4.5.1 Hiệu quả của chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số
a, Hiệu quả kinh tế:
Sau 3 năm thực hiện chủ trương (tính từ năm 2006), toàn huyện đã giao được 783 ha rừng tự nhiên cho 05 cộng đồng thôn bản của 04 xã (Ba Tầng, Húc, Hướng Phùng, Hướng Tân) và gần 54 ha cho 8 nhóm hộ gia đình thuộc thôn Pa RinC, xã A Dơi. Đến năm 2013, huyện đã giao được hơn 3000ha rừng tự nhiên cho đồng bào dân tộc thiểu số. Con số này đã khẳng định rừng ở Hướng Hóa đang dần có chủ thực sự. Có đất rừng, có rừng, có thêm tư liệu sản xuất, người dân DTTS huyện Hướng Hóa như được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo.
* Tác động đến đời sống, thu nhập
Để đánh giá tác động của việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý đến đời sống, thu nhập và giải quyết việc làm của người dân huyện Hướng Hóa, đề tài đã tiến hành điều tra 51 hộ dân tại xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Lập và A Dơi. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể tại bảng 4.13
Bảng 4.13 Tác động của việc giao đất lâm nghiệp cho DTTS quản lý đến đời sống, thu nhập và việc làm của người dân huyện Hướng Hóa
TT Chỉ tiêu Kết quả Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Mức sống
Tăng nhiều 39 82,36
Tăng ít 6 11,76
Không tăng 6 5,88
2 Thu nhập
Tăng nhiều 37 72,54
Tăng ít 8 15,68
Không tăng 6 11,76
3 Việc làm
Tạo ra việc làm 40 18,43
Tạo ra việc làm ít 8 13,72
Không tạo ra việc làm 3 5,88
(Nguồn:Điều tra phỏng vấn hộ gia đình) - Thu nhập
Trong thời gian qua thu nhập của các hộ gia đình đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, không ngừng tăng lên. Qua số liệu bảng 4.13 cho thấy, trong số 51 hộ gia đình được điều tra thì có đến 45 hộ trả lời là tăng thu nhập (chiếm 88,23% số hộ điều tra). Thu nhập của các hộ gia đình có sự chuyển biến như vậy là vì trước khi được giao đất giao đất lâm nghiệp, thu nhập của hộ gia đình DTTS chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp hoặc làm thuê (tuy nhiên việc làm thuê thì lại không đều), khoản thu nhập này chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Sau khi được giao đất để trồng rừng, mỗi năm mỗi hộ gia đình có thêm hơn 5 triệu đồng từ trồng rừng (nhưng đây là giá trị tính trung bình cho mỗi năm, thực chất sau khoảng 5 - 6 năm mới có thu nhập từ rừng). Với chi phí khoảng 15-20 triệu đồng/ha thì sau khi thu hoạch sẽ có khoảng 40 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, khi được giao đất lâm nghiệp để bảo vệ, các hộ gia đình sẽ được trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai thác lâm sản ngoài gỗ như tre, mây, giang, măng, nứa, củi… đã góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Cũng theo các hộ gia đình thì thu nhập từ trồng rừng sẽ được dùng làm khoản tiết kiệm, còn thu nhập từ các hoạt động khác chỉ để trang trãi trong gia đình nên không thể tiết kiệm được. Như vậy, trồng rừng đã làm tăng thêm thu nhập cho các cộng đồng, làm nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời tạo nguồn vốn để đầu tư sản xuất vào các ngành khác và quay vòng vốn cho trồng rừng vụ sau
Tuy vậy, vẫn có 6 hộ trả lời rằng thu nhập của họ không tăng ( chiếm 6,25%), nguyên nhân dẫn đến việc này là do 6 hộ dân vẫn chưa nắm bắt được chính xác đầy đủ các kỷ thuật canh tác, chăm sóc loại cây mà mình gieo trồng, cây phát triển không tốt, thân cây gầy và chiều cao cây không đạt chỉ tiêu, dẫn đến việc bán cây khó khăn và giá bán đi không cao dẫn đến việc tiền thu về chỉ đủ trả các khoản vay ban đầu để đầu tư cho chi phí giống, phân bón…..
- Mức sống
Ngoài việc làm tăng thu nhập, thì việc giao đất lâm nghiệp cũng mang lại sự thay đổi trong mức sống của các hộ DTTS. Qua bảng 4.13 cho thấy, trong số 51 hộ gia đình được điều tra thì có đến 45 hộ trả lời rằng mức sống của họ tăng lên ( chiếm 88,24% ).Trước khi chưa có chính sách giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý, đời sống của các hộ gia đình trong cộng đồng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Từ khi có chính sách giao đất lâm nghiệp thu nhập của các hộ gia đình đã không ngừng tăng lên, làm cho chất lượng cuộc sống của họ cũng được nâng lên đáng kể, về mặt vật chất lẫn tinh thần. Chất lượng bữa ăn đã được cải thiện, không còn thiếu thốn như trước nữa. Đại đa số các hộ gia đình đều có xe máy, mua sắm các trang thiết bị trong nhà như điện thoại, tivi và các vật dụng
cần thiết khác… Ngoài ra vẫn có 6 hộ trả lời rằng mức sống của họ không tăng ( chiếm 11,76 % ), nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình quản lý bảo vệ rừng, các chủ rừng bị ảnh hưởng của thiên tai phá hoại, bệnh tật xuất hiện khiến thu nhập của họ từ rừng bị giới hạn và sau khi chi trả tiền chữa bệnh thì số tiền dư ra không nhiều, chưa đủ để trang trải cho một cuộc sống tốt hơn.
b, Hiệu quả xã hội:
- Giải quyết việc làm
Trong số các hộ gia đình được phỏng vấn, trước khi giao đất lâm nghiệp lao động chủ yếu làm nông nghiệp nên thời gian nhàn rỗi sau sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Nếu như không có các hoạt động khác bổ sung vào thời gian đó thì vừa lãng phí thời gian, vừa không đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Qua bảng 4.13 cho thấy, trong số 51 hộ gia đình được điều tra thì có đế 48 hộ trả lời rằng nhờ việc được giao đất lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi mà gia đình họ đã giải quyết được vấn đề việc làm ( chiếm 94,12% ).
Việc giao đất lâm nghiệp cho người dân tiến hành trồng, bảo vệ rừng vừa đảm bảo tăng thu nhập, góp phần giải quyết thời gian nhàn rỗi sau sản xuất nông nghiệp của lao động. Ngoài ra, những hộ gia đình có diện tích rừng lớn sẽ thuê lao động những lúc bắt đầu vụ trồng hoặc chăm sóc rừng, vì vậy đây sẽ là cơ hội việc làm tốt cho những lao động nhàn rỗi.
- Hạn chế các vụ cháy rừng, đốt rừng góp phần ổn định và phát triển tài nguyên rừng.
Bảng 4.14: Tình hình cháy rừng ở Hướng Hóa giai đoạn 2000-2013
Năm Số vụ cháy
Diện tích thiệt hại
(ha) Năm Số vụ
cháy
Diện tích thiệt hại (ha)
2000 3 66,8 2007 1 9,8
2001 2 35,7 2008 2 32,8
2002 3 41,4 2009 1 11
2003 0 0 2010 3 51,7
2004 3 36,03 2011 1 8,8
2005 2 21,9 2012 0 0
2006 1 24,1 2013 0 0
Tổng 22 340,03
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa)
Qua bảng 4.14 cho thấy, trong giai đoạn tiến hành giao rừng cho DTTS từ năm 2006-2013, số vụ cháy rừng xảy ra là 9, với diện tích thiệt hại là 138,2 ha; giảm 4 vụ cháy rừng và diện tích thiệt hại giảm 63,63ha so với giai đoạn 2000-2005.
- Nâng cao ý thức tự giác, ý thức bảo vệ rừng của người dân đặc biệt là khi có chính sách giao đất.
c, Hiệu quả môi trường
Bảng 4.15 Tỷ lệ che phủ của đất lâm nghiệp giai đoạn 2006-2013
Năm Diện tích đất lâm nghiệp (ha)
Diện tích đất tự nhiên (ha)
Độ che phủ (%)
2006 36038,30 115086,73 25,29
2007 34411.17 115086.73 29,9
2008 36045.34 115086.73 31,32
2009 74453.98 115283.14 64,69
2010 74453.98 115283.14 64,69
2011 74539.75 115283.14 64,77
2012 74797,30 115283,14 64,99
2013 71618.22 115283.14 62,23
(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai của huyện Hướng Hóa từ năm 2006đến 2013)
Hình 4.4: Sự thay đổi độ che phủ của đất lâm nghiệp huyện Hướng Hóa giai đoạn 2006- 2013
Từ sau khi có chính sách giao đất, giao rừng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn được khoanh nuôi, bảo vệ tốt, diện tích rừng trồng được tăng lên làm cho tài nguyên đất rừng bền vững, từng bước nâng cao diện tích che phủ của rừng trên địa bàn thị trấn. Rừng tự nhiên được bảo vệ tốt, diện tích rừng tăng lên nhanh chóng, rừng trồng tăng 150 – 300 ha mỗi năm và đến nay toàn huyện có hơn 4.500 ha rừng được phủ xanh. Độ che phủ của rừng tăng dần theo từng năm từ 25,29 % năm 2006 lên 62,23% năm 2013.
Trong giai đoạn 2006-2013, thì năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp có sự tăng lên nhiều so với năm 2008 do chuyển mục đích 35.532,31ha từ các loại đất khác sang đất lâm nghiệp như: chuyển từ đất trồng lúa, đất trồng cỏ, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất chưa sử dụng sang đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ. Năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp là 71618,22 ha, giảm so với năm 2012 do chuyển đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm 194,63 ha (ở xã Ba Tầng 30,0 ha; tại xã Hướng Linh 164,63 ha); chuyển sang đất trồng lúa 15 ha ở xã Ba Tầng; chuyển sang đất trồng cây lâu năm 2906,59 ha (trong đó:
1024,51 ha tại xã Hướng Lộc và 1882,08 ha tại xã Húc); chuyển sang đất trụ sở cơ quan 0,56 ha cho Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Quảng Trị tại xã Hướng Việt; chuyển sang đất Quốc phòng 0,12 ha tại xã Hướng Việt. Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất trồng lúa 9,59 ha ở xã Hướng Linh; chuyển sang đất ở 7,47 ha tại xã Hướng Linh; chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,96 ha tại xã Hướng Linh; chuyển sang đất chưa sử dụng 27,51 ha theo số liệu cấp giấy cho các ban quản lý rừng [10].
Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy hiệu quả môi trường từ chính sách giao đất giao rừng là rất rừ ràng.
4.5.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số
a, Thuận lợi
Giao rừng gắn hưởng lợi trực tiếp sản phẩm từ rừng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được sự quan tâm chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện Hướng Hóa, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương và toàn thể quần chúng nhân dân sống trên địa bàn.
- Có sự nhiệt tình năng nỗ của những người trực tiếp làm công tác giao rừng là cán bộ công chức Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa.
- Tài nguyên rừng trên địa bàn còn nhiều và tập trung nên thuận lợi trong
quá trình triển khai.
b, Khó khăn
- Văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương chưa kịp thời do đó bước đầu triển khai còn chậm và lúng túng (Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/11/2001, song ngày 03/9/2003 Bộ Nông nghiệp–PTNT và Bộ Tài chính mới có Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ).
- Nhận thức của người dân về vai trò của rừng đối với đời sống xã hội còn hạn chế, ý thức bảo vệ và phát triển rừng chưa cao.
- Kinh phí giao đất giao rừng theo quyết định số 178/2001/QĐ-TTg chưa có sự đầu tư của Trung ương, trong khi đó vốn đầu tư của tỉnh hạn chế nên diện tích giao hàng năm ít, không thể giao cùng lúc cho nhiều thôn dẫn đến dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các thôn bản với nhau ( xã Húc: thôn Tà Rùng (2006), thôn Húc Thượng( 2009), thôn Ho Le (2010); xã Ba Tầng: thôn Măng Sông(2009), thôn Ba Lòng(2010)…).
Một số tồn tại trong chính sách giao đất giao đất lâm nghiệp:
- Quyền lợi của cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình dân tộc thiểu số nhận đất lâm nghiệp còn nặng về các điều khoản chính sách mà chưa có giá trị thực tế cao, quyền hưởng lợi sản phẩm chưa được tính toán một cách dễ dàng để người dân dễ hiểu. Các điều khoản về quyền lợi của các hộ nhận đất nhận rừng chưa phù hợp với thực tế, sản phẩm hưởng lợi từ rừng chưa được tính toán cụ thể.
Hầu hết chưa xỏc định rừ thời điểm cỏc hộ DTTS được phộp khai thỏc chớnh cho từng kiểu rừng và từng trạng thái rừng được giao do đó cộng đồng, nhóm hộ gia đình không biết được sau bao nhiêu năm kể từ lúc nhận rừng thì được khai thác và hưởng lợi sản phẩm khai thác.
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Hướng Hóa phần lớn thuộc các Ban quản lý (Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa chiếm 23.300 ha (rừng tự nhiên 21.477,1 ha). Rừng tự nhiên của Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Hướng Hóa-Đakrông: 4.542,4 ha. Rừng tự nhiên của UBND các xã: 16.808 ha) nên việc thực hiện giao đất giao rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg sẽ không thực hiện được vì không thực hiện được trên diện tích lâm phận đã được giao cho các tổ chức.
- Chi phí để giao 1 ha rừng chưa có sự thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, tuỳ theo điều kiện của mỗi tỉnh mà có đơn giá khác nhau. Đơn giá thực hiện giao 1 ha đất lâm nghiệp (Kể cả điều tra trữ lượng gỗ) tỉnh Quảng Trị đang áp dụng là: 310.000 đồng tương đối thấp so với thực tế, chưa đáp ứng với khối lượng công việc. Theo Quyết định số 112/2008/QĐ- BNN của Bộ NN&PTNT, định mức kinh tế - kỹ thuật để xác định lao động, vật tư, nhiên liệu và các phụ cấp cần thiết phục vụ công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ quản lý rừng là quá thấp so với thị trường. Được biết, định mức chi phí lao động đối với cộng đồng hiện là 345 ngàn đồng/ha rừng và đối với gia đình là 634 ngàn đồng/ ha (tính cả chi phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công lao động của cán bộ kỹ thuật cũng như người dân). Vì vậy, người dân nhận khoán bảo vệ rừng còn nhiều thiệt thòi.
4.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp cho đồng bào