Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn. (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÙNG TRƯỜNG SƠN

2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn

2.4.1. Những mặt đã đạt được

Trải qua bao nhiêu khó khăn để tự khẳng định mình, cho đến nay công ty đã trở thành một công ty độc lập cả về mặt tổ chức và về mặt tài chính, hoạt động kinh doanh mang tính hiệu quả cao và đã đạt được nhiều

thành tựu. Trong nhưng năm gần đây nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng đang gặp không ít khó khăn và chịu nhiều biến động về kinh tế các doanh nghiệp xây dựng nào cũng phải cố gắng và nỗ lực hết mình để doanh nghiệp không lâm vào tình trạng xấu mà chỉ cần duy trì ở mức độ ồn định đó cũng là những thành công của doanh nghiệp.

Qua các số liệu đã phân tích cho thấy 3 năm qua tổng giá trị tài sản phẩm cũng như nguồn vốn tăng nhanh. Điều đó chứng tỏ quy mô của công ty không ngừng mở rộng, khả năng cạnh tranh của cụng ty được nõng lờn rừ rệt. Cụng ty đã chú trọng nhiều vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cũng như sửa chữa TSCĐ. Điều này được thể hiện ở chỗ giá trị các loại TSCĐ tăng dần qua các năm tăng cao qua các năm. Công ty làm ăn có hiệu quả, thu lợi nhuận và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, giải quyết nhiều việc làm cho lao động phổ thông.

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là từ vốn chủ sỡ hữu và tập trung nhiều vào vốn cố định là điều rất tốt àm công ty đã làm được. Không chịu nhiều áp lực từ bên ngoài về các khoản nợ đến hạn, hay phải đi vay để đầu tư sản xuất, công ty đã tự tạo cho mình một lượng vốn của chính mình rất lớn.

Dù phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành xây dựng nhưng tính tự chủ trong tài chính của công ty rất cao, các hệ số tự tài trợ cảu công ty đều đạt mức cao. Công ty đã cố gắng phát huy hết năng lực của mình để dần thích ứng và tạo ra uy tín trên thị trường, nhiều hợp đồng lớn được ký kết và tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác.

Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tới từng phòng ban, giúp mỗi người trong phòng, ban có trách nhiệm hơn trong việc quản lí, sử dụng vốn được giao.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty đang có xu hướng tăng dần lên và tốc độ tăng của nhưng năm sau cao hơn so với năm trước đó là dấu hiệu đáng mừng đối với doanh nghiệp.

Từ năm 2014 quy mô nguồn vốn và tài sản của công ty đã tăng lên đáng kể. Đây là sự phấn đấu về mọi mặt, mọi lĩnh vực của toàn công ty để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

Kết quả đạt được trong những năm qua (2012-2014) giúp công ty phần nào tạo dựng được lòng tin ở khách hàng, sẽ giúp Công ty dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Điều này sẽ giúp công ty thuận lợi hơn trong việc huy động vốn để tài trợ cho việc sử dụng vốn của mình.

Lương của nhân viên cũng ngày một tăng và ở mức cao làm cho họ có động lực làm việc hơn vì góp phần vào chăm lo đời sống gia đình họ tốt hơn. 2.4.2. Những mặt chưa đạt được

- Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự cân đối. Vốn cố định chiếm đến gần 80% nguồn vốn của doanh nghiệp đa số là nằm trong các TSCĐ, máy móc thiết bị của công ty.

- Hệ số quay vòng vốn, các chỉ tiêu ROA, ROE của công ty đều có xu hướng thay đổi qua các năm điều đó cho thấy công ty chưa tận dụng triệt để nguồn vốn đang có để tăng hiệu quả góp phần sinh lợi trong quá trình kinh doanh

- Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là của vay ngắn hạn nhưng đồng thời công ty đã không tận dụng được công cụ đòn bẩy tài chính, một trong những nguyên nhân mà công ty không sử dụng công cụ này là vì trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, ngành xây dựng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, vì thế công ty ưu tiên sử dụng vốn tự có để hạn chế mọi rủi ro khi không thể chi trả các khoản nợ.

- Mặt khác, việc dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán

tại ngân hàng) là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hi ện

các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Vì đặc điểm ngành nghề nên doanh nghiệp dự trữ mộ t

khoản lớn vốn bằng tiền để hỗ trợ, hoàn thành đúng tiến độ các công trình.

Nhưng qua quá trình phân tích cho thấy doanh nghiệp đã giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Hơn nữa sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do tình trạng lạm phát hiện nay ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn. (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w