Tình hình nghiên cứuvà phát triển cây thức ăn gia súc

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 22 - 25)

2.5.1. Tình hình trồng cỏ và một số kết quả nghiên cứu phát triển cây thức ăn ở nước ta

Từ khi bắt đầu có chủ trương phát triển chăn nuôi GSNL từ thập niên 60 của thế kỷ trước, chúng ta đã đầu tư chọn tạo và phát triển các đồng cỏ trồng.

Năm 1960, chúng ta chỉ có 96 ha cỏ trồng ở miền Bắc, 2 năm sau đã tăng lên 687ha (Thái Đình Dũng và Đặng Đình Liệu, 1979) [11].

Trong chiến lược chọn lọc giống cỏ (Lục văn Ngôn, 1970) [20] đã nghiên cứu so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số giống cỏ trồng nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên cho thấy cỏ voi, Panicum maximum có năng suất cao và có khả năng phát triển trong mùa đông.

Đoàn Ân và Vừ Văn Trị (1976) [1] qua thử nghiệm trồng và thu cắt cỏc giống cỏ như Pangola, Stylo...đã cho biết nếu chỉ cắt 3 – 4 lứa/năm thì năng suất đạt 50 – 60 tấn chất xanh/năm trong khi cây cỏ qua 3 – 4 năm vẫn phát triển tốt.

Nguyễn Ngọc Hà và CS (1995) [14] cho biết năng suất chất khô của cỏ voi địa phương (King grass) đạt 28,05 tấn/ha/năm, cỏ sả TD 58 đạt 17,8 tấn/ha/năm.

Dương Quốc Dũng và CS (1999) [13] đã nghiên cứu nhân giống hữu tính cỏ Ruzi và phát triển chúng vào sản xuất tại một số tỉnh phía Bắc và miền trung cho kết quả tốt, phù hợp với chăn thả và chịu được khí hậu vào mùa khô.

Theo Trương Tấn Khanh (1999) [18], giống cỏ ruzi, cỏ sả lá lớn, cỏ Paspalum attratum được trồng trên vùng đất Mdrac cho năng suất chất xanh/ha/năm theo thứ tự là 62,68; 67,95 và 55,43 tấn.

Nguyễn Thu Hồng và CS (2006) [17] đã tiến hành thí nghiệm trồng cỏ tại vùng khô cạn tỉnh Ninh Thuận. Các tác giả cho biết các hòa thảo như cỏ Voi, cỏ Sả, cỏ Ruzi và Paspalum atratum đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khô nóng tại Ninh Thuận. Trong điều kiện tưới nước đầy đủ, bón phân, năng suất có thể đạt 100 – 150 tấn/ha/năm.

Năm 2007, cục Chăn nuôi cho biết nước ta có 19 giống cỏ khác nhau được trồng phổ biến. Năng suất một số giống cỏ như cỏ Voi 150 – 350 tấn/ha/năm; cỏ Ghinê 80 – 100; cỏ Ruzi 60 – 90 tấn/ha/năm. Tuy nhiên ở các vùng khác nhau năng suất biến đổi nhiều (Cục chăn nuôi 2007) [4].

Khi khảo nghiệm năng suất các giống cỏ tại Quảng Trị năng suất chất xanh của cỏ một số giống cỏ: VA 06 từ 176 – 330 tấn/ha/năm, cỏ Ruzi từ 142 – 184 tấn/ha/năm, cỏ Sả lá lớn TD 58 từ 61 – 81 tấn/ha/năm, cỏ Paspalum atratum từ 63 – 95 tấn/ha/năm (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2009)[2].

Nguyễn Xuân Bả và CS (2010) [2] nhằm đánh giá năng suất chất xanhvà thành phần hóa học một số giống cỏ trồng ở vùng cát Duyên hải Nam Trung bộ cho biết ở Bình Định năng suất chất xanh của 4 giống cỏ Mulato 2, VA 06, TD 58, Paspalum là 25,5 - 39,9 tấn/ha/năm .

Nguyễn Văn Quang và CS (2010) [34] khảo nghiệm các giống cỏ tại hai vùng của tỉnh Lai Châu cho biết năng suất chất khô của các giống cỏ: Mulato II từ 22,83 – 25,18 tấn/ha/năm; cỏ TD 58 từ 21,5 – 24,39 tấn/ha/năm; cỏ Paspalum từ 17,3 – 19,37 tấn/ha/năm; cỏ VA 06 từ 29,4 – 32,99 tấn/ha/năm.

Nguyễn Thị Mùi và CS (2011) [19] khảo sát tiềm năng năng suất chất khô/năm của các giống cỏ tại đồng bằng Bắc bộ, vùng núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ cho biết cỏ VA06 cho năng suất từ 41,56 đến 49,43 tấn, cỏ TD58 từ 24,82 đến 37,32 tấn; cỏ Paspalum từ 35,42 đến 42,71 tấn, cỏ Mulato từ 30,75 đến 49,28 tấn và cỏ Stylo CIAT 184 cho năng suất từ 9,83

đến 16,56 tấn, năng suất protein của cỏ Mulato từ 2,98 đến 5,57tấn và cỏ stylo CIAT 184 đạt từ 1,96 đến 2,53 tấn/ha/năm.

Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm 2001 đến nay cả nước có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm canh. Tuy nhiên sản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu TATX của các loại gia súc ăn cỏ (Cục chăn nuôi, 2010)[6].

2.5.2. Định hướng phát triểntrồng cỏ và giải quyết thức ăn xơ thô cho chăn nuôi trâu bò ở nước ta

Để ngành chăn nuôi GSNL phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả Nhà nước ta cần có định hướng phát triển cây thức ăn gia súc, để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng thức ăn cho GSNL, đặc biệt là trâu bò.

Tăng diện tích đất trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi

Chủ trương phát triển sản xuất TATX là chủ trương mới và rất quan trọng của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là cây trồng chính và trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch tới thâm canh. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đưa diện tích trồng cỏ lên 290 000 ha vào năm 2010 và 500 000 ha vào năm 2020. Bộ cũng yêu cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển đồng cỏ, đồng thời có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp cũng đang xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi từ 2 – 5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang trồng cỏ(Cục chăn nuôi, 2008)[5].

Song song, thì ngành chăn nuôi sẽ tăng cường công tác nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống cỏ mới năng suất cao chất lượng tốt trong nước. Nhập thêm một số giống cỏ có năng suất cao, đặc biệt là giống cỏ họ đậu. Chọn tạo, phục tráng tập đoàn cây thức ăn họ đậu có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với các vùng sinh thái.

Sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp

Theo Chủ tịch hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cả nước có gần 4 triệu ha canh tác lúa, mỗi năm cho phụ phế phẩm 40 triệu tấn rơm rạ, gần 12 triệu tấn thân cây lạc tươi, nhưng phần lớn khối lượng này được bỏ lại ngoài đồng làm phân bón, một phần được dùng làm chất đốt, quá lãng phí. Do vậy, Chính phủ cần phải xây dựng một chương trình kinh tế xã hội về sử dụng phụ phế phẩm

trong nông nghiệp, ngăn cấm người dân đốt rơm rạ, và phải thúc thẩy chế biến bảo quản rơm rạ thành thức ăn cho đại gia súc. Hoàn thiện công nghệ thu gom, phơi sấy khô, đóng bánh, bảo quản để nâng cao giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân cây ngô già, rơm,…theo phương pháp công nghiệp và dự trữ bảo quản sau chế biến (Cục chăn nuôi, 2010)[6].

2.6. Giới thiệu về các giống cỏ khảo sát

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w