MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÙNG TRƯỜNG SƠN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn. (Trang 61 - 64)

3.1. Định hướng của công ty cổ phần Tùng Trường Sơn trong giai đoạn

2016-2018

Về lĩnh vực xây dựng

• Đây vẫn là lĩnh vực hoạt động chính của công ty trong giai đoạn 3 năm sắp tới (2016-2018). Công ty xác định rằng doanh thu và lượi nhuận từ hoạt động xây lắp vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu hàng năm của công ty, cụ thể bằng những định hướng sau:

- Tăng cường tham gia đấu thầu các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh.

- Dựa vào ưu thế về nguồn tài chính sẵn có, công ty sẽ tập trung mạnh vào việc đầu tư và cải tiến các trang thiết bị và công nghệ thi công xây dựng hiện có chon ngang bằng với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn.

- Phát triển nguồn nhân lực cho mảng thi công xây lắp, tiếp tục đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo, chuyên môn hóa cho các cán bộ quản lý và công nhân có tay nghề.

- Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các công trường.

•Mở rộng ngành nghề

- Công ty đang nghên cứu mở rộng phạm vi và ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện và hiệu quả dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của công ty. Các ngành nghề dự kiến phát triển thêm:

+ Kinh doanh bất động sản

+ Sản xuất gạch bê tông nhẹ để cung cấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn

• Thi công công trình tập trung, ví dụ tập trung trong một đơn vị địa lý, nó sẽ giúp dễ quản lý, điều hành nhân công dễ và chi phí vận chuyển trang thiết bị

sẽ giảm xuống đáng kể. Nếu công ty nhận công trình mỗi nơi một cái thì việc điều hành quản lý bị phân tán không tập trung

• Đánh giá lại tài sản cố định và thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanhĐịnh kì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá TSCĐ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn cảu công ty để có những giải pháp đúng đắn với laoij vốn này nhưu để lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung vào nguồn vốn của công ty.

G ĐL = C ĐL x G CL

Trong đó:

G ĐL:giá trị còn lại của TSCĐ được định giá lại tại thời điểm đánh giá lại C ĐL: chỉ số đánh giá lại TSCĐ ở thời điểm đánh giá lại

G CL : giá trị còn lại của TSCĐ tính theo giá nguyên thủy ở thời điểm đánh gi á lại

C ĐL = NG

t

NG0

NGt : giá trị hiện tại của TSCĐ ở thời điểm đánh giá NG0 : giá trị nguyên thủy của TSCĐ

• Công ty nên mua bảo hiểm cho tài sản cố định. Các doanh nghiệp không muốn mua bảo hiểm cho tài sản cố định vì lý do chi phí bảo hiểm cho tài sản cố định là rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp thường không lựa chọn phương án mua bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho TSCĐ. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm công ty nên mua bảo hiểm cho một số tài sản cố

định trọng yếu, có xác suất gặp rủi ro cao như các thiết bị quản lý.. như vậy công ty vừa tiết kiệm được chi phí vừa bảo đảm được năng suất sản xuất.

Ngoài ra công ty nên lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp nguồn vốn khi gặp rủi ro.

• Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên

Nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định, lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Trong thực tế khi tài sản cố định, máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo một cách thận trọng qua trường lướp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Vì thế trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bọ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân.

Được đào tạo và bồi

dưỡng trình độ, người lao động sẽ nắm vững về mặt lý thuyết cũng như thực t ế ứng dụng trong sử dụng TSCĐ, MM-TB. Đồng thời giúp họ có ý thức hơn, nghiêm túc lao động, thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định trong sản xuất.

Để nâng cao chất lượng lao động thì:

- Lao động phả i qua sử dụ ng và có tiêu chuẩ n chặ t chẽ .

- Học nghề nào làm nghề đó.

- Hằng năm công ty phải tạo điều kiện cho người lao động bổ túc, đ ào tạo thêm chuyên môn, tay nghề đáp ứng nhu cầu công việc.

• Thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được nguồn vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kì kinh doanh. Thực chất là doanh nghiệp phải luôn đảm bảo và duy trì một lượng vốn cố định để kết thúc một vòng tuần hoàn , bằng nguồn vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi và phát triển được lượng vốn nhất định nhằm có khả năng về tài

chính cho việc đầu tư và mua sắm trang thiết bị mới dùng cho chu kì kinh doanh sau.

3.3. Một số kiến nghị

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kết hợp chặt chẽ giữa đảm bảo độ tài chính của nhà nước và doanh nghiệp nhằm giảm tối đa giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Tăng cường công tác thu hồi nợ, giải quyết dứt điểm các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn.

- Hướng đến việc tăng doanh thu trong những năm tới, doanh nghiệp nên có những chính sách hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí, Từ những chi phí rất nhỏ nhưu chi phí điện nước…

- Quản lý tốt nguồn tiền mặt tại quỹ bằng cách xác định đúng nhu cầu s ử dụng tiền mặt trong từng giai đoạn, tránh gây ứ đọng vốn đảm bảo tiền sinh lượi ở mức tốt nhất.

- Công ty phải thường xuyên kiểm tra hiệu quả hoạt động, cải tiến, đổi m ới máy móc, dây chuyền công nghệ, đầu tư thêm TSCĐ, doanh nghiệp cũng nên giữ lại khấu hao để có thể tăng thêm nguồn vốn bổ sung đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Cần thực hiện tốt công tác tinh giảm biên chế theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm kỷ luật, vi phậm quy chế tài chính.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên, đảm bảo nguồn lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Tùng Trường Sơn. (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w