Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 20 - 28)

2.2.1. Một số chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số a, Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất

Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số là nông dân, 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông [14], vì thế đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với trình độ dân trí, canh tác còn thấp, chưa ứng dụng được khoa học công nghệ trong canh tác, sản xuất, nên hiệu quả sử dụng đất không cao. Nhu cầu sử dụng đất để canh tác khá cao, một số nơi người dân dân tộc thiểu số còn thiếu đất ở, đất sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu đó của đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ như Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị "Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi" và Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 21-1-2003 của BCH T.Ư Đảng khóa IX "Về công tác dân tộc"

đó thể hiện rừ chủ trương, định hướng và những mục tiờu, nhiệm vụ, giải phỏp để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi, vùng DTTS, trong đó có vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Triển khai chủ trương này, Chính phủ ban hành nhiều quyết định, chính sách cụ thể. Từ năm 2002 đến 2011, có hơn 40 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hơn 50 quyết định, thông tư của các bộ, ngành ( Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31-12-2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;…).

UBND các tỉnh, thành phố đã xây dựng 405 đề án, dự án triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo. Qua 10 năm thực hiện (2002-2011), với nhiều chương trình, chính sách, đã có 333.995 hộ đồng bào DTTS nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (148.059 hộ được hỗ trợ đất ở, 185.936 hộ được hỗ trợ đất sản xuất)[17]. Với kết quả đó, đồng bào rất phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, không du canh, không di cư tự do, cùng nhau nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đến nay, còn hơn 300 nghìn hộ DTTS nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất,

gần bằng số hộ cần đầu tư của giai đoạn khởi đầu chính sách (2002- 2008)[17].

Điều này đồng nghĩa với việc còn một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS đang có cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn. Vùng miền núi, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn mức sống còn khoảng cách khá xa so các vùng khác của cả nước. Nguyên nhân do việc triển khai các chính sách cụ thể gặp khó khăn, bất cập, kết quả đạt thấp, nhất là nhiều chính sách thực hiện dang dở, không đạt mục tiêu đề ra. Một số mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách Nghị quyết 24/NQ-TW đặt ra đến năm 2010 thì đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Thời gian qua (2002-2011), Chính phủ đã tích cực chỉ đạo, tập trung giải quyết vấn đề bức xúc nhất đối với cuộc sống của các hộ DTTS nghèo, đó là thiếu và không có đất ở, đất sản xuất. Các chính sách đúng, trúng và nhận được sự hưởng ứng, đồng tình của người dân, cấp ủy, chính quyền các cấp nhưng trong quá trình thực thi lại chưa đạt kết quả, hiệu quả cao. Nguyên nhân do quản lý nhà nước, chỉ đạo thực hiện các chính sách về đất ở vùng DTTS còn hạn chế, yếu kém. Nhiều địa phương lúng túng trong xác định đối tượng thụ hưởng, phải điều chỉnh đề án, chậm được phê duyệt vì số liệu thiếu chính xác, phải rà soát nhiều lần. Trong khi đó, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai lại quá chậm.

Nhiều chương trình, dự án có cùng một số nội dung nhưng mỗi bộ, ngành quản lý một chương trình, dự án khác nhau, dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong tổ chức thực hiện đối với cơ sở. Mặt khác, các chính sách liên quan việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đều cú cỏc mục tiờu lớn, rừ và cụ thể, nhưng lộ trỡnh, thời gian thực hiện lại quá ngắn. Định mức hỗ trợ thấp và chưa sát tình hình thực tế tại các địa phương, vùng miền. Việc bố trí nguồn lực, bảo đảm điều kiện thực hiện các chương trình còn hạn chế, dàn trải. Qua báo cáo của các địa phương, hầu hết các chương trình, dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đều trong tình trạng chờ vốn và thiếu vốn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thực hiện các chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo không đạt mục tiêu đề ra.

Ngoài ra nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện còn hạn chế; định mức giao đất ở, đất sản xuất chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, còn nhiều bất hợp lý; giá đất trên thực tế rất cao (từ 50 đến 100 triệu đồng/ha; có nơi 300 triệu đồng/ha) nhưng mức hỗ trợ theo định mức của Nhà nước cho phép bình quân chỉ có 4 triệu đồng/ha là quá thấp nên việc điều hòa, chuyển nhượng đất để cấp lại cho dân không thực hiện được.

b, Chính sách tái định canh, định cư

* Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010:

Hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện định canh, định cư:

- Được giao đất ở, đất sản xuất, diện tích tối thiểu theo mức quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

- Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ định canh, định cư để làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu tính từ khi đến điểm định canh, định cư, nước sinh hoạt; mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ và từng mục đích do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;

- Đối với hộ định canh, định cư xen ghép được hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để tạo nền nhà;

- Hỗ trợ di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi định canh, định cư (tính theo thực tế khi lập dự án).

Các hộ du canh, du cư sau khi được tổ chức định canh, định cư được hưởng các chính sách hiện hành khác như người dân tại chỗ và được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

* Quyết định số 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2009 về Phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012

Đến năm 2012, phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Hoàn thành cơ bản việc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư trên phạm vi cả nước;

- 70% số điểm định canh, định cư tập trung (thôn, bản) có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phù hợp với quy hoạch chung, bao gồm: đường giao thông, điện, thuỷ lợi nhỏ, lớp học, nhà mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng và một số công trình thiết yếu khác;

- 100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư được tổ chức định canh, định cư theo quy hoạch, có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…

theo quy định; trong đó: trên 70% số hộ được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

- Tại các điểm định canh, định cư không còn hộ đói, mỗi năm giảm 2 - 3%

số hộ nghèo ( theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ).

Triển khai thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, trong những năm qua, Ủy ban Dân tộc Chính phủ đã cấp gần 1.250 tỷ đồng; các địa phương đã giải ngân được 1.165 tỷ đồng để thực hiện 297 dự án, trong đó có 44 dự án định canh định cư lồng ghép và 253 dự án định canh định cư tập trung. Đến nay, cả nước đã có 9.827 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với 46.187 nhân khẩu được di dời và định canh định cư, 3.357 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khai hoang thêm gần 9.000 ha đất ở và đất sản xuất nông nghiệp[22]. Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số bao quát ở nhiều lĩnh vực như phát triển sản xuất, giao thông, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, y tế; sắp xếp ổn định dân cư theo hướng quy hoạch mới đã góp phần phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chính sách còn một số dự án chưa sỏt thực tế, phương ỏn sản xuất khụng rừ ràng, chưa gắn sản xuất với đất đai và chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp của đồng bào vùng dự án định canh định cư làm ra, nên hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững, dẫn đến tái du canh du cư và di cư tự do ở một số địa phương. Một số nơi còn buông lỏng quản lý hộ tịch, hộ khẩu và quản lý đất sản xuất dẫn đến tình trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường.

Để thực hiện tốt các cơ quan cần làm công tác dân tộc và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc định canh định cư theo hướng sát thực, cụ thể, hiệu quả;

thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, về vốn và tổ chức triển khai để đạt kết quả cao; tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa ổn định nơi ở, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

c, Chính sách giao đất, giao rừng:

Những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện, trong đó có chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng, nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như góp phần bảo vệ rừng. Ở các vùng miền núi, quỹ đất chính là đất lâm nghiệp và rừng. Nhà nước đã tiến hành giao đất giao rừng cho dân, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện đời sống bên cạnh mục tiêu bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.

Chính sách giao đất, giao rừng được triển khai nhằm giúp dân tộc thiểu số có sinh kế từ rừng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó tạo động lực và sự chủ động cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng.

Từ giữa năm 2006 đến nay, các tỉnh ở Tây Nguyên đã thực hiện giao khoán công tác bảo vệ rừng cho dân, theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng tại chỗ.

Theo dự án được Chính phủ phê duyệt, có 4.776 hộ gia đình tại các buôn làng được giao khoán rừng với diện tích rừng đã giao khoán 109.324ha [19].

Thực hiện dự án giao khoán rừng trên, tỉnh Kon Tum đã giao 51.295ha rừng cho 2.284 hộ bà con dân tộc thiểu số quản lý, bảo vệ [19].

Tỉnh Gia Lai đã giao 15.540ha rừng cho 584 hộ quản lý, bảo vệ [19].

Tỉnh Đắk Lắk giao 19.300ha rừng cho 308 hộ quản lý bảo vệ [19].

Tỉnh Lâm Đồng giao 21.569ha rừng cho 808 hộ và tỉnh Đắk Nông giao 1.620ha rừng cho 89 hộ quản lý bảo vệ [19].

Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho đồng bào DTTS, UBND các huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định giao hơn 27.000 ha rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng sản xuất nghèo) cho hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư đồng bào DTTS quản lý và hưởng lợi [18].

Các chương trình 134, 135 của Chính phủ cùng nghị quyết 04 của tỉnh đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số Bình Thuận có một cuộc sống ổn định. Đến nay, toàn tỉnh đã giao khoán gần 90 ngàn ha rừng cho 2.447 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận quản lý, bảo vệ [21].

Tỉnh Quảng Nam đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích gần 540 hécta đất rừng và lập hồ sơ giao đất cho 13 cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ với hơn 2.625 hécta rừng các loại [20].

Mặc dù Nhà nước đã ban hành chính sách giao đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng thực tế kết quả rất hạn chế .Ngành lâm nghiệp đầu tư cao, chậm mang lại thu nhập nên nếu đầu tư hiệu quả sẽ mang lại thu nhập trung và dài hạn cho các khoản chi lớn, tiết kiệm, tái đầu tư phát triển lâm nghiệp…

Đồng bào dân tộc thiểu số muốn cải thiện sinh kế thì phải dựa vào các nguồn sinh kế khác mà chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi hoặc nghề nghiệp khác như cán bộ, giáo viên, xuất khẩu lao động…

Trong đó, trở ngại lớn nhất là yêu cầu về hồ sơ, thủ tục quá phức tạp. Vì theo Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, để hoàn tất hồ sơ thì phải họp bàn giữa chính quyền với người dân để thông qua đơn, kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, thẩm định hồ sơ, tờ trình kèm hồ sơ, biên bản khi bàn giao rừng tại thực địa, thực hiện nghĩa vụ tài chính...Mà một đồng bào và chính quyền cấp xã bình thường không thể hoặc rất khó hoàn thành được tất cả các yêu cầu nêu trên. Chưa nói đến đồng bào các dân tộc còn bị rào cản ngôn ngữ, thì các thủ tục trên thật sự là thách đố không thể vượt qua. Mặt khác, đồng bào DTTS đều nghèo, cho nên hầu như không có nguồn lực để chi phí cho các thủ tục giao đất rừng theo quy định của Thông tư 38/2007/TT-BNN, có bản do trình độ văn hóa người dân còn hạn chế, cho nên việc yêu cầu họ viết đơn và làm các thủ tục để được xét giao đất, giao rừng là điều không thể. Ngoài ra, nguyên nhân chính sách GĐGR thời gian qua tác động không mấy tích cực đến đời sống sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số một phần do vấn đề tham vấn chưa tốt, chưa có sự tham gia của người dân.

2.2.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Trị 2.2.2.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam

Kết quả theo dừi diễn biến tài nguyờn rừng được ban hành tại Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, tính đến 31/12/2013 như sau:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc là: 16.679.408 ha Trong đó:

+ Diện tích đất có rừng: 13.954.454 ha + Diện tích đất chưa có rừng: 2.724.546 ha

+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn 6.093 xã (trong đó: 238 xã có diện tích 10.000 ha trở lên; 1.048 xã có từ 3.000 đến 10.000 ha; 1.528 xã có 1.000 đến 3.000ha; 1.044 xã có 500 đến 1.000 ha và 2.235 xã dưới 500 ha).

- Độ che phủ rừng năm 2013 đạt 41,0%. Trong 7 năm ( 2006 - 2013) diện tích rừng cả nước tăng 0,9 triệu ha, độ che phủ tăng 3,8% ( trung bình tăng 0.5

%/ năm).

Công tác giao đất, giao đất lâm nghiệp trong thời gian qua ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo Nghị định 02/CP ngày 15/3/1995; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm

đính lâm nghiệp và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003. Theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, kết quả giao đất lâm nghiệp tính đến 31/12/2013 được thể hiện như sau:

- Tổng diện tích rừng đã giao: 11,6 triệu ha, chiếm 83,6% diện tích rừng toàn quốc (13,95 triệu ha) và chiếm 69,6 % so với tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (16,67 triệu ha).

- Tổng diện tích rừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2.292.626 ha, chiếm 16,4 % ( Diện tích rừng do UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha năm 2005 xuống còn 2,2 triệu ha năm 2013).

Tổng hợp kết quả giao đất lâm nghiệp chia theo chủ quản lý trên phạm cả nước được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả giao đất lâm nghiệp chia theo chủ quản lý

STT Chủ quản lý Diện tích ( triệu ha) Tỷ lệ %

1 Doanh nghiệp Nhà nước 1,90 13,63

2 Ban quản lý rừng 4,74 34,03

3 Hộ gia đình, cộng đồng 3,93 28,21

4 Tổ chức kinh tế 0,20 1,43

5 Đơn vị vũ trang 0,26 1,86

6 UBND 2,29 9,26

7 Các tổ chức khác 0,61 4,37

(Nguồn: Quyết định số 3322/QĐ-BNPTNT) 2.2.2.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Trị

Năm 2013, tỉnh Quảng Trị hiện có 236.032 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm 141.305 ha, còn lại là rừng trồng, độ che phủ đạt 47,98%. Để bảo vệ và phát triển vốn rừng, từ năm 2006, tỉnh đã giao thí điểm cho cộng đồng thôn, bản và hộ gia đình người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa quản lý.

Sau khi có chủ trương của tỉnh, các xã đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện họp dân để phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi gia đình có ý thức bảo vệ rừng. Nhờ vậy đến nay, rừng tự nhiên cũng như rừng trồng và đồi núi trọc trên địa bàn các huyện nêu trên đã có chủ. Qua nhiều năm tiến hành

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w