2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Để biết được quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế, chúng ta phải bắt đầu từ Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế.
Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Sở xây dựng Thừa Thiên Huế. Tiền thân của công ty là một Đội xây dựng được thành lập tháng 5 năm 1975. Năm 1976, công ty được phát triển thành Công ty Xây lắp Bình Trị Thiên.
Trụ sở chính: Lô số 9, đường Phạm Văn Đồng, Thừa Thiên Huế
Tháng 6 năm 1986 thực hiện chủ trương chia tỉnh của Nhà nước, Công ty Xây lắp được chia thành 3 đơn vị thuộc tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở xác nhập với Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa Bình Trị Thiên. Tháng 12 năm 1992 thực hiện nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập, giải thể các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty tách Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp chuyển giao thành một đơn vị trực thuộc ngành và Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 16/12/1992 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để phấn đấu thành phố Huế là một thành phố du lịch, thành phố Festival của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo chủ trương của UBND tỉnh, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã triển khai cải tạo và làm mới lại các vỉa hè ở nhiều tuyến đường của thành phố. Nhưng vào thời điểm đó ở Công ty lại phải đi mua gạch để lát ở các thành phố khác với chi phí rất cao. Xuất phát từ những bức xúc đó, và được sự đồng ý của UBND Tỉnh, sở xây dựng Công ty Xây lắp Thừa Thiên
Huế đã tiến hành nghiên cứu thêm một dây chuyền sản xuất gạch Block ở thị trấn Tứ Hạ - huyện Hương Trà, Xí nghiệp sản xuất Vật liệu số 1 được ra đời.
Theo nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ thì Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã chuyển từ hình thức là Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần để cho Xí nghiệp phát triển ngày càng mạnh, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và tăng thêm việc làm cho các thành niên ở địa phương.
Theo quyết định số 1883/QĐ-UBND ngày 15/08/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng số 1 trực thuộc công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế được chuyển thành Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế.
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế đã khắc phục được những khó khăn và đạt được những kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh, như cung cấp gạch Block cho những công trình lớn, nhỏ trong tỉnh và các tỉnh lân cận khác như: Quảng Bình, Quảng Trị…ngoài ra Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất sản xuất sản phẩm và tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Tên công ty viết tắt bằng tiếng Anh: “ No.1 ThuaThienHue Building material Joint-stock Company”
Trụ sở : Phường Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại : 054.557574 Fax : 054.557244
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty
2.1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Số 01 Thừa Thiên Huế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; khai thác phụ gia xi măng; xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng số 01 Thừa Thiên Huế có nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng hợp lý lao động, quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu việc sản xuất kinh doanh của công ty.
SVTH: Hồ Thị Nhung Trang 24
Xi măng trắng Bột đá Đá 1:3 mm
Máy trộn màu (lớp mặt) Ép gạch tạo hình
Gạch bán thành phẩm
Bảo dưỡng gạch
Gạch thành phẩm Mài gạch
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, chấp hành các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ đóng góp mang tính chất từ thiện.
2.1.2.3. Các lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch Terrazzo các loại, gạch Block các loại, gạch lát vỉa hè,..
- Sản xuất và cung ứng phụ gia xi măng: đất sét, đá quặng sắt, bột đá.
- Xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi: tấm bê tông bỏ mỏng dùng cho kết cấu kênh mương của các công trình thủy lợi, nuôi trồng thủy sản.
Gạch Terrazzo: được sản xuất bằng cách ép thủy lực 2 thành phần vữa riêng biệt lại với nhau: lớp thứ nhất là lớp mặt, lớp thứ 2 là lớp đế. Sự khác nhau giữa các viên gạch lát chủ yếu là ở hình dạng, kích thước và độ dày cũng như thành phần nguyên liệu tạo nên lớp thứ nhất.
Gạch Block: được sản xuất từ xi măng, cát và chất độn như sỏi, đá dăm,..
gạch Block chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ được lèn chặt trong khuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, và sau đó dưỡng hộ cho tới khi cứng đạt mác tương ứng với cấp phối.
2.1.2.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế đang tập trung sản xuất 2 loại sản phẩm là gạch Terrazzo và gạch Block.
Quy trình sản xuất gạch Terrazzo:
Bước 1: Cho nguyên liệu vào máy trộn, có 2 loại:
- Máy trộn màu để trộn lớp mặt:hỗn hợp gồm xi măng trắng, bột đá, đá 1:3, bột màu và nước để làm lớp mặt.
- Máy trộn liệu để trộn lớp đế: hỗn hợp gồm xi măng đen, đá bột Granit, cát và nước để làm lớp đế.
Bước 2: Ép thủy lực 2 thành phần vữa đó để tạo hình là gạch bán thành phẩm.
Bước 3: Thực hiên công đoạn bảo dưỡng, mài gạch để tạo thành thành phẩm để lưu kho.
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát Phó Giám Đốc
Phòng Kế hoạch
Giám Đốc
Phòng Tổng Hợp Phòng Tài Chính- Kế toán
Đội Xây Dựng Cơ Bản Xưởng SX Bê tông
Xưởng SX bột đá Bộ phận cung ứng
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất gạch Terrazzo
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
SVTH: Hồ Thị Nhung Trang 26
Chú thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có quyết định cao nhất của công ty, có quyền thông qua định hướng phát triển, quyết định phương án sản xuất kinh doanh, quyền tăng giảm vốn điều lệ , huy động vốn cổ phần, phát hành cổ phiếu, phân phối lợi nhuận và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.
- Hội đồng quản trị: là cấp quản trị cao nhất của công ty, do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, chiến lược của công ty.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ công ty của các bộ phận chuyên môn.
- Giám đốc: là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm điều hành mọi công việc của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của công ty trước pháp Hội đồng quản trị, các cổ đông và pháp luật. Liên hệ với các phòng ban trong công ty để thực hiện các quy định chung về quản lý chất lượng, kĩ thuật an toàn lao động.
- Phó giám đốc: là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để tham mưu giúp việc cho giám đốc, điều hành theo ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất của 2 phân xưởng; quản lý và sửa chữa TSCĐ;...
- Phòng Tài chính- kế toán: tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính kế toán, huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty đúng mục đích và đạt hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính hàng năm, kê khai và quyết toán thuế, lập và chia cổ tức cho các cổ đông theo quy định của điều lệ. Phối hợp
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ Kế toán vật tư Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
phũng tổng hợp theo dừi thu hồi cụng nợ, thanh toỏn khối lượng thi cụng với chủ đầu tư và cơ quan cấp phát thanh toán.
- Phòng tổng hợp: thực hiện các công tác liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự; quản lý tài liệu, hồ sơ chung toàn Công ty; thực hiện công tác tài chớnh quản lý tài sản; thực hện cỏc thủ tục thanh toỏn, theo dừi hợp đồng với khỏch hàng; theo dừi và quản lý cụng nợ; hỗ trợ cụng tỏc bỏn hàng;...
- Đội xây dựng: gồm có hai đội:
• Đội xây dựng giao thông thủy lợi: thực hiện theo nguyên tắc khoán gọn, chỉ nộp chi phí quản lý công ty là 5,5% trên doanh thu (sau khi đã nộp đủ các khoản thuế).
• Đội xây dựng hạ tầng: tổ chức thi công theo sự chỉ đạo trực tiếp của phòng tổng hợp.
- Bộ phận cung ứng: Lập kế hoạch cung ứng phụ gia xi măng theo đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế. Kiểm tra, thực hiện quá trình cung ứng phụ gia, đảm bảo tiến độ yêu cầu. Tổ chức bảo vệ mỏ, an ninh trật tự địa bàn khai thác. Tham gia công tác tìm kiếm, mở rộng quy mô mỏ theo yêu cầu. Tham mưu giám đốc điều chỉnh các đơn giá liên quan đến xúc, vận chuyển, khai thác phụ gia ximăng
- Xưởng sản xuất bột đá và sản xuất bê tông: thực hiện sản xuất gạch bê tông và bột đá theo kế hoạch của công ty. Chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc phụ trách sản xuất.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chú thích: : Quan hệ chức năng : Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế.
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
SVTH: Hồ Thị Nhung Trang 28
- Kế toán trưởng: là người tham mưu cho giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính, đề xuất các phương án liên quan đến tài chính và kho quỹ. Có nhiệm vụ làm rừ cỏc nguyờn tắc, chế độ, thể lệ thủ tục theo quy định chung của nhà nước và công ty; nắm vững được quy trình hạch toán, quản lý từ các phân xưởng lên công ty, giao nộp chúng từ, đối chiếu thống nhất kết quả hạch toán; tổng hợp tất cả số liệu, thủ tục vay vốn công ty, làm việc trực tiếp với công ty, thanh toán tiền lương, đôn đốc thu hồi nợ; kế toán trưởng công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra của Hội đồng quản trị; tập hợp và báo kịp thời mọi số liệu hạch toán và đề xuất thực hiện các biện pháp với giám đốc.
- Kế toán tổng hợp: phụ trách tổng hợp số liệu ở các bộ phận, lập báo cáo kế toán cho toàn Công ty định kỳ theo quy định. Đây cũng là người kiểm tra hạch toán ở từng bộ phận, tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán.
- Kế toỏn cụng nợ: Cú nhiệm vụ theo dừi toạn bộ cụng nợ bỏn hàng (bỏn ngoài + nội bộ), công nợ mua, các khoản phải trả, các khoản phải thu khác của từng đối tượng. Vào sổ kế toán và lên công nợ kịp thời, chính xác nhằm kết chuyển và đôn đốc thu hồi công nợ đúng thời hạn.
- Kế toỏn vật tư: Cú nhiệm vụ theo dừi tỡnh hỡnh nhập xuất nguyờn vật liệu, cụng cụ dụng cụ, hàng hóa và tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tập hợp và lập các chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương để theo dừi tỡnh hỡnh sử dụng thời gian lao động; theo dừi cỏc khoản phải thanh toán cho người lao động trong đơn vị như: tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, tiền lương, tiền công tác phí, tiền làm thêm ngoài giờ;
thanh toán các khoản thanh toán cho bên ngoài, cho các tổ chức khác như: thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán các khoản phải trích nộp theo lương,… và một số nội dung khác liên quan đến lao động tiền lương.
- Thủ quỹ: Là người thực hiện thu chi theo các phiếu thu, phiếu chi ở bộ phận kế toỏn thanh toỏn chuyển sang. Bảo quản tiền mặt, ghi chộp sổ quỹ, theo dừi tỡnh hình tăng giảm các loại tiền mặt, ngân phiếu và các loại vốn bằng tiền khác để báo cáo số liệu tiền quỹ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Các báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ kho
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ kế toán
Máy vi tính Phần mềm kế toán
- Báo cáo tài chính - Báo cáo quản trị - Báo cáo thuế
Sổ kế toán - Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết 2.1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
- Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.
- Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Phương pháp tính giá trị HTK: Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ trên máy vi tính.
Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi vào cuối tháng
: Đối chiếu so sánh
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
SVTH: Hồ Thị Nhung Trang 30
Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày
: In số, báo cáo cuối quý, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu và máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc vào thời điểm cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
2.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2012- 2014)
2.1.5.1. Tình hình lao động
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2012 – 2014 ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 112 100 167 100 140 100 55 49,11 -27 -16,17 Phân theo giới tính
Nam 104 92,86 157 94,01 130 92,86 53 50,96 -27 -17,20
Nữ 8 7,14 10 5,99 10 7,14 2 25,00 0 0,00
Phân theo tính chất sử dụng Cán bộ quản lý trực
tiếp 12 10,71 17 10,18 20 14,29 5 41,67 3 17,65
Trực tiếp sản xuất 100 89,29 150 89,82 120 85,71 50 50,00 -30 -20,00 Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học 3 2,68 4 2,40 4 2,86 1 33,33 0 0,00 Cao đẳng, trung cấp 9 8,03 13 7,78 13 9,28 4 44,44 0 0,00 Lao động phổ thông 100 89,29 150 89,82 123 87,86 50 50,00 -27 -18,00 Phân theo độ tuổi
Trên 40 20 17,86 27 16,17 33 23,57 7 35,00 6 22,22
Từ 30 – 40 43 38,39 52 31,14 46 32,86 9 20,93 -6 -11,54 Từ 20 - 30 49 43,75 88 52,69 61 43,57 39 79,59 -27 -30,68 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Nhìn chung, cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm 2012 – 2014 có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng không lớn. Tổng số LĐ năm 2013 so với năm 2012 tăng 55 người (tương ứng tăng 49,11%), số LĐ năm 2014 so với năm 2013 giảm 27 người (tương ứng giảm 16,17%). Năm 2013 số LĐ tăng lên nhưng qua năm 2014 lại giảm xuống, điều đó cho thấy số LĐ có biến độn nhưng không nhiều. Nguyên nhân là của việc giảm lao động là do người lao động muốn đi tìm việc ở các DN khác trên địa bàn và trong khi đó Công ty cũng không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động vì đã đủ nguồn nhân lực. Tình hình biến động của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Phân theo giới tính:Do đặc điểm của Công ty là sản xuất kinh doanh nên đặc thù của công việc đòi hỏi nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động năm chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với lao động nữ (chiếm hơn 90% tổng số lao động). Năm 2013/2012, lao động nam tăng 53 người (tương ứng tăng 50,96%), lao động nữ SVTH: Hồ Thị Nhung Trang 32