Một số biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở Trường Đại học Y Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường ĐHY HN (Trang 63 - 78)

3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV về:

+ Hoạt động thanh tra nội bộ nói chung (Mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức thanh tra).

+ Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quan trong hoạt động thanh tra nội bộ được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật sau:

 Pháp luật về thanh tra.

 Pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.

 Pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Qua đú, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV hiểu rừ cỏc quy định của pháp luật để họ tự nguyện, tự giác thực hiện tốt các yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp -Nội dung của biện pháp

+ Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ:

 Sự cần thiết xây dựng kế hoạch:

o Với việc xỏc định rừ đối tượng, nội dung, hỡnh thức, biện phỏp, tiến độ và phân công thực hiện cụ thể, kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động

thanh tra nội bộ sẽ bảo đảm cho công tác này tiến hành được thường xuyên, liên tục.

o Tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan đến công tác tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ chủ động hơn trong tổ chức công việc.

o Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ sẽ là cơ sở để bố trí kinh phí cho công tác này.

o Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ sẽ là căn cứ để kiểm tra, đánh giá, khen thưởng việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ.

 Các loại kế hoạch:

o Kế hoạch bao gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, cũng có khi là kế hoạch theo từng đợt, tập trung tuyên truyền một nội dung cụ thể của pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ.

o Do công tác tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ là cả một quá trình vì vậy kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ CBQL, GV, SV- HV ở trường đại học thường được xây dựng theo giai đoạn hoặc hàng năm.

 Căn cứ xây dựng kế hoạch:

Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ được xây dựng dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

o Căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên và của các cơ quan chức năng.

o Các văn bản pháp luật trong hoạt động thanh tra nội bộ:

Pháp luật về thanh tra.

Pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

o Căn cứ thực tế nhận thức về hoạt động thanh tra nội bộ của đội ngũ CBQL, GV, SV-HV.

 Nội dung của kế hoạch:

Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ phải đảm bảo các nội dung chính sau đây:

1) Mục đích, yêu cầu

o Người soạn thảo cần phải nờu rừ mục đớch cụ thể cần đạt được cũng như yờu cầu đặt ra khi triển khai kế hoạch.

o Yêu cầu của kế hoạch đặt ra phải cụ thể trong khoảng thời gian nhất định để làm cơ sở phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch. Một trong những yêu cầu đặt ra của kế hoạch là phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với mục tiêu chung.

2) Nội dung

Nội dung pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ có thể là tất cả các quy định của pháp luật hiện hành hoặc cũng có thể chỉ là một chế định của pháp luật, nhất là các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của đội ngũ CBQL, GV, SV-HV trong hoạt động thanh tra nội bộ.

3) Hình thức thực hiện

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ nói riêng được triển khai bằng nhiều hình thức. Khi xây dựng kế hoạch, người soạn thảo phải chú ý tới đối tượng được tuyên truyền pháp luật; phải xem xét điều kiện thực tế của Trường như về tài chính, về lực lượng tham gia, địa điểm tiến hành để lựa chọn hình thức cho phù hợp:

o Tuyên truyền miệng qua tổ chức tập huấn, hội nghị; trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

o Biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật.

o Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng Internet.

o Thi tìm hiểu pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ…

4) Tiến độ thực hiện

o Cũng như bất kỳ một kế hoạch nào, kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ cần xỏc định rừ tiến độ thực hiện kế hoạch. Việc xỏc định tiến độ thực hiện giúp cho việc thực hiện kế hoạch đảm bảo khả thi hơn và đõy cũng là căn cứ theo dừi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

o Tiến độ thực hiện kế hoạch có thể là theo giai đoạn, theo quý hoặc theo tháng.

Trong kế hoạch, các hoạt động đề ra phải xác định thời gian thực hiện cụ thể.

5) Tổ chức thực hiện

o Phõn cụng trỏch nhiệm hợp lý, rừ ràng cho cỏc chủ thể tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đơn vị nào chủ trì, đơn vị nào phối hợp để kế hoạch được xây dựng đảm bảo tính khả thi.

o Bản kế hoạch được xây dựng phải có nội dung về kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.

6) Dự toán kinh phí thực hiện

-Cách thực hiện biện pháp

+ Chỉ đạo Phòng Thanh tra làm đầu mối xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ của Nhà trường;

kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch.

+ Dự thảo kế hoạch và dự toán kinh phí, sau khi được hoàn chỉnh phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

+ Căn cứ vào phân công nhiệm vụ trong bản kế hoạch được phê duyệt, các cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chủ động thực hiện phần công việc của mình theo đúng tiến độ đã đề ra và báo cáo về Ban Giám hiệu Nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải thực sự quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ là khâu đầu tiên trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV về hoạt động thanh tra nội bộ; là cơ sở để tổ chức triển khai hoạt động này một cách khoa học, hiệu quả.

- Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ phải đảm bảo cỏc điều kiện sau: xỏc định rừ mục đớch, yờu cầu; nội dung, hình thức; tiến độ và tổ chức thực hiện phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

- Phải có các cán bộ làm tuyên truyền viên tốt, có trình độ lý luận, năng lực cảm hóa, thuyết phục: có thể mời cán bộ về tập huấn hoặc cử cán bộ của Trường tham gia các lớp tập huấn của Thanh tra cấp trên.

3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ cốt cán làm công tác thanh tra nội bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ cốt cán được bồi dưỡng nghiệp vụ TTNB sẽ làm tốt công tác tham mưu cho Hiệu trưởng; là lực lượng nòng cốt của các Đoàn thanh tra để hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ khác trong Đoàn, đảm bảo hoạt động TTNB đúng trình tự, thủ tục quy định pháp luật và có hiệu quả cao.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp -Nội dung của biện pháp

+ Tổ chức cho một số cán bộ cốt cán của Trường tham gia các lớp tập hợp, bồi dưỡng nghiệp vụ của thanh tra cấp trên về:

 Nghiệp vụ thanh tra của thủ trưởng các đơn vị.

 Nghiệp vụ tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phòng chống tham nhũng.

+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TTNB cho các cán bộ của Trường khi tham gia Đoàn thanh tra:

 Việc tổ chức tập huấn được tiến hành trong trường hợp có nhiều nội dung phức tạp, nhất là cuộc thanh tra trên diện rộng.

 Thành phần Đoàn Thanh tra có thể bao gồm cán bộ thuộc nhiều đơn vị khác nhau, do đó cần tập huấn để thống nhất chung quan điểm, nhận thức về mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp tiến hành. Tập huấn cũng là để thành viên Đoàn Thanh tra được bổ túc những kiến thức cần thiết, nhất là về cơ chế quản lý, các căn cứ pháp luật có liên quan đến nội dung thanh tra.

 Người ra quyết định thanh tra cần chỉ đạo biên soạn tài liệu tập huấn về nghiệp vụ. Đối với cuộc thanh tra diện rộng cần thành lập tổ biên soạn tài liệu và phân công trách nhiệm cụ thể từng nội dung.

 Nội dung chính cần tập huấn gồm:

o Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra.

o Nghiên cứu các chính sách, pháp luật cơ chế quản lý các lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra.

o Tìm hiểu đặc điểm và tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra.

o Thảo luận tình huống, nhận diện các sai phạm chủ yếu và các biện pháp xử lý;

o Thống nhất nội quy làm việc và Quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra;

o Về phương pháp tiến hành.

o Một số vấn đề khác có liên quan.

-Cách thực hiện biện pháp

+ Chỉ đạo các cán bộ của Phòng Thanh tra tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên và tham mưu cho Hiệu trưởng việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ TTNB tại Trường.

+ Thành lập các Đoàn thanh tra có sự tham gia của các cán bộ đã được tập huấn về nghiệp vụ TTNB để đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định của pháp luật.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự bố trí, sắp xếp hợp lý viên chức đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ TTNB để không ảnh hưởng đến hoạt động chung của Nhà trường.

- Động viên, khuyến khích tính tự giác, tích cực, nhu cầu học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ.

3.2.3. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng được kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

- Ngăn ngừa tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra của các đơn vị, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị là đối tượng thanh tra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp -Nội dung của biện pháp

+ Chọn lựa được các nội dung thanh tra để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.

+ Chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị khi xây dựng kế hoạch TTNB, qua đó xử lý được những vướng mắc về thanh tra, kiểm tra chồng chéo giữa các đơn vị.

- Cách thực hiện biện pháp:

+ Chỉ đạo Phòng Thanh tra làm đầu mối tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch TTNB:

 Chỉ đạo Phòng Thanh tra bám sát vào chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên; kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của các tổ chức, đơn vị; tình hình thực tế của Trường để xây dựng dự thảo kế hoạch TTNB.

+ Chỉ đạo các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị là đối tượng thanh tra phối hợp với Phòng Thanh tra để thống nhất xây dựng kế hoạch TTNB của Trường, ngăn ngừa tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra:

 Chỉ đạo các đơn vị góp ý về dự thảo kế hoạch TTNB để thống nhất trong toàn Trường.

+ Bên cạnh các nội dung thanh tra do Phòng Thanh tra đề xuất, Hiệu trưởng chỉ đạo bổ sung thêm các nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra (nếu cần).

+ Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch TTNB và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung thanh tra trong kế hoạch.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nội dung TTNB rất rộng, ở nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Vì thế, để giúp Hiệu trưởng quyết định nội dung nào cần thanh tra, cần phải có cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu công việc; đồng thời phải yêu cầu cấp dưới thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Trong quá trình xây dựng kế hoạch TTNB, phải có sự phối hợp, thống nhất giữa các đơn vị, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị là đối tượng thanh tra để ngăn ngừa tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra.

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các quyền trong quá trình thanh tra nội bộ

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo cho hoạt động TTNB đúng pháp luật và đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra: Xác định tổ chức, cá nhân nào được sử dụng quyền gì, sử dụng trong trường hợp nào, với những đối tượng nào và sử dụng như thế nào cho đúng pháp luật, hiệu quả; tránh sự đùn đẩy, né tránh làm ảnh hưởng tới quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Đảm bảo và tạo điều kiện cho các cán bộ hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thanh tra bởi các quyền thanh tra là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố quan trọng để các cán bộ làm công tác TTNB thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp -Nội dung của biện pháp

+ Chỉ đạo thực hiện các nguyên tắc thực hiện quyền trong hoạt động TTNB:

 Bảo đảm đúng thẩm quyền

Thực hiện đúng thẩm quyền trong hoạt động thanh tra có nghĩa là người sử dụng các quyền trong quá trình thanh tra không chỉ thực hiện đúng quyền hạn pháp luật quy định mà còn phải làm hết trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình thực thi công vụ. Khi nói đến thẩm quyền là nói đến quyền hạn và trách nhiệm.

 Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực

Nguyên tắc khách quan đòi hỏi các chủ thể thanh tra, mà trực tiếp là người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra phải biết khi nào sử dụng quyền gì và sử dụng như thế nào cho đúng pháp luật; phải trung thực, khách quan, các số liệu thu thập phải đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, không phỏng đoán, suy diễn, làm sai lệch bản chất vấn đề.

 Bảo đảm dân chủ, công khai, kịp thời

Nguyên tắc này vừa bảo đảm tính hợp pháp của hoạt động thanh tra, vừa là phương thức thực hiện quyền dân chủ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Đồng thời, nó có tác dụng giáo dục, thuyết phục đối tượng thanh tra; động viên quần chúng tích cực tham gia giám sát, phát hiện, đấu tranh với những sai trái, tiêu cực, chống tham ô, lãng phí… góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng.

 Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra

Thực tế, trong hoạt động thanh tra, nếu các chủ thể thanh tra có trình độ hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn và đặc biệt là chưa có kiến thức về nghiệp vụ thanh tra thì khi sử dụng các quyền trong quá trình thanh tra sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng.

+ Chỉ đạo thực hiện trình tự, thủ tục thực hiện quyền trong hoạt động TTNB theo quy định của pháp luật:

 Quyền yêu cầu

Trong quá trình thanh tra, khi xét thấy cần thiết, Hiệu trưởng, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và cán bộ được giao nhiệm vụ TTNB được quyền đòi hỏi, yêu cầu đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, báo cáo, giải trỡnh... nhằm làm rừ nội dung thanh tra, phục vụ cho việc đỏnh giỏ, kết luận cuộc thanh tra. Quyền yêu cầu gồm có:

o Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;

o Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

o Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.

 Quyền quyết định

Trong quá trình thanh tra, để đảm bảo cho cuộc thanh tra được tiến hành một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt, trong trường hợp cụ thể và cần thiết thì Hiệu trưởng, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và cán bộ được giao nhiệm vụ TTNB được quyền quyết định buộc đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành.

Quyền quyết định bao gồm:

o Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra;

o Quyết định kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra;

o Quyết định tạm đình chỉ việc làm của đối tượng thanh tra;

o Quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật;

o Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra;

o Quyết định đình chỉ, thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra;

o Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép;

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường ĐHY HN (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w