Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở Trường Đại học Y Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường ĐHY HN (Trang 57 - 61)

2.4.1. Những ưu điểm

-Tuyên truyền pháp luật về hoạt động TTNB

Các nội dung tuyên truyền pháp luật về hoạt động TTNB bước đầu được triển khai ở Nhà trường.

-Tổ chức lực lượng TTNB

+ Việc thành lập tổ chức thanh tra nội bộ và quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp trong hoạt động TTNB đã được thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+ Các cán bộ làm công tác TTNB được đánh giá là có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt.

-Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TTNB

Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch TTNB bước đầu được quan tâm thực hiện ở Nhà trường.

-Chỉ đạo thực hiện các nội dung TTNB

Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung TTNB đã được triển khai, đạt được một số kết quả tốt trong việc chỉ đạo thanh tra theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và phối hợp khi tiến hành hoạt động TTNB.

-Kiểm tra, đánh giá hoạt động TTNB

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động TTNB bước đầu được triển khai ở Nhà trường.

-Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TTNB

Nhà trường đã tạo một số điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TTNB: về cơ sở vật chất - trang thiết bị cho Phòng Thanh tra; về lương, phụ cấp đối với trưởng đơn vị, cán bộ chuyên trách làm công tác TTNB; về thời gian làm việc đối với cán bộ kiêm nhiệm công tác TTNB và về kinh phí thanh tra thi.

2.4.2. Những hạn chế

-Tuyên truyền pháp luật về hoạt động TTNB

Các nội dung tuyên truyền pháp luật về hoạt động TTNB chưa được thực hiện tốt dẫn đến nhận thức của phần lớn CBQL, GV, SV-HV về hoạt động TTNB, nhất là về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quan trong hoạt động TTNB còn hạn chế.

-Tổ chức lực lượng TTNB

Phần lớn cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ là cán bộ kiêm nhiệm (9/11 cán bộ) đến từ các đơn vị khác nhau trong Nhà trường và phần lớn cán bộ đó chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ TTNB (8/11 cán bộ).

-Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TTNB

Chất lượng của kế hoạch TTNB mới chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình: các nội dung TTNB còn hạn chế chưa đáp ứng mục đích TTNB, đối tượng TTNB chưa hợp lý dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp đối tượng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của các đơn vị.

-Chỉ đạo thực hiện các nội dung TTNB

Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung TTNB mới chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình; vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong quá trình thanh tra.

-Kiểm tra, đánh giá hoạt động TTNB

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TTNB mới chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình.

-Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TTNB

Kinh phí hoạt động TTNB chưa được bố trí thành mục chi riêng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường; chưa thực hiện chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động khi tham gia Đoàn thanh tra nội bộ (không bao gồm thanh tra thi) và chưa có phụ cấp ưu đãi khác đối với cán bộ làm công tác TTNB.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác tuyên truyền pháp luật về hoạt động TTNB mới được thực hiện dưới hình thức lồng ghép và chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTNB chưa được thực hiện thường xuyên cho nhiều đối tượng và còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch tập huấn của cơ quan thanh tra cấp trên.

- Công tác tham mưu và phối hợp giữa các đơn vị khi xây dựng kế hoạch TTNB chưa được thực hiện tốt dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp đối tượng trong thanh tra, kiểm tra của các đơn vị và chưa đáp ứng được mục đích TTNB.

- Việc chỉ đạo thực hiện các quyền trong quá trình thanh tra chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên.

- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TTNB chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên.

- Công tác tham mưu cho Ban Giám hiệu việc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác TTNB chưa được thực hiện tốt dẫn đến một số quyền lợi của cán bộ làm công tác TTNB chưa được đảm bảo.

Tiểu kết chương 2

Công tác quản lý hoạt động TTNB ở Trường ĐHYHN trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Hiệu trưởng Nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác TTNB hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên còn một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động TTNB ở Trường ĐHYHN. Trước hết, đó là nhận thức của phần lớn CBQL, GV, SV- HV về hoạt động TTNB, nhất là về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quan trong hoạt động TTNB còn hạn chế. Hai là, các cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ đa phần là kiêm nhiệm đến từ các đơn vị khác nhau trong Nhà trường, chưa có kinh nghiệm nhiều về nghiệp vụ TTNB. Ba là, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng vẫn diễn ra. Ngoài ra, kinh phí, chế độ, chính sách đối với hoạt động TTNB chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Do vậy, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TTNB nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTNB của Trường ĐHYHN, cần có các biện pháp cụ thể và đồng bộ.

3. Chương 3

Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở Trường Đại học Y Hà Nội

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường ĐHY HN (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w