CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại chi cục thuế quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

1.4. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM

1.4.1. Đặc điểm, vai trò của ngành vận tải nói chung

Vận tải là một ngành dịch vụ thực hiện công việc dịch chuyển hàng hóa và hành khách từ nơi này đến nơi khác trong không gian theo các mục đích khác nhau của xã hội.

- Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải:

+ Đặc điểm lớn nhất của ngành vận tải là mang tính phục vụ, đảm bảo cho các ngành sản xuất vật chất khác hoạt động bình thường;

+ Có tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ;

+ Trong hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ, không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ;

+ Quá trình sản xuất của ngành vận tải không làm thay đổi tính chất lý, hóa mà chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng lao động để tạo ra sản phâm; lao động trong ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị của hàng hóa được vận chuyên.

- Vai trò của vận tải:

+ Đối với sản xuất: vận tải là một ngành sản xuất, là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế quốc dân; vận tải tạo nên khuynh hướng định vị công nghiệp và xây dựng, nó ảnh hưởng đến chi phí của cải vật chất, điều kiện hoạt động, quy mô của xí nghiệp sản xuất và chất lượng sản xuất hàng hóa.

+ Đối với việc phục vụ con người: vận tải phục vụ cho con người được gần lại nhau, đặc biệt đối với những người ở những khu vực văn hóa khác nhau; vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển con người (đi làm, mua bán, thăm viếng, giải trí...).

+ Vận tải với việc thực hiện chức năng quốc tế: vận tải là một ngành

kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Hệ thống này không bao giờ bị đóng mà luôn vươn ra thị trường quốc tế thông qua việc phát triển xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết; phát triến hợp tác quốc tế, phát triển lưu thông quốc tế về văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

1.4.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển giao thông vận tải nói chung

Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta là nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo trở thành một nước công nghiệp có kinh tế phát triển vững mạnh, văn hóa, khoa học công nghệ tiên tiến, chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng vững mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó, tất cả các ngành, các cấp phải nỗ lực thực hiện đúng đường lối mà Đảng ta đã vạch ra. Để có một xã hội phát triển thì không thể thiếu một nền kinh tế phát triển, để phát triển kinh tế bền vững không thể thiếu một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo đánh giá, trên 82% lượng hàng hóa vận chuyển và 94% lượng hàng hoá luân chuyển trong buôn bán thế giới được vận chuyến bằng đường biển. Với nước ta nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển dần từ tình trạng nhập siêu sang thế cân bằng và tiến tới xuất siêu trong tương lai. Sản phẩm xuất khẩu của nước ta cũng đang chuyển dịch cơ cấu từ xuất khâu thô các mặt hàng nông, lâm, thổ sản là chủ yếu sang xuất khẩu sản phấm công nghiệp chê biến tinh và dịch vụ. Giao lưu kinh tế quốc tế đang gia tăng với tốc độ cao, phát triển cả về quy mô khối lượng và kim ngạch giao dịch đồng thời thị trường cũng mở rộng đến tất cả các châu lục. Quy mô lượng hàng hóa giao dịch phát triển nhanh cùng với thị trường mở rộng, nên chỉ có phát triển ngành vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng mới có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khâu.

Nhận thức rừ về vai trũ, vị trớ của cảng biển đối với việc phỏt triển nền

kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đầu tư phát triển một cách đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống Cảng biển, hệ thống kho bãi và hệ thống giao thông nội địa. Ngày 25 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 355/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thay thế Quyết định số 35/QĐ- TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009; theo đó: “Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020 về trong thể hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận chuyển... ”.

Song song với phát triển hệ thống Cảng biển, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư hạ tầng cho miền hậu phương của Cảng biển, thông qua các tuyến vận tải nội địa bằng đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, đường ống mà trong giai đoạn hiện nay lĩnh vực vận tải hàng hoá đường bộ đang là một phương thức vận tải phổ biến nhất. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, khối lượng hàng hoá vận chuyển đi và đến cảng qua hệ thống giao thông đường bộ bằng phương tiện ô tô luôn chiếm từ 70% đến 80% tổng sản lượng (bài viết: “Kết nối giao thông sau cảng biến tạo thuận lợi khai thác cảng biển hiệu quả ” - Báo Hải Phòng, số ra ngày 26 tháng 12 năm 2012.

Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 về tổng thể hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận chuyển, trong đó ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô bốn làn xe dọc trục Bắc - Nam; nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; đồng thời, ưu tiên nâng cấp, phát triển giao thông các tuyến trọng điểm tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, mở rộng các cảng hàng không quốc tế và cảng cửa

ngừ quốc tế...

Tại miền Bắc, Hải Phòng với đặc điểm là thành phố cảng biến lâu đời, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, lá chắn cho Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, luôn phát huy truyền thống cách mạng và năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, đến nay Hải Phòng đã trở thành một thành phố công nghiệp, đô thị loại I của đất nước; một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo; có vị trí trọng yếu cả về kinh tể và quốc phòng - an ninh (trích Nghị quyết số 32-NQ/TW về "Tình hình và kết quả xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng ”),

Thành phố Hải Phòng luôn được Trung Ương cũng như Đảng bộ, Chính quyền địa phương tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ theo hướng hiện đại hóa. Ngày 14 tháng 4 năm 2013, dự án đầu tư xây dựng Cảng quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện chính thức được phát lệnh khởi công; dự án này nằm trong danh mục các dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đen năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 412/QĐ-TTg. Dự án đầu tư xây dựng Cảng quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước; dự kiến thời gian sẽ đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2016. Cảng được đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ bốc xếp đồng bộ, hiện đại, có thể tiếp nhận được tầu Container trọng tải lớn từ 4.000 - 6.000 TEU và lên đến 8.000 TEU trong các giai đoạn sau của Dự án (tương đương với tàu trọng tải 100.000 tấn hoạt động trên tuyến vận tải biển xa). Trong tương lai, Cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng sẽ đóng vai trò trung tâm về hệ thống cảng biển và cảng nội địa khác là các vệ

tinh, hình thành hệ thống logistic năng động, hiệu quả và trở thành trạm trung chuyển hàng hóa quốc tế; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đưa hàng hóa xuất khẩu của khu vực miền Bắc đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ. Khi đó, hàng hóa không phải trung chuyển qua các cảng khu vực như Singapore, Hong Kong, giảm chi phí vận tải, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.. .Ngoài ra, Cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng cũn thu hỳt lượng lớn hàng quá cảnh từ khu vực Đông Bắc Lào và khu vực Nam Trung Quốc.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, đến cuối năm 2014 sề hoàn thành các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của Trung Ương như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (245 km) và dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (103 km)...; trên địa bàn thành phố Hải Phòng, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương như dự án thi công mới, nâng cấp cải tạo các tuyến đường vành đai thuộc địa bàn Thành phố (đường 356 Đình Vũ đã hoàn thành trước tết Nguyên đán năm 2013)...Với những sự quan tâm đầu tư của Chính phủ và của thành phố đã tạo thêm nhiều Ịợi thế để thành phố Hải Phòng phát triến.

Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống Cảng biển, hệ thống kho bãi và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nội địa sẽ tạo điều kiện tiên quyết trong việc phát triển nền kinh tế, tăng cường nền an ninh quốc phòng của đât nước; qua đó hàng hóa từ miền hậu phương có thể đưa đến Cảng biển đế xuất khấu ra nước ngoài hay vận chuyển đến các khu vực địa phương khác hoặc hàng hoá nhập khấu từ nước ngoài, nhập từ các khu vực địa phương khác qua Cảng biển được cung cấp ngược lại cho miền hậu phương; góp phần tăng cường giao thương giữa các vùng, miền, các địa phương trong đât nước và giữa nước ta với các nước trong khu vực, Thế giới.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại chi cục thuế quận hồng bàng thành phố hải phòng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w