đa số bệnh nhân có số lượng BC ở mức bình thường (84,3%)

Bảng 3.22 nghiên cứu về tỷ lệ % bạch cầu Lympho, trước điều trị tỷ lệ tăng Lympho là 41,2%, sau điểu trị tỷ lệ này tăng lên 54%. Tỷ lệ Lympho trung bình sau điều trị cũng cao hơn trước điều trị (27,5±10 và 24,7±11).

Như vậy trước và sau điều trị hầu hết số lượng bạch cầu đều ở mức bình thường. Đa số bệnh nhân có tăng tỷ lệ BC Lympho.

Trần Văn Thành (2008) số lượng bạch cầu chủ yếu gặp ở mức bình thường(42,2%), không có bệnh nhân nào giảm bạch cầu [25].

Nguyễn Huy Điện (2014) thấy có 47% bệnh nhân tăng bạch cầu, còn lại 63% bệnh nhân bạch cầu bình thường [10].

4.2.5 Men gan

Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số bệnh nhân khi vào viện và trong quá trình điều trị có tăng men gan nhưng tỷ lệ này thấp, tất cả đều được giải độc trước khi điều trị lao.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.24 cho thấy sau điều trị có những trường hợp men gan tăng cao hơn nhiều lúc vào, men gan cao nhất lúc vào là GOT/GPT 188/285U/l lúc ra men gan cao nhất là 244/346 U/l. Như đã nói ở trên những trường hợp này không nhiều và men gan trung bình trước và sau điều trị vẫn không có gì thay đổi GOT/GOT lúc vào 33,3±25,4/33,5±32,1 U/l, lúc ra 33,2±25,6/29,8±26,4.

Nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên cứu của Trần Văn Thành (2008), Nguyễn Huy Điện (2014) [10], [25].

4.2.6 Đường máu

Trong thời gian nằm viện điều trị, bệnh nhân được làm đường máu lúc đói nhiều lần, chúng tôi lấy kết quả đường máu cao nhất và thấp nhất của bệnh nhân để đánh giá mức độ kiểm soát đường máu của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ.

Đường máu cao nhất trung bình là 14,4±4,4 mmol/l Đường máu thấp nhất là 7,5±2,9 mmol/l

Lý tưởng nhất là kiểm soát đường máu lúc đói trong khoảng 7 mmol/l.

Có thể thấy kiểm soát đường máu của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ chưa tốt. điều này nhắc nhở khi điều trị cho bệnh nhân phải lưu ý kiểm soát đường máu tốt.

Có thể sự kiểm soát đường máu không tốt từ trước đã tạo thuận lợi cho quá trình phát triển bệnh lao trên những bệnh nhân này.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống với Nguyễn Huy Điện (2014), bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2 có glucose trung bình là 12,4±4,4 mmol/l, mức kiểm soát 8,1±7,9mmol/l [10].

Một phần của tài liệu MÔ tả TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG cận lâm SÀNG LAO PHỔI ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 tại BỆNH VIỆN LAO và BỆNH PHỔI hải PHÒNG (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w