Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cỏ

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

Qua trình sinh trưởng, phát triển của cây cỏ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tư nhiên, cũng như tác động của con người. Những tác động này có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây cỏ.

2.7.1. Các yếu tố bên trong

* Giống :Đây là yếu tố đầu tiên mang tính nền tảng đối với khả năng sản xuất chất xanh cũng như năng suất hạt, tốc độ sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của cỏ. Các giống cỏ thuần thường có năng suất thấp hơn so với các giống lai tạo. Lợi dụng ưu thế lai, người ta tạo ra các giống cỏ có năng suất cao hơn như VA 06 thay cho cỏ Voi Florida, hay Mulato 2 thay cho Ruzi.

Yếu tố giống cũng quy định khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu gặm, chịu dẫm đạp và khả năng chống ngập úng, khô hạn (Nguyễn Tiến Thịnh, 2012) [28].

* Hormon : Đây là hoạt chất sinh học do cây tự tổng hợp nên trong quá trình trao đổi chất, những chất này có khả năng điều tiết sự sinh trưởng của cây (Nguyễn Tiến Thịnh, 2012) [28].Nồng độ hormon tích lũy nhiều hay ít có tác

dụng ức chế hay thúc đẩy sự phát triển của cây. Các chất kích thích sinh trưởng như ausin, xitokinin, giberelin, các chất ức chế sinh trưởng như paroxibenzoic, cumarin, etylen,...

2.7.2. Các yếu tố bên ngoài

Ảnh hưởng của ánh sáng

Ánh sáng giúp cây quang hợp, tạo diệp lục từ đó phát sinh thân, cành, lá, hoa,..

Khi sinh trưởng dưới tán che của các cây cao, thì vấn đề cạnh tranh sinh sinh không phải là vấn đề dinh dưỡng, độ ẩm mà là ánh sáng. Hầu hết cây cỏ đều là cây ưu sáng hơn ưu bóng. Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên nhân chủ yếu khiến cây ra hoa kết hạt. Cây cỏ thiếu ánh sáng thường nhạt màu, cây cao vống nờn dễ đổ góy ( Vừ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1976[9]; Cooper và Taition, 1968 [10].

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất, vì nó chi phối các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Yêu cầu về nhiệt độ của cây trồng tùy theo từng vùng và từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau trong phạm vi thích hợp thì năng suất cây trồng cũng khác nhau. Nhiệt độ tăng tới mức nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ ôn đới là 15 – 20 0C, cho cỏ nhiệt đới là 30 - 400C.

Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt trong biên độ 7,20C - 350C. Khi nhiệt độ tăng quá 350C, quá trình sống giảm đi hoặc ngừng hẳn, nếu nhiệt độ cao kéo dài vào thời kỳ sinh trưởng, cây cỏ còi cọc, ra hoa sớm, sản lượng thấp. Đồng thời nhiệt độ cao bất thường sẽ ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của thức ăn (Marten, 1970) [39].

 Ảnh hưởng của nước và độ ẩm

Nước là yếu tố cần thiết không thể thay thế cho sự sinh trưởng của cây.

Cây sinh trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước, vì vật cây thường sinh trưởng mạnh vào mùa mưa còn mùa khô hạn thì phát triển kém. Vì vậy, cần phải tưới nước đầy đủ cho cỏ vào mùa khô.

Nước còn điều hòa nhiệt độ từ đất và cây cỏ thông qua hiện tượng bốc hơi, phát tán. Nước liên quan chặt chẽ đến các tính chất cơ lý tính của đất, độ rắn, tính dẻo,…sự di chuyển của nước trên bè mặt đất có tác dụng xấu tới độ màu mỡ của đất, rửa trôi chất dinh dưỡng, xói mòn mặt đất.

Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa quan trọng với cây cỏ. Đây là yếu tố không thể thay thế, độ ẩm cao hay thấp liên quan đến độ thoáng khí của đất, và việc cung cấp chất dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát nước để thực vật không bị nóng…điều đó ảnh hưởng nhiều tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dung, 2006)[33].

Nhân tố thổ nhưỡng

Đất là nhân tố quan trọng cho cây trồng, là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng nước và không khí để cây trồng phát triển. Cấu trúc của lớp đất mặt quyết định sự phát triển của rễ cây. Chất khoáng và nước là thức ăn quan trọng trong đất để rễ cây lấy vào. Những chất dinh dưỡng cho cây không cân đối quá dư hoặc quá thiếu sẽ làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Nhân tố hóa học đất

Độ pH của đất: là yếu tố giới hạn quan trọng với sự sống còn của cây trồng, có vai trò quan trọng trong sự điều hòa hô hấp và hệ men, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và sự dinh dưỡng chất khoáng của cây.

Các chất khoáng: Gồm 3 nhóm chính là các chất đa lượng, vi lượng và siêu vi lượng. Chất khoáng có vai trò dinh dưỡng riêng không có nguyên tố nào thay thế cho nguyên tố khác được, các nguyên tố có vai trò phối hợp với nhau. Vì vậy, khi bón phân không thể thiếu các nguyên tố cần thiết cho cây chủ yếu là các nguyên tố đa lượng và vi lượng, cũng cần biết các nguyên tố đó thúc đẩy hay cản trở sự dinh dưỡng của các chất và nguyên tố khác đối với gia súc và đối với cỏ.

Chăm sóc quản lý

Ngoài những yếu tố liên quan đến tự nhiên còn có tác động từ việc chăm sóc, quản lý đồng cỏ trồng, các hoạt động này có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển và tái sinh của cỏ như: khoảng cách lứa cắt, độ cao thu cắt. Nếu cắt quá ít lần trên một năm thì cỏ bị già, chất lượng kém, đồng thời ảnh hưởng tới lứa sau, sản lượng cỏ/năm. Nếu cắt quá ít lần/năm thì cỏ bị già, chất lượng kém, đồng thời ảnh hưởng tới lứa sau, sản lượng cỏ/năm. Nếu cắt quá nhiều lần thì cỏ chưa đủ thời gian tích lũy chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ kém phát triển, đất trồng dễ bị xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, làm năng suất, chất lượng giảm mạnh (Nguyễn Tiến Thịnh, 2012)[28].

Theo Điền văn Hưng (1964) [12] thì cỏ thân đứng nên thu hoạch sau trồng và sau cắt là trên 60 ngày; cỏ thân bụi sau trồng là 60 ngày, sau cắt là 30 – 45 ngày; cỏ thân bò thu hoạch sau 50 – 55 ngày, sau cắt là 30 – 45 ngày.

Theo Từ Quang Hiển và CS (2002) [13] cỏ Sả thu hoạch sau trồng thu hoạch sau trồng 50 – 70 ngày, sau đó cứ 40 – 50 ngày (hè thu) và 70 -80 ngày (đông xuân) thì cắt lứa tiếp theo. Cỏ Voi thu hoạch sau trồng 2 – 2,5 tháng, sau đó cứ 30 – 50 ngày (hè thu) và 50 – 65 ngày (đông xuân) cắt lứa tiếp theo, như vậy sẽ giúp đạt được năng suất cao và ổn định. Trong thực tế, khoảng cách lứa cắt thường được xác định tùy khả năng chăm bón và nhu cầu của người nuôi.

Tùy từng loại cỏ mà có độ cao thu cắt khác nhau, cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, cắt quá thấp sẽ ảnh hưởng tới ần tái sinh sau đó, làm mất phần thân gốc là cơ quan dự trữ cho việc tái sinh (Nguyễn Tiến Thịnh, 2012) [28].

Phân bón

Dựa vào đặc điểm của chất đất mà sử dụng lượng phân bón khác nhau. Nhu cầu của cây hòa thảo và họ đậu cụng rất khác nhau, nhóm cây họ đậu cần nhiều P, S và Mo trong khi cây hòa thảo lại có nhu cầu lớn về N, P và một số loại là K (Nguyễn Tiến Thịnh, 2012) [28].

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w