Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Các biện pháp nêu trên là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường ĐHY HN (Trang 81 - 87)

khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thanh tra nội bộ của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội để khảo sát về tính cần thiết và tính cần thi của các biện pháp đề xuất.

-Phương pháp khảo sát + Khảo sát qua phiếu hỏi -Quy mô và đối tượng khảo sát

+ CBQL, GV: 100 -Cách tính điểm

+ Điểm trung bình về mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp được tính theo công thức sau:

Trong đó:

: giá trị trung bình mẫu

: điểm tương ứng với mỗi nội dung

: số người cho điểm tương ứng với mỗi nội dung

: tổng số người cho điểm các nội dung

+ Mức độ phù hợp giữa ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi được tính theo công thức sau:

Trong đó:

: hệ số tương quan hạng Spearman : hiệu số thứ bậc

: tổng số biện pháp + Thang đánh giá:

 Mức độ 3 (Rất cần thiết/Rất khả thi): Điểm trung bình

 Mức độ 2 (Cần thiết/Khả thi): Điểm trung bình

 Mức độ 1 (Không cần thiết/Không khả thi): Điểm trung bình Kết quả khảo sát thu được như sau:

3.4.1. Tính cần thiết

Số phiếu hỏi: CBQL, GV: 95 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp T

T Biện pháp

Mức độ cần thiết Thứ

bậc

3 2 1

SL % SL % SL %

1

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV

57 60.0

0 35 36.84 3 3.16 2.57 3

2

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ

58 61.0

5 36 37.89 1 1.05 2.60 1 3 Nâng cao chất lượng xây

dựng kế hoạch thanh tra nội bộ

56 58.9

5 38 40.00 1 1.05 2.58 2 4 Tăng cường chỉ đạo thực

hiện các quyền trong quá trình thanh tra nội bộ

48 50.5

3 42 44.21 5 5.26 2.45 6

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động thanh tra nội

bộ 54 56.8

4 40 42.11 1 1.05 2.56 4 6

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động thanh

tra nội bộ 49 51.5

8 43 45.26 3 3.16 2.48 5

Trung bình 2.54

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất đều được các CBQL, GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết với điểm trung bình là 2.54; có 4/6 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết; có 2/6 biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết.

Trong 6 biện pháp thì biện pháp 2, 3 được đánh giá cao nhất, với điểm trung bình lần lượt là 2.60 và 2.58; có tỷ lệ 61.05% và 58.95% ý kiến đánh giá là rất cần thiết, điều này chứng tỏ các biện pháp này rất sát với thực tế.

3.4.2. Tính khả thi

Số phiếu hỏi: CBQL, GV: 95 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp T

T Biện pháp

Mức độ khả thi Thứ

bậc

3 2 1

SL % SL % SL %

1

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV

54 56.84 33 34.7

4 8 8.42 2.48 4

2

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ

57 60.00 37 38.9

5 1 1.05 2.59 1

3

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch thanh tra nội

bộ 53 55.79 39 41.0

5 3 3.16 2.53 2

4

Tăng cường chỉ đạo thực hiện các quyền trong quá

trình thanh tra nội bộ 49 51.58 40 42.1

1 6 6.32 2.45 5

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động thanh tra nội

bộ 52 54.74 39 41.0

5 4 4.21 2.51 3

6 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động thanh

tra nội bộ 45 47.37 42 44.2

1 8 8.42 2.39 6

Trung bình 2.49

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất được các CBQL, GV đánh giá ở mức độ khả thi với điểm trung bình là 2.49; có 3/6 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi,; có 3/6 biện pháp được đánh giá ở mức độ khả thi.

Trong 6 biện pháp thì biện pháp 2, 3 được đánh giá cao nhất, với điểm trung bình lần lượt là 2.59 và 2.53; có tỷ lệ 60.00% và 55.79% ý kiến đánh giá là rất khả thi, điều này chứng tỏ các biện pháp này rất khả thi. Cùng với việc cũng được đánh giá là 2 biện pháp cần thiết nhất cho thấy biện pháp 2 và 3 là điều kiện quyết định hiệu quả công tác trong thời gian tới.

3.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Sơ đồ 3.7. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để thấy được sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi, tác giả sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Với hệ số tương quan cho thấy: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có mối tương quan rất cao.

Để tạo hiệu quả cao trong việc quản lý hoạt động TTNB, cần phối hợp đồng bộ các biện pháp; đồng thời cần căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của Trường để áp dụng các biện pháp cho phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Với mục đích nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ tại Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ tại Trường.

Các biện pháp đưa ra đã được cân nhắc có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, mang tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với mục tiêu quản lý ở mỗi giai đoạn cụ thể.

Điều kiện để tiến hành thành công các biện pháp được đề xuất chính là năng lực của đội ngũ CBQL thể hiện ở việc tổ chức thực hiện biện pháp một cách khéo léo, linh hoạt để biện pháp được đề xuất từ nghiên cứu khoa học bước ra khỏi mô hình lý thuyết và phục vụ tốt cho việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thanh tra nội bộ tại Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở Trường Đại học Y Hà Nội” đã nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý, về hoạt động thanh tra nội bộ và quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường đại học.

Thông qua khảo sát, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở Trường ĐHYHN cho thấy: Mặc dù Nhà trường đã có những biện pháp tích cực nhằm quản lý tốt công tác này song còn một số biện pháp vẫn chưa được chú trọng cũng như việc thực hiện các biện pháp còn chưa đồng bộ, thường xuyên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất sáu biện pháp nhằm thúc đẩy, tạo những bước tiến mới trong công tác quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở Trường ĐHYHN, cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về hoạt động thanh tra nội bộ cho đội ngũ CBQL, GV, SV-HV

Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ

Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo thực hiện các quyền trong quá trình thanh tra nội bộ

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động thanh tra nội bộ

Biện pháp 6: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động thanh tra nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ ở trường ĐHY HN (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w