Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội .1 Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 47)

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa

Hướng Hoá là huyện miền núi nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới với Nước CHDCND Lào. Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 55

Km về phía Tây.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình;

Phía Nam và phía Tây giáp Nước CHDCND Lào;

Phía Đông giáp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Đakrông.

Huyện Hướng Hoá có toạ độ địa lý từ 160 23' đến 170 01’ độ vĩ Bắc; 1060 30’ đến 1060 49’ độ kinh Đông.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 115.283,14 ha với 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 2 thị trấn. Thị trấn Khe Sanh là trung tâm huyện lỵ.

Hướng Hoá có vị trí rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Quảng Trị mà còn cả với khu vực Bắc Trung bộ và cả nước bởi tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Trên địa bàn huyện có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, từ đây theo Quốc Lộ 9 về phía Tây có tuyến đường xuyên Á đi qua các nước Lào - Thái Lan - Mianma.

Với đặc điểm vị trí địa lý như vậy, Hướng Hoá có lợi thế trong việc phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ đặc biệt là với các nước thuộc khối ASEAN như Lào, Thái Lan và Myanma.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Đặc trưng của địa hình Hướng Hoá là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dốc theo 2 sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất ở đây gặp khó khăn nhất định.

Có thể chia địa hình ra 3 dạng chính sau:

- Dạng địa hình thung lũng phân bố ở Khe Sanh, Hướng Tân, Tân Lập, Tân Liên, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng... Địa hình tương đối bằng, thích hợp cho phát triển các cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp).

- Dạng địa hình núi thấp, có độ dốc vừa (8-200), với độ cao địa hình từ 200 -300m, phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn: A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Thuận (vùng Lìa), Tân Thành, Tân Long và Lao Bảo. Đây là vùng có địa hình thích hợp để phát triển cây hoa màu nguyên liệu và cây lâu năm có quy mô tương đối lớn và tập trung.

- Dạng địa hình núi trung bình, sườn dốc: Đất dốc, độ dốc phổ biến > 200, độ cao địa hình 500 – 700 m. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng Đông Trường Sơn. Đây là vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới – gió mùa và khí hậu lục địa trên đỉnh trường sơn..

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,50C thấp hơn nhiệt độ trung bình của các vùng khác trong tỉnh từ 2 - 30C, nhiệt độ cao nhất bình quân 38,20C, thấp nhất là 7,70C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân 1850 mm/năm, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 88% lượng mưa cả năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai tháng 9 và 10. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 88,5%, cao nhất từ tháng 8 - 12 (89 - 91%), lượng bốc hơi trung bình 874,3 mm/năm, trong đó các tháng từ 1 đến 4 có lượng bốc hơi cao nhất, nên dễ gây ra khô hạn.

- Gió: Hướng Hoá vừa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, gió mùa và gió Tây - Nam khô nóng tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh, các xã vùng Tây Trường Sơn kèm theo mưa do mây từ Ấn độ dương tích tụ ở sườn tây ảnh hưởng tốt cho sự phát triển của cây công nghiệp và cây trồng khác.

Do có ba vùng địa hình khác nhau và là huyện chịu ảnh hưởng của yếu tố độ cao và phân chia địa hình nên khí hậu của huyện chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Tiểu vựng Đụng Trường Sơn: Chịu rừ nột của khớ hậu nhiệt đới giú mựa khô nóng mùa hè, mưa nhiều và ẩm ướt mùa đông chủ yếu là 2 xã Hướng Linh và Hướng Sơn.

- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của khí phân hoá bởi độ cao của dãy Trường Sơn nên nhiệt độ tương đối ôn hoà phân bố ở 8 xã, thị trấn:

Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, Ba Tầng và Khe Sanh.

Tiểu vựng khớ hậu Tõy Trường Sơn: Thể hiện rừ nột của chế độ khớ hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng, lượng mưa thấp, phân bổ chủ yếu ở các.

- Bão và lũ lụt: Hướng Hóa nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8-

10). xã còn lại.Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.

4.1.1.4 Thủy văn

- Lượng mưa bình quân 1850 mm/năm, tổng lượng mưa tập trung từ tháng 5 - 11 chiếm đến 88% lượng mưa cả năm, tập trung lớn nhất vào tháng 9,10. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 88,5%, cao nhất vào tháng 8 - 12 (89-91%), thấp nhất vào các tháng 3 - 7 (80-85%). Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khô hạn.

- Chế độ gió: Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tuy nhiên nhẹ hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳ có gió khô nóng độ ẩm hạ thấp, lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Trong vùng còn chịu ảnh hưởng của gió Nam từ tháng 5 - 8.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Toàn huyện có 14 loại đất chính, quy mô và cơ cấu các loại đất được thể hiện ở bảng 4.1

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh chúng ta có thể xếp chúng theo các nhóm sau:

- Nhóm đất phù sa(P&Py): Có tổng diện tích 785 ha. Chiếm 0,68% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Đất phù sa tập trung ven sông SêPôn ở địa phận thị trấn Lao Bảo và xã Tân Lập, ngoài ra phân bố rải rác ở các suối nhỏ thuộc các xã Hướng Lập, Hướng Sơn. Là nhóm đất cơ bản có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đến việc sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Nhóm đất đỏ vàng (gồm có Fs, Fe, Fj, Fq, Fa, Fk, Fu): Có tổng diện tích 107.027 ha, chiếm 92,84% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Là nhóm đất chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển cây lâu năm.

Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Hướng Hoá

TT Tên đất

hiệu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 115.283,14 100

1 Đất phù sa không được bồi P 462,00 0,40

2 Phù sa suối Py 323,00 0,28

3 Đất nâu đỏ trên đá BaZan Fk 2.897,00 2,52

4 Đất nâu vàng trên đá Ba Zan Fu 25,00 0,02

5 Đất đỏ vàng trên đá Granit Fa 40.540,00 35,12

6 Đất đỏ vàng trên đá Granit-Nai Fj 18.466,00 15,99

7 Đất đỏ vàng trên đá Gơnai Fj 425,00 0,37

8 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 24.895,00 21,63

9 Đất nâu tím trên đá phiến tím Fe 4.120,00 3,58

10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 15.659,00 13,61

11 Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit Ha 5.900,00 5,13

12 Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit-Nai Hj 150,00 0,13

13 Đất thung lũng dốc tụ D 462,00 0,40

14 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 959,14 0,82

(Nguồn: Phòng TN&MT) - Đất đỏ trên đá Bazan (Fk): Diện tích 2.897 ha; đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) diện tích 25 ha và đất đỏ vàng trên đá Gơnai diện tích 425 ha. Đây là loại đất thích hợp cho trồng cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả... những loại đất này phân bố tập trung ở các xã: Tân Lập, Tân Liên, Khe Sanh, Tân Hợp, Hướng Phùng. Nằm trên địa hình gò đồi, dốc nhẹ 3 – 120, tầng dày trên 100 cm, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn khá (2,5 - 3%), lân và kali dễ tiêu trung bình (10 -15 mg/100 g đất) hơi chua (pHKcl: 4,5 - 5).

- Đất đỏ vàng trên phiến đá sét (Fs): Diện tích 24.895 ha và đất nâu tím trên đá sét tím (Fe) diện tích 4.120 ha. Hai loại đất này chiếm 25,21 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, chúng phân bố nhiều ở các xã: Hướng Lập, Hướng Tân, Tân Lập, Thuận, Ba Tầng, Thị trấn Lao Bảo. Chúng thường nằm trên dạng địa hình đồi núi. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3 – 5 mg/100 g đất), kali dễ tiêu

trung bình (7 – 10 mg/100 g đất), đất có phản ứng chua, tầng dày phổ biến 50 – 100 cm. Các loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng.

Hướng sử dụng: Nơi ít dốc, tầng đất dày khai thác để trồng cà phê, cao su, cây ăn quả; nơi đất dốc đầu tư phát triển lâm nghiệp.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích: 15.659 ha, chiếm 13,61% và đất đỏ vàng trên đá Granít diện tích 40.540 ha, chiếm 35,13% tổng diện tích tự nhiên. Hai loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn. Tầng đất dày chủ yếu từ 50 – 70 cm.

Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng mùn nghèo (1 - 1,5%) lân và kali dễ tiêu nghèo (3 – 5 mg/100 g đất), đất chua pHKcl: 3,5 - 4. Đây là loại đất thích hợp cho trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu), cây ăn quả, cao su.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất(Fj): Diện tích 18.466 ha chiếm 15,99% tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các xã: Hướng Lập, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng. Đất thường dốc 20 – 250, tầng dày 70 – 100 cm, hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3 – 5 mg/100 g đất), kali dễ tiêu trung bình (7 – 10 mg/100 g đất), thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, đất hơi chua pHKcl:4 - 4,5. Đất này thích hợp cho trồng cà phê, cao su.

- Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 462 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở các chân đồi và khe suối hẹp, nó là sản phẩm của quá trình bào mòn, rửa trôi. Đất có hàm lượng mùn khá (trên 2%), lân và kali dễ tiêu trung bình (10 – 15 mg/100 g đất) đất chua vừa pHKcl: 5 - 5,5. Đất này thích hợp với trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất nâu đỏ vàng trên núi cao (Ha, Hj): Diện tích 6.050 ha; chiếm 5,26% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên các đỉnh núi cao ở các xã: Hướng Sơn, Hướng Phùng, độ dốc lớn thường trên 250, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên và cây gỗ rải rác. Hàm lượng mùn khá (2,5 - 3%), tầng đất dày 70 – 100 cm, thành phần cơ giới nhẹ, đất chua pHKcl: 3,5 - 4. Đất này thích hợp cho phát triển rừng.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 959,14 ha, chiếm 0,82 % diện tích tự nhiên huyện.

Hướng sử dụng: Khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi rừng.

Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện Hướng Hoá có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa

các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng... Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng giữ nước.

* Tài nguyên nước

a) Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn và nhiều sông suối nhỏ.

- Sông Sêpôn: Chảy ven theo ranh giới phía giáp với nước CHDCND Lào, theo hướng từ phía nam lên phía Tây, vùng ven theo phía Nam các xã: Xy, A Túc và phía Tây các xã: Thanh, Thuận, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo rồi chảy vào địa phận của Lào, đoạn sông chảy qua địa bàn của huyện Hướng Hóa là 55 Km, có nguồn nước dồi dào.

- Sông Rào Quán: Chảy từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy qua Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông dài 30 km, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Hồ thủy lợi thủy điện Quảng Trị ở hạ lưu của Sông Rào Quán.

- Suối Nậm Xê: chảy qua xã Hướng Lập, theo hướng từ Đông sang Tây và chảy sang nước CHDCND Lào.

- Sông Cam và suối Tiên Hiên: Bắt nguồn từ dãy núi cao của xã Hướng Sơn đổ ra sông Cam Lộ.

- Khe Tà Bồng: Bắt nguồn từ phía Bắc xã Hướng Sơn chảy xuống phía Nam xã rồi đổ vào sông Rào Quán.

- Ngoài ra còn rất nhiều khe suối nhỏ có ở hầu hết các xã và đổ vào các sông lớn kể trên.

Nhìn chung hệ thống sông, suối trong vùng khá dày đặc, nguồn nước khá dồi dào, nhưng do địa hình quá dốc, nên việc khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.

- Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Đập Kỳ Nơi (A Túc), hồ Tân Tài (Tân Lập), hồ A Xan (A Túc), hồ Lìa (A Túc), hồ XaKia (Hướng Phùng), hồ Lương Lễ (Tân Hợp), đập Tân Liên

(Tân Liên), đập Hướng Tân (Hướng Tân), Hồ chứa nước Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị…

b). Nguồn nước ngầm

Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm trong vùng rất sâu, hầu hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 – 20 m. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp thoát nước Quảng Trị tại các điểm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh cho thấy chất lượng nước ngầm tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nước sinh hoạt.

* Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản trên huyện Hướng Hoá chưa có kết quả điều tra chi tiết, theo những tài liệu đã công bố, khoáng sản đáng kể nhất trên địa bàn là đá vôi (Hướng Lập) có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho công nghiệp xi măng.

* Tài nguyên rừng

Hướng Hoá là huyện có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng và khá lớn của Quảng Trị, có nhiều chủng loại gỗ quý và phong phú. Theo số liệu thồng kê đất đai năm 2013 diện tích rừng của huyện là 71.618,22 ha, trong đó rừng sản xuất là 19.231,00 ha, chiếm 26,85% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ là 28.966,30 ha, chiếm 40,45% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng đặc dụng là 23.420,92 ha, chiếm 32,70% diện tích đất lâm nghiệp (Theo số liệu thồng kê đất đai năm 2013).

Những năm gần đây huyện đã đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trên địa bàn huyện có một Lâm trường và Đoàn kinh tế quốc phòng 337 với nhiệm vụ chính là bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng phòng hộ theo các dự án và kết hợp khai thác lâm sản, giúp dân phát triển kinh tế.

* Tài nguyên động vật hoang dã

Trên địa bàn còn nhiều loại chim thú hoang dã như: Lợn rừng, Nai, Mang, Khỉ, Gấu, Hổ, Công, Trĩ, Gà Lôi Lam... Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá có ý nghĩa lớn về môi trường sinh thái, khoa học và kinh tế.

Trong nhiều năm qua, nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút, nhiều loài thú quý hiếm có xu hướng bị tuyệt chủng trên địa bàn như (Gấu, Hổ...) cùng với việc tái tạo vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ vì đây là nguồn tài nguyên có giá trị cao về nhiều mặt và không dễ

* Tài nguyên nhân văn và du lịch

Hướng Hoá - Mảnh đất với truyền thống dựng nước và giữ nước, bảo vệ biên cương, là ngọn cờ nêu cao lòng kiên cường, không chịu khuất phục trước bất cứ một kẻ thù nào đã ghi vào trang sử chói chang, vẻ vang muôn thuở. Nét đặc trưng phõn biệt rừ giữa mảnh đất Hướng Hoỏ với cỏc huyện, thị khỏc trong tỉnh là con người và văn hoá nơi đây. Đồng bào người Pa Kô, Vân Kiều - chủ nhân của vùng đất này trước kia, có những nét đặc sắc văn hoá riêng với cuộc sống cộng đồng và phong tục, tập quán độc đáo hoà lẫn với khí thiêng sông núi tạo nên một Hướng Hoá có một không hai.

Nơi đây, những trận thắng lớn của quân và dân Hướng Hoá đã làm cho địch khiếp sợ, kinh hoàng. Tên tuổi các chiến dịch như: Đường 9 Khe Sanh, Động Tri, Làng Vây, Tà Cơn... đã vang dội không chỉ trong nước mà cả toàn thế giới biết đến. Ngày nay, Hướng Hoá đã và đang hàn gắn vết thương chiến tranh, phát huy tiềm năng vốn có. Con người và mảnh đất có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần được chú trọng phát huy, phát triển.

Những lễ hội truyền thống như: Lễ đâm trâu, tục mừng mùa lúa mới, độc đáo hơn là tục đi sim của người Pa Kô, Vân Kiều mà hiếm địa phương nào có được.

Kết hợp với những mùa lễ hội, các phong tục, những nhạc cụ cồng chiêng với những vũ điệu làm say đắm lòng người được thể hiện bởi các nghệ nhân. Với nền văn hoá độc đáo của một vùng sơn cước, Hướng Hoá là nơi các đồng bào Pa Kô, Vân Kiều và Kinh sinh sống hoà thuận, cùng nhau phấn đấu bảo tồn, xây dựng, phát huy tạo nên một bản sắc văn hoá đậm đà chất riêng.

4.1.1.6 Thực trạng môi trường:

Nhìn chung Hướng Hoá có khí hậu trong lành; diện tích rừng, cây lâu năm ngày càng được mở rộng, từ việc trồng rừng đến khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, ca phê, đây là vốn quý cho phục hồi và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên do hậu quả của chiến tranh mà một số vùng đất của huyện đến nay vẫn còn nhiều bom đạn; thảm thực vật bị tàn phá nặng nề, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Bên cạnh đó việc bảo vệ, khôi phục và khai thác các nguồn tài nguyên chưa hợp lý đã làm cho tác động của môi trường đến với đời sống con người, vật nuôi ngày càng có xu hướng xấu đi.

Các nhà máy trên địa bàn cũng đã và đang bắt đầu đi vào hoạt động do đó môi trường đang có xu thế bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Từ đó xác định việc bảo vệ và cải tạo môi trường trong thời gian tới là một

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w