Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương tại công ty cổ phần giấy lam sơnxghj (Trang 20 - 35)

II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG : 1. Hình thức trả lương theo thời gian

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Hình thức được áp dụng rất rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối có thể định mức kiểm tra,

+ Tính đơn giá tiền lương: ĐG.

Đơn giá tiền lương: Là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một sản phẩm hay một công việc.

L0

ĐG = –– Hoặc : ĐG = L0 * T Q

Trong đó : ĐG : Đơn giá tiền lương.

L0 : Cấp bậc công nhân kỹ thuật.

Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ.

T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.

+ Tiền lương trong kỳ mà một người công nhân nhận được.

L1 = ĐG * Q1 .

Trong đó : L1 : Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.

Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của công nhân.

* Ưu điểm:

- Dễ dàng tính được tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ của công nhân.

- Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp.

* Nhược điểm:

- Dễ làm công nhân chỉ quan tâm đến số lượng, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Nếu không có thái độ và ý thức tốt công nhân sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm nguyên vật liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.

2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể:

Hình thức này chỉ áp dụng cho một nhóm người lao động (tổ sản xuất ) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Chủ yếu chỉ áp dụng cho công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện, mà mỗi công việc của cá nhân đó liên quan với nhau.

+ Tính đơn giá tiền lương: ĐG.

-Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ ta có:

ΣLCBi

ĐG = –––––

Q0

- Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ ta có:

ĐG = ΣLCBi * T0

Trong đó : LCBi : Lương cấp bậc của công nhân i.

T0 : Mức thời gian của cả tổ.

+ Tiền lương thực tế của tổ.

L1 = ĐG * Q1

Trong đó : L1 : Tiên lương thực tế tổ nhận được.

Q1 : Sản lượng thực tế tổ hoàn thành.

+ Chia lương cho cá nhân trong tổ:

Có hai phương pháp chia lương được áp dụng đó là:

- Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh:

L1

Hđc = ––

L0

Trong đó : Hđc : Hệ số điều chỉnh.

L0 : Tiền lương cấp bậc cả tổ.

Tính tiền lương cho từng cá nhân: Li. Li = LCBi * Hđc

Trong đó: LCBi : Lương cấp bậc của công nhân i.

- Phương pháp dùng giờ - Hệ số:

Quy đổi số giờ làm việc của từng công nhân ở từng bậc khác nhau ra số giờ làm việc của công nhân bậc I theo công thức.

TIqdi =TI * Hi

Trong đó :

TIqđi : Số giờ làm việc quy đổi ra bậc I của công nhân i.

TI : Số giờ làm việc của công nhân bậc I.

Hi : Hệ số bậc lương I trong tháng lương.

Tính tiền lương cho mỗi giờ làm việc của công nhân bậc I.

L1

LI = ––

ΣTIqdi

Trong đó : LI : Tiền lương một giờ của công nhân bậc I theo tiền lương thực tế .

ΣTqdi : Tổng số giờ bậc I sau khi quy đổi .

Tính tiền lương của từng công nhân :

Li = LI * TIqđi .

Trong đó : Li : Tiền lương giờ của công nhân bậc i.

TIqđi : Thời gian quy đổi ra bậc I của công nhân bậc i.

* Ưu điểm :

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp một cách có hiệu quả của công nhâ n.

* Nhược điểm.

Hạn chế năng suất lao động cá nhân vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung.

2.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

Hình thức này áp dụng để trả lương cho những người lao động là công tác phục vụ hay phụ trợ cho hoạt động của công nhân chính.

+ Tính đơn của tiền lương: ĐG.

L ĐG = –––

M * Q

Trong đó : L : Mức lương cấp bậc của công nhân phụ , phụ trợ.

M : Mức phục vụ của công nhân phụ , phụ trợ.

Q : Mức sản lượng của công nhân chính.

+ Tính tiền lương thực tế của mỗi công nhân:

L1 = ĐG * Q1

Trong đó: L1 : Lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ.

Q1 : Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính.

* Ưu điểm.

Khuyến khích công nhân phụ, phụ trợ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.

* Nhược điểm.

Tiền lương của công nhân phụ, phuc vụ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính mà kết quả này nhiều khi lại chịu tác động của nhiều yếu tốt khác. Do vậy có thể hạn chế sự cố gắng là việc của công nhân phụ , công nhân phục vụ.

Áp dụng cho những công việc giao Khoán cho công nhân, khá phổ biến trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản.

+ Tiền lương được xác định như sau:

L1 = ĐGK * Q1

Trong đó: L1 : Tiền lương thực tế công nhân nhận được.

ĐGK : Đơn giá Khoán.

Q1 : Khối lượng sản phẩm hoàn thành.

* Ưu điểm.

Người lao động phải phát huy sáng kiến cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, thời gian lao động hoàn thành nhanh công viêc giao Khoán.

* Nhược điểm.

Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp , nhiều khi khó chính xác.

2.5. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng:

Là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thường, phần lương sản phẩm dựa theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành, phần tiền thưởng tính dựa vào trình độ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng cụ thể về số lượng và chất lượng.

L(m.h) Lth = L + –––

100

Trong đó : Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng . L : Lương theo đơn giá cố định .

m : % tỷ lệ tiền lương theo tiền lương đơn giá cố định .

h : % hoàn thành vượt mức sản lượng tính thưởng .

* Ưu điểm.

Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động.

* Nhược điểm.

Phân tích, tính toán chi tiêu thường không chính xác có thể là tăng chi phí tiền lương, bội chi qũy lương:

2.6. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:

Áp dụng cho những “ Khâu yếu ” của sản xuất, là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất.

Hình thức này dùng hai loại đơn giá.

- Đơn giá cố định: Dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành .

- Đơn giá luỹ tiến: Dùng để trả những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Đơn giá luỹ tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá.

Llt = ĐG * Q1 * ĐG * k*(Q1 - Q0).

Trong đó: Llt : Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến.

ĐG : Đơn giá sản phẩm .

Q1 : Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.

Q0 : Sản lượng sản phẩm đạt mức khởi điểm.

k :Tỷ lệ tăng đơn giá được tính theo công thức.

ddc * tc k = ––––

dL

Trong đó: ddc: Tỷ trọng chi phí gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm.

tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá.

dL : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng.

* Ưu điểm.

Công nhân tích cực làm việc tăng số lượng sản phẩm vượt mức khởi điểm.

• Nhược điểm: Dễ làm tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

PHẦN II .

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CễNG TY Cể ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG.

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

1.1. Quá trinh hình thành và phát triển.

Trước đây Công ty cổ phần giấy Lam Sơn là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng Công ty giấy Việt Nam và hiệp hội giấy Việt Nam do ban kinh tài Thanh hoá quyết định thành lập ngày 12-12-1948 và chọn thôn Côn Lương xã Tế Lợi huyện Nông Cống làm trụ sở chính.

Bước đầu xưởng giấy chỉ có 49 cán bộ, 4 thùng gỗ làm tầu xeo, 3 thùng nấu … và một số dụng cụ thô sơ.

Từ năm 1951 đến năm 1953 do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ nên bốn xưởng giấy Quân sự, Đồng Minh, Bao Hoa và Cứu Quốc sát nhập với xưởng giấy Lam Sơn và lúc này xưởng giấy chuyển trụ sở vào xã Vạn Thắng huyện Nông cống.

Năm 1958 xưởng giấy Lam Sơn sát nhập thêm xưởng giấy Nghệ An

* Các giai đoạn phát triển và trưởng thành.

Ngày 1-5-1949 xưởng giấy bắt đầu đi vào hoạt động và cho những sản phẩm đầu tiên.

Năm 1957 sau nhiều năm hoạt động, với sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân trong nhà máy thì sản phẩm đã có sự chuyển biến và đạt 201 tấn / năm. Thời gian này thì sản phẩm chủ yếu là giấy học sinh, giấy in báo… sản phẩm chủ yếu cung cấp cho kháng chiến.

Các năm từ 1958 cho đến năm 1967, một bước tiến mới của Công ty là máy móc thiết bị chuyển sang giai đoạn bỏn cơ khớ cho nờn sản phẩm lỳc bấy giờ tăng lờn rừ rệt, với mức sản lượng năm 1965 là 734 tấn / năm. Sản phẩm chính của Công ty lúc bấy giờ bao gồm: giấy gói, bìa học sinh, giấy xeo thủ công. Đặc biệt trong thời gian này thì sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường và xuất khẩu đạt 200 đến 300 tấn.

Từ năm 1968 đến 1978 xí nghiệp đã cơ khí toàn bộ khâu chế biến bột và xeo thay thế cho hàng trăm công nhân. Từ đó cho ta thấy ngay từ những ngày đầu thành lập xí ngiệp chỉ là một xưởng giấy thủ công, nhưng với sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên chức trong xí nghiệp thì xí nghiệp đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và thay thế cho hàng trăm lao động thủ công.

Đến năm 1972 do tình hình của chiến tranh, máy bay Mỹ quay ra ném bom miền bắc. Xí nghiệp không xác định được phương hướng sản xuất, sản phẩm của xí nghiệp không tiêu thụ được nhà máy lúc bấy giờ có nguy cơ bị đóng cửa.

Thống nhất đất nước với sự cố gắng của các ban ngành cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân trong Công ty cho nên nhà máy đã được xây dựng lại. Sản lượng của Công ty không ngừng tăng qua các năm cụ thể năm 1976 sản lượng của Công ty đạt 1260 tân. Năm 1977 sản lượng đạt 1550 tấn.

Sản phẩm chính của công ty: Giấy viết, giấy in, bao bì carton. Ngoài ra xí nghiệp còn phục vụ bao bì xuất khẩu Hà Nội, Hải Dương là 500 -600 tấn.

Từ năm 1976 đến năm 1983 giá trị sản lượng tăng bình quân 431% sản lượng tăng bình quân 322%.

Trong các năm 1985 đến năm 1989 giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, do chưa nắm bắt được phương thức kinh doanh mới cho nên sản phẩm của Công ty chững lại, sản lượng năm 1989 chỉ bằng 43% so với năm 1988.

Từ các năm 1999 đến năm 2000 đánh dấu một bước phát triển mới của Công ty với hệ thống xây dựng cơ bản đã đầu tư mở rộng và đi vào chiều sâu, Công ty đã cân đối

được năng lực sản xuất giữa các công đoạn cho nên thúc đẩy sản xuất phát triển.

Ngày 22-12-2001Công ty đã đi vào cổ phần hoá trong toàn bộ doanh nghiệp.

Công ty cổ phần giấy Lam Sơn thành lập với các nhiệm vụ cơ bản sau

- Từ những năm mới thành lập cho đến năm 1972 thì xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và cung ứng các loại giấy:

Giấy viết, bìa học sinh, giấy in cho kháng chiến và một phần dành cho xuất khẩu.

- Từ những năm 1976 cho đến năm 1985 thì sản xuất của Công ty chủ yếu do kế hoạch của nhà nước, sản phẩm chủ yếu là: giấy viết, giấy in, và bao bì carton, lúc này thị trường của công ty chỉ là bao bì Hà Nội và Hải Dương.

Từ Năm 1986 cho đến nay thì Công ty sản xuất chủ yếu là giấy cuộn bao bì carton cung cấp cho thị trường miền bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, thị trường miền Trung, miền Nam.

1.2. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trước đây, trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hoá tập chung, vấn đề sản xuất của Công ty do nhà nước quyết định. Vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, năng suất lao động thấp, tiền lương của cán bộ công nhân viên thấp. Vì vậy mà nó ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường tình hình sản xuất của Công ty ngày càng được nâng lên, sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào năng lực của máy móc thiêt bị và nhu cầu của thị trường, sản phẩm hàng năm của Công ty nhìn chung là tiêu thụ hết vì vậy mà tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. Sản phẩm được tiêu thụ trên khắp mọi miền đất nước.

Biểu 1: Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2000

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương tại công ty cổ phần giấy lam sơnxghj (Trang 20 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w