2.2.1. Đặc điểm về lao động tại công ty Cổ phần Thép Đức Phát 2.2.1.1. Số lượng lao động
Số lượng lao động trong công ty từ năm 2000 đến nay tương đối ổn định, tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay khoảng 120 người. Trừ một số cán bộ chủ chốt ở chế độ biên chế còn hầu hết tiến hành ký hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước. Để quản lý về mặt số lượng, doanh nghiệp còn sử dụng sổ danh sách lao động ( lập chung cho toàn công ty và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động,đồng thời giám sát chặt chẽ về thời gian đối với những hợp đồng ngắn hạn.
Việc tuyển dụng lao đông của công ty CP thép Đức phát cũng khá đơn giản, yêu cầu không quá cao: Chỉ yêu cầu người có trình độ đại học với những nhân viên hành chính văn phòng và với những công nhân như thợ cơ khí, thợ điện thì chỉ cần có tay nghề và có khả năng làm việc.
2.2.1.2. Cơ cấu lao động
Việc quản lý và sử dụng lao động hợp lý trong Công ty phần nào thông qua bảng cơ cấu lao động sau:
Bảng số 01: Cơ cấu lao động ở công ty
STT Phân loại Số lượng Tỷ trọng%
I Tổng số lao động 120 100
1 Theo giới tính
- Nam 100 83,3
- Nữ 20 16.7
2 Theo trình độ
- Đại học trở lên 12 10
- Trung cấp và cao đẳng 12 10
- Tốt nghiệp PTTH 96 80
II Lao động là Đảng viên 2 1,6
III Độ tuổi
- Dưới 30 tuổi 50 40.8
- Từ 31 – 45 38 32,6
- Từ 46 – 55 32 26,6
Qua những số trong bảng trên đây có thể cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học thấp chỉ khoảng gần 20%, tỷ lệ này là hợp lý ở một công ty có nhiều chức năng, nhiều bộ phận kinh doanh như Công ty cổ phần thép Đức Phát.
Việc quản lý lao động ở Công ty không chỉ thực hiện ở phòng tổ chức hành chính mà cũn ở dưới cỏc bộ phận. Cỏc bộ phận cú nhiệm vụ nắm rừ quõn số hàng ngày, tỡnh hình nghỉ phép, nghỉ ốm... của từng người lao động. Cuối tháng các mối kinh doanh
gửi báo cáo lên phòng tổ chức hành chính từ các báo cáo này cuối năm phòng tổ chức hành chính lập " Báo cáo lao động" trong năm của toàn công ty.
2.2.1.3. Đặc điểm thời gian lao động của công ty - Một tuần làm việc 6 buổi, từ thứ 2 đến thứ 7.
- Sáng làm việc từ 7h đến 11h30, chiều làm việc từ 13h đến 17h - Thời gian tăng ca từ 17h đến 19h và ngày chủ nhật.
Thời gian làm thêm giờ công ty tính như sau: công ty tính tổng số giờ làm thêm được trong tháng sau đó quy đổi sang ngày công làm thêm
8h (làm thêm) = 1 ngày công làm thêm 2.2.2. Cách tính lương
Công ty áp dụng hình thức tính lương theo thời gian
Lương thời gian được xác định trên cơ sở lương cơ bản và lương thời gian thực tế làm việc của người lao động.
Lương cơ bản là mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động.
Như vậy tiền lương thực tế trong một tháng được tính như sau:
Trong đó:
+ TLcb: Tiền lương cơ bản + NCcđ : Ngày công chế độ + NCtt : Ngày công thực tế
Tùy thuộc vào chức danh của mỗi người trong công ty mà còn quy định thêm phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên, các khoản phụ cấp khác như phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn trưa được quy định cụ thể trong điều lệ của Công ty mỗi năm một lần …cụ thể như :
Trưởng phòng kinh doanh: - Phụ cấp trách nhiệm: 2.000.000 đ/tháng - Phụ cấp thâm niên: 450.000 đ/tháng TLcb
Tiền lương thỏng(cb) = ì NCtt NCcđ
Như vậy tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty được tính theo công thức :
Trong đó:
TL tháng: Tiền lương tháng TLcb: Tiền lương cơ bản NCcđ: Ngày công chế độ NCtt: Ngày công thực tế
Ngày làm việc thực tế của cỏc đối tượng nhận lương được theo dừi qua bảng chấm công.
Đối với người lao động làm thêm giờ và làm và ngày chủ nhật sẽ nhận được tiền thêm giờ, tính như sau:
Như vậy tiền lương thực tế của người lao động sẽ bao gồm tiền lương tháng, các khoản phụ cấp và tiền làm thêm giờ(nếu có):
Ví dụ: Anh Phạm Văn Minh chức vụ là công nhân cơ khí với 29 ngày công (26 ngày công chế độ và 03 ngày công them giờ) và mức lương cơ bản là 3.800.000 đ, phụ cấp trách nhiệm 200.000đ, ăn trưa 400.000đ. Lương tháng của anh Minh sẽ được tính như sau:
3 ì 3.800.000 ì 2
-Tiền thêm giờ = = 876.923(đồng) 26
TLcb
TL thỏng = Phụ cấp + ì NCtt NC cđ
TLcb ì 2
TL thờm giờ = ì Số ngày cụng làm thờm giờ NC cđ
26 ì 3.800.000
-TL tháng = 200.000 + + 876.923 = 4.876.923(đồng) 26
*Tiền lương phép: Theo quy định của doanh nghiệp, một năm người lao động được hưởng 15 ngày nghỉ phép (không kể ngày lễ, ngày tết). Trong thời gian nghỉ phép người lao động được hưởng 100% lương theo hợp đồng.
*Tiền thưởng: Công ty tiến hành thưởng cho cán bộ công nhân viên và những ngày lễ, tết (như: tết dương lịch, tết nguyên đán, trung thu…). Tiền thưởng này được trích 50% từ quỹ khen thưởng phúc lợi, 50% của doanh nghiệp.
Với công nhân mới vào công ty sẽ được công ty trả lương theo thời gian thử việc là 70% lương cơ bản. Ví dụ: Công nhân mới vào là thợ cơ khí, lương cơ bản là 3.000.000đ. Trong thời gian thử việc công nhân mới này chỉ được hưởng lương cơ bản là 3.000.000 x 70% = 2.100.000đ, ngoài ra người này vẫn được hưởng các khoản phụ cấp, tiền làm them giờ vẫn được tính như các công nhân khác.
Nếu CNV làm vào các ngày được nghỉ lễ tết thì sẽ được hưởng 300% lương cơ bản
2.2.3. Quỹ tiền lương
2.2.3.1. Nguyên tắc trả lương:
Công ty CP thép Đức Phát luôn đặt con người là yếu tố hàng đầu trong chiến lược kinh doanh cuả mình. Vì vậy công ty luôn cố gắng hoàn thiện hơn nữa các chế độ chính sách đối với cán bộ CNV. Việc trả lương trong Công ty phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Cơ chế trả lương phải khuyến khích được người lao động phát huy năng lực của mình đối với công việc.
+ Cơ chế trả lương phải đảm bảo được sự công khai, dân chủ, công bằng, hợp lý phù hợp với doanh thu của đơn vị.
+ Việc trả lương theo đúng quy định của nhà nước. Lương cho CBCNV không thấp hơn do Nhà nước quy định
Các nguyên tắc trên đã được công ty cụ thể hoá như sau:
- Công ty CP thép Đức Phát Thực hiện Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ và Thông tư số 13/LĐTBXH – thị trường ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp, đồng thời căn cứ vào quy chế khoán sản phẩm và trả lương,thu nhập của Tổng
công ty ban hành quyết định số 338/TCCB-LĐ ngày 4/5/2008 để thực hiện tốt công tác chi trả lương tại doanh nghiệp.
- Việc tính lương và trả lương phải thực sự công bằng, khi trả lương phải có chữ ký xác nhận của người thực lĩnh
- Khuyến khích CBCNV có trình độ, năng lực chuyên môn cao, công nhân tay nghề giỏi, kiêm nghiệm việc nhưng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo tính bí mật về thông tin cá nhân của người lao động . 2.2.3.2. Quỹ tiền lương
Công ty CP thép Đức Phát là một công ty thương mại...Vì vậy không thể xác định kết quả lao động bằng sản phẩm cụ thể như các doanh nghiệp sản xuất khác. việc tính thù lao lao động trong công ty căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và mức lương cấp bậc của CBCNV.
Công ty đã xác định quỹ lương như sau:
quỹ lương cả phép được tính thành 2 bước:
* Tính quỹ lương chưa có lương làm thêm giờ và trả cho nghỉ phép V = [ Lđb x TLminđc ( Hcb + Hpc)] x 12
Trong đó:
Lđb : số lao động
Hcb: Hệ số lương bình quân toàn công ty
Hpc : Hệ số phụ cấp trách nhiệm bình quân toàn công ty TLminđc : Mức lương tối thiểu điều chỉnh của Công ty TLminđc = TLmin ( 1 + Hđc)
Để đảm bảo các yêu cầu của thông tư:
Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận
Không làm giảm các khoản nộp ngân sách Nhà nước so với năm liền kề.
Không làm giảm lợi nhuận thực hiện so với năm trước liền kề.
Công ty tính TLminđc tại điểm có Hđc = 1,2 TL minđc = 1.080.000 x 1,2 = 1.296.000đ Khi đó quỹ lương của Công ty năm 2011 là :
Vkh = [ 120 x 1.296.000 ( 4,36+ 0,07 ) ] x 12 = 9.443.174.400đ
Trong đó: 4,36 là Hệ số lương bình quân toàn Công ty, 0,07 là hệ số phụ cấp trách nhiệm bình quân toàn Công ty
• Tính quỹ lương thuê ngoài (tính theo tháng)
Tiền thuê ngoài = 26 * 1.296.000(4,36 + 0.07) * 30%
Trong đó 26 là số ngày làm trong tháng
Lượng tiền lương để thuê nhân công thay thế cho CBCNV nghỉ phép hàng năm tính bình quân toàn Công ty có 15 ngày phép/người/năm, theo chế độ quy định chung Công ty làm việc 26 ngày trong một tháng. Công ty có 8 trường hợp chưa được hưởng tiêu chuẩn phép. Mức tiền lương thuê nhân công ngoài được tính bằng 30% lương CBCNV đi làm.
2.2.4. Phương thức và kỳ thanh toán lương 2.2.4.1. Phương thức thanh toán.
Công ty CP thép Đức Phát trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt VNĐ.
Đến kỳ lĩnh lương nhân viên trong công ty sẽ đến phòng kế toán tiền lương lấy tiền. Trước khi lấy tiền thì kế toán và nhân viên đối chiếu sổ với nhau nếu thấy khớp thì sẽ ký xác nhận đủ công và xác nhận thanh toán.
Việc chi trả lương ở công ty do bộ phận nhân sự (kế toán tiền lương) thực hiện, cứ vào các chứng từ như : “Bảng thanh toán tiền lương”, ” Bảng thanh toán BHXH”
để chi trả lương và các khoản khác cho người lao động.
Công ty không cho nhận lương hộ, nhận thay.
2.2.4.2. Kỳ thanh toán lương
- Năm 2011 công ty CP thép Đức Phát trả lương cho công nhân viên vào 15 tháng sau. VD công nhân viên làm hết tháng 2 thì phải sang 15/03 mới được nhận lương.
2.2.5. Kế toán các khoản trích theo lương tại công ty 2.2.5.1. Quỹ BHXH
Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau, thai sản…
Trước khi có quyết định mới về tỉ lệ trích BHXH ngày 01/01/2012 thì tỉ lệ trích BHXH được tính là 22% tính trên tổng quỹ lương cơ bản của người lao động. Trong
đó 16% tính vào chi phí của doanh nghiệp còn 6% tính vào tiền lương của người lao động
Đến kỳ đóng BHXH công ty đóng 22% cho cơ quan bảo hiểm xã hội
VD: Chị Lê Thị Minh Phượng tính ra số tiền lương tháng 4/2011 là 4.300.000 đồng, số tiền để trích BHXH là 2.500.000 đồng. Như vậy số tiền chi Phượng nộp BHXH sẽ là:
2.500.000 ì 6% = 150.000 đồng.
Số tiền mà doanh nghiệp phải chịu tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp là sẽ là:
2.500.000 x 16% = 400.000 đồng
Một ố trường hợp tăng giảm tháng 2/2012 CBCNV Công ty khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động được hưởng trợ cấp BHXH như sau:
+ Trường hợp 1: Trường hợp nghỉ do bản thân ốm và con ốm được hưởng BHXH là 75% so với lương cơ bản.
TLcb
Lương BHXH nghỉ ốm = ì Số ngày nghỉ ì 75 % Con ốm 26
Ví dụ: Anh Thanh có mức lương cơ bản là 3.000.000đ xin nghỉ 3 ngày vì lý do con ốm đi bệnh viện. Căn cứ vào phiếu báo xin nghỉ công ty thanh toán tiền hưởng BHXH cho anh Thanh như sau:
PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH
Đơn vị : Công ty CP thép đức Phát Mẫu số : C02-Biểu hiện
Bộ phận: công nhân Số 22
Họ tên : Nguyễn Văn Thanh Tuổi : 26
Tên cơ quan Y tế
Ngày tháng khám
Lý do Căn bệnh
Số ngày cho nghỉ Y bác sĩ ký tên đóng dấu
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận của phụ trách Tổng
số
Từ ngày
Đến ngày
Y tế công ty
02/01 Con ốm
3 01/02 04/02 3 T
Biểu số 2.2:Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội 3.000.000
Lương BHXH = ì 3 ì 75 % = 259.000đ
26
Căn cứ vào phiếu nghỉ số 22 lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH
Họ và tên : Nguyễn văn Thanh 26 tuổi Nghề nghiệp : Công nhân
Đơn vị công tác : Công ty CP thép Đức Phát Thời gian đóng BHXH : 4 năm
Số ngày được nghỉ : 3 ngày
Số tiền được hưởng trợ cấp: 259.000đ Viết bằng chữ:
Số tiền được hưởng BHXH anh Thanh được lĩnh cùng ngày nhận lương
Kế toán lương phải căn cứ vào giấy tờ gốc là giấy xác nhận nghỉ ốm, giấy xác nhận của cơ sở y tế, phiếu thanh toán BHXH mới tính lương BHXH cho CBCNV + Trường hợp 2: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì trong thời gian nghỉ việc được hưởng 100% tiền lương cơ bản trước khi người lao động đóng góp BHXH,
cộng với chi phí điều trị. Khi thương tật ổn định, tổ chức BHXH giới thiệu đi khám, giám định khả năng lao động để xác định mức độ trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng.
2.2.5.2. Quỹ BHYT
Hiện nay công ty trích tỉ lệ quỹ BHYT: 4,5% tính trên tổng quỹ lương thực tế của người lao động. Trong đó 3% tính vào chi phí quản lý của công ty, còn 1,5%
người lao động chịu trừ vào lương.
Như vậy như ví dụ trên về chị Lê Thị Minh Phượng thì:
+ Công ty phải đóng một mức BHYT là: 2.500.000 x 3% = 75.000 đồng + Chị Phượng chịu: 2.500.000 x 1.5% = 37.500 đồng
2.2.5.3. Quỹ BHTN
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đóng 1% mức tiền lương, tiền công hàng tháng; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công.
Theo ví dụ trên thì:
+ Chị Phượng đóng vào quỹ BHTN là 2.500.000 x 1% = 25.000 + Doanh nghiệp chịu 25.000
2.2.5.4. KPCĐ
Dùng để duy trì hoạt động công đoàn của doanh nghiệp được tính trên 2% tổng quỹ lương tính tất cả vào chi phí kinh doanh trong đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên,1% giữ tại doanh nghiệp.
2.2.6. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP thép Đức Phát
2.2.6.1. Quy trình ghi sổ
Công ty tiến hành tính lương cho CBCNV vào cuối mỗi tháng.
+ Trước tiên công ty căn cứ vào bảng chấm công phiếu thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ để vào bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương là chứng từ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động. Bảng thanh toán lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận tương ứng với bảng chấm công. Căn cứ vào bảng này kế toán tiền mặt viết phiếu chi và thủ quỹ chi tiền. Bảng thanh toán lương phải được Giám đốc Công ty và kế toán trưởng duyệt.
Từ các số liệu về số ngày công thực tế, số ngày nghỉ trong bảng chấm công được tập hợp vào bảng thanh toán tiền lương. Trên bảng tính lương cần ghi rừ từng khoản tiền lương, cỏc khoản phụ cấp trợ cấp, cỏc khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh, sau khi kế toán thanh toán tiền lương lập và duyệt chuyển cho kế toán trưởng, kế toán trưởng xem xét, kiểm tra xác nhận và ký duyệt, chuyển cho giám đốc duyệt. Khi trả lương cho người lao động thì người lao động phải ký vào cột ký nhận.
Dựa vào bảng chấm công, tổ trưởng xét mức xếp loại theo A, B, C để xét mức thưởng cho cán bộ. Thưởng cho cán bộ được tính như sau:
Ngày công Loại công Tiền thưởng (VNĐ)
≥ 26 A 550.000
≥ 12 B 300.000
≥ 20 C 250.000
< 20 D 0
+ Sau khi lập bảng thanh toán lương, thưởng kế toán tiến hành vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản.
2.2.6.2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP thép Đức Phát.