Khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống cỏ khảo sát

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 42 - 50)

Chiều cao cây cao nhất, điểm màu, tỷ lệ nhánh mọc < 30ᵒ, tỷ lệ lá và thân, tỷ lệ bụi chết sau 20 ngày trồng, năng suất chất xanh và chất khô là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng của cây thức ăn gia súc. Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu này được trình bày ở Đồ thị 4.1 và các Bảng 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 4.1.1. Tỷ lệ sống sau 20 ngày trồng của các giống cỏ khảo sát

Tỷ lệ sống sau khi trồng là chỉ số quan trọng thể hiện khả năng thích nghi, sức chống chịu của cây cỏ đối với thời tiết, khí hậu. Chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, chăm sóc quản lý. Tại thời điểm sau khi trồng 20 ngày, tỷ lệ sống của các giống cỏ khảo sát được xác định và thể hiện ở Bảng 4.1 và đồ thị 4.1.

Bảng 4.1: Tỷ lệ sống sau 20 ngày trồng Giống cỏ

Chỉ tiêu

VA 06 (M)

TD 58 (M)

Mulato 2 (M)

Ruzi (M)

Paspalum

(M) SEM1 P

Tỷ lệ sống(%) 100a 96,67ab 94,33bc 100a 92,67bc 1,291 0,007 M: giá trị trung bình; SEM1: sai số trung bình; a,b,c :trong cùng một hàng các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê( P<0,05).

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ sống của các giống cỏ khảo sát biến động từ 92,67% đến 100%. Trong đó, cỏ VA 06 và cỏ Ruzi có tỷ lệ sống cao nhất đạt 100%; cỏ TD 58 đạt 96,67%, cỏ Mulato 2 đạt 94,33% và cỏ Paspalum atratum thấp nhất đạt 92,67%. Sự sai khác về tỷ lệ sống của các giống cỏ khảo sát là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Đối chiếu với kết quả của (Hoàng Văn Tạo và CS, 2012) [27] khi nghiên cứu Khả năng sản xuất và chất lượng của một số giống cỏ và cây thức ăn gia súc cho bò tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, tỷ lệ sống sau 20 ngày của một số giống cỏ như Paspalum đạt 81%; TD 58 đạt 92%; Mulato 2 đạt 91,1%; cho thấy kết quả thu được từ thí nghiệm khá cao.

Nhìn chung, tỷ lệ sống của các giống cỏ sau 20 ngày trồng khá cao, hai

giống cỏ VA 06 và Ruzi có sức sống tuyệt đối; trong khi đó cỏ Paspalum có tỷ lệ chết cao nhất, nguyên nhân chính là do cỏ Paspalum được lấy giống từ đất nước nên khả năng thích nghi ở đất khô sẽ kém hơn. Đối với cỏ TD 58 và cỏ Mulato 2 tỷ lệ bụi chết tương đối thấp nguyên nhân chủ yếu đó là do bộ rễ của các giống cỏ bị ảnh hưởng của việc lấy giống; đồng thời do ảnh hưởng của thời tiết khô nóng. Cỏ VA 06 và cỏ Ruzi đạt 100 % tỷ lệ sống. Đối với cỏ Ruzi giống được lấy từ vườn ươm có tầng canh tác tơi xốp đồng thời bộ rễ của cỏ trong vườn ươm chưa kết chặt vào tầng canh tác nên việc tách giống ra ít bị ảnh hưởng tới bộ rễ. Đối với cỏ VA 06 giống cỏ bằng thân do hàm lượng nước dữ trữ trong thân cao nên ít bị ảnh hưởng của thời tiết khô nóng.

Tỷ lệ sống của các giống cỏ được thể hiện ở Biểu đồ 4.1:

Biểu đồ 4.1:Tỷ lệ sống của các giống cỏ sau 20 ngày trồng 4.1.2. Chiều cao cây cao nhất của các giống cỏ khảo sát

Chiều cao cây cao nhất là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống cỏ. Chiều cao cây cao nhất cho thấy tiềm năng sản xuất chất xanh của các giống cỏ. Chiều cao cây cao nhất được đánh giá sau 3 tuần cắt hớt tóc cỏ được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Chiều cao cây cao nhất của các giống cỏ (cm) Chỉ tiêu

SEM1 P

VA 06 TD 58 Mulato II Ruzi Paspalum Chiều cao

cây cao nhất (cm)

183,06a 133,4b 96,83bc 85,11c 78,03c 9,968 0,001 M: giá trị trung bình; SEM1: sai số trung bình; a,b,c :trong cùng một hàng các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Từ kết quả chiều cao cây cao nhất được đo trước thời điểm cắt cho thấy, chiều cao cây cao nhất của các giống cỏ diễn biến từ 78,0cm đến 183,06cm.

Trong đó, chiều cao cây cao nhất của cỏ VA 06 cao nhất đạt 183,06cm; cỏ TD 58 đạt 133,4cm; cỏ Mulato 2 đạt 96,83cm, cỏ Ruzi đạt 85,11cm và cỏ Paspalum thấp nhất đạt 78,03cm. Sự sai khác về chiều cao cây cao nhất (cm) giữa các giống cỏ có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Đối chiếu với kết quả nghiên cứu về năng suất chất xanh và thành phần hóa học một số giống của một số giống cỏ được trồngở vùng cát Duyên Hải Nam Trung Bộ cho thấy chiều cao cây cao nhất của một số giống cỏ như cỏ VA 06 đạt 159cm ; cỏ TD 58 đạt 116cm ; cỏ Paspalum atratum đạt 97cm ; cỏ Mulato 2 đạt 80cm (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2011 ) [3]. Cho thấy, kết quả thu được từ thí nghiệm là khá cao.

4.1.3. Điểm màu và tỷ lệ nhánh mọc dưới 30ᵒ của các giống cỏ khảo sát

Điểm màu 1 – 5 và tỷ lệ nhánh mọc <30ᵒ là một trong những chỉ tiêu đánh giá thể hiện một cách gián tiếp khả năng tổng hợp chất diệp lục của các giống cỏ; đồng thời chỉ ra hướng sử dụng các giống cỏ phù hợp với các vùng canh tác nhất định. Điểm màu và tỷ lệ nhánh mọc <30ᵒ của các giống cỏ khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Điểm màu 1 – 5 và tỷ lệ nhánh mọc dưới 30ᵒ (%) của các giống cỏ Chỉ tiêu

SEM1 P

VA 06 TD 58 Mulato 2 Ruzi Paspalu m Điểm

màu 1 – 5 3b 3b 5a 3b 4ab 0,2981 0,003

% nhánh

mọc < 30ᵒ 0b 0,08b 6,88b 16,42b 4,75b 1,801 0,001 M: giá trị trung bình; SEM1: sai số trung bình; a,b,c :trong cùng một hàng các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua kết quả các chỉ tiêu về điểm màu và tỷ lệ nhánh mọc <30ᵒ cho thấy sai khác về điểm màu và tỷ lệ nhánh mọc <30ᵒ của các giống cỏ có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Điểm màu của các giống cỏ diễn biến từ 3 – 5. Kết quả cho thấy cỏ Mulato II có điểm màu đạt tuyệt đối (điểm 5) và cao nhất trong các giống cỏ khảo sát;

tiếp đến là cỏ Paspalum đạt điểm màu là 4; các giống cỏ Ruzi, TD 58 và VA 06 có điểm màu tương đương nhau, ứng với điểm màu là 3. Kết quả này cho thấy giá trị dinh dưỡng ở các giống cỏ này có sự sai khác tương đối. Qua kết quả thu được từ nghiên cứu đã gián tiếp cho tiếp cho thấy khả năng tổng hợp chất diệp lục ở các giống cỏ được khảo sát.

Tỷ lệ nhánh mọc <300 của các giống cỏ diễn biến từ 0 – 16,42%. Trong đó, cỏ Ruzi có số nhánh mọc <300 cao nhất chiếm 16,42%; cỏ Mulato 2 chiếm 6,88%; cỏ Paspalum atratum chiếm 4,75%, cỏ TD 58 chiếm 0,08% và cỏ VA 06 thấp nhất là 0%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cỏ Ruzi có tỷ lệ nhánh bò cao hơn hẳn so với các giống cỏ khác. Do đó, cỏ Ruzi là một giống cỏ tốt để đưa vào bãi chăn thả tự nhiên.

4.1.4. Tỷ lệ lá, thân của các giống cỏ khảo sát

Tỷ lệ lá/toàn cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh giá trị dinh dưỡng, giá trị làm thức ăn của các giống cỏ. Lá là phần thức ngon miệng, dễ tiêu hóa và có giá trị cao nhất của cây cỏ. Chỉ tiêu này biến động rất lớn theo khoảng cách lứa cắt và giữa các giống cỏ.

Bảng 4.4: Tỷ lệ lá, thân ở dạng tươi và dạng khô của các giống cỏ (%)

Giống cỏ Chỉ tiêu

VA 06 (M)

TD 58 (M)

Ruzi (M)

Mulato 2 (M)

Paspalum (M)

SEM1 P

Tỷ lệ lá tươi/toàn

cây (%) 35,67d 55,67bc 39,67cd 58,98b 86,70a 3,620 0,001 Tỷ lệ thân tươi/

toàn cây (%) 64,33a 44,33bc 60,33ab 41,03c 13,30d 3,619 0,001 Tỷ lệ lá khô

(%) 48,28bc 66,84b 46,09c 61,97bc 88,10a 4,456 0,001 Tỷ lệ thân khô

(%) 51,72ab 33,16b 53,91a 38,03ab 11,90c 4,457 0,001 M: giá trị trung bình; SEM1: sai số trung bình; a,b,c :trong cùng một hàng các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kên( P<0,05).

Từ kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu về tỷ lệ lá, thân/toàn cây trước khi sấy (mẫu tươi) và tỷ lệ lá, thân/toàn cây khi mẫu đã sấy khô (mẫu khô) thu được sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

- Tỷ lệ lá/toàn cây ở dạng tươi diễn biến từ 36% đến 87%; trong đó, cỏ Paspalum atratum có tỷ lệ lá cao nhất đạt 86,70%; cỏ Mulato 2 đạt 58,98%, cỏ TD 58 đạt 55,67%, cỏ Ruzi đạt 39,67% và cỏ VA 06 thấp nhất đạt 35,67%.

Đối chiếu với kết quả nghiên cứu về năng suất chất xanh và thành phần hóa học một số giống cỏ ở vùng cát Duyên Hải Nam Trung Bộ thu được tỷ lệ lá/toàn thân của một số giống cỏ Mulato 2 đạt 81,16% ; cỏ Paspalum atratum đạt 80,49%; cỏ TD 58 đạt 70,66%; cỏ VA 06 đạt 63,72% (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2011). Cùng với kết quả khảo nghiệm khả năng sản xuất chất xanh một số giống cỏ ở các vùng sinh thái của Quảng Trị cho kết quả tương tự tỷ lệ lá/toàn thân của Paspalum đạt từ 79% đến 86% (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2009). Cho thấy, kết quả thu được từ nghiên cứu thấp hơn so với các kết quả trên đối chiếu.

Sự sai khác về tỷ lệ lá/toàn thân phụ thuộc vào vùng sinh thái khác nhau, chiều cao và thời gian thu cắt.

- Các chỉ tiêu thân/toàn cây ở dạng tươi; lá/toàn thân ở dạng khô và thân/toàn cây ở dạng khô là một số chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá sự thay đổi tỷ lệ lá, thân khi mẫu chưa sấy và sau khi đã sấy khô. Như kết quả tỷ lệ lá/toàn thân ở mẫu tươi của cỏ TD 58 đạt 55,67% so với mẫu tươi nhưng tỷ lệ này ở mẫu đã sấy khô tăng lên 66,84%.

Từ kết quả thu được cho thấy, phần lá sau khi sấy khô sẽ tăng tỷ lệ lá/toàn thân (gồm cả phần lá và phần thân đã được sấy khô từ mẫu tươi ban đầu. Kết quả thu được chỉ ra rằng, hàm lượng nước trong phần lá thấp hơn so với phần

thân của các giống cỏ. Các giống cỏ Paspalum, TD 58 và Mulato 2 có tỷ lệ lá cao. Điều này gợi lên có triển vọng lớn để phơi khô dự trữ cỏ cho gia súc trong mùa nắng đối với các giống cỏ như cỏ Paspalum atratum, cỏ Mulato 2 và cỏ TD 58 để dữ trữ cho mùa thiếu cỏ.

4.1.5. Năng suất chất xanh, chất khô các giống cỏ khảo sát

Bảng 4.5: Năng suất chất xanh, chất khô của các giống cỏ (tấn/ha) Giống cỏ

Chỉ Tiêu

VA 06 (M)

TD 58 (M)

Mulato 2 (M)

Ruzi (M)

Paspalum

(M) SEM1 P

Năng suất chất xanh (tấn/ha/lứa)

32,08 23,75 21,50 27,67 19,17 4,379 0,312 NXCK

(tấn/ha/lứa) 4,72 4,62 4,21 6,19 3,50 0,7801 0,250 Kết quả được khảo sát ở lứa cắt đầu tiên của các giống cỏ từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 4 năm 2015. Thời gian sinh trưởng của các giống cỏ khoảng 70 ngày.

M: giá trị trung bình; SEM1: sai số trung bình; a,b,c :trong cùng một hàng các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kên( P<0,05).

Năng suất chất xanh các giống cỏ khảo sát ở lứa thiết lập diễn biến từ 19,17 tấn/ha/lứa đến 32,08 tấn/ha/lứa; trong đó cỏ VA 06 cao nhất đạt 32,08 tấn/ha/lứa; cỏ Ruzi đạt 27,67 tấn/ha/lứa; cỏ TD 58 đạt 23,75 tấn/ha/lứa; cỏ Mulato 2 đạt 21,50 tấn/ha/lứa và cỏ Paspalum atratum đạt 19,17 tấn/ha/lứa. Tuy nhiên, kết quả thu được không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả nghiên cứu của (Hoàng Văn Tạo và CS, 2011) [27] về khả năng sản xuất và chất lượng của một số giống cỏ và cây thức ăn gia súc cho bò tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, 2012 thu được năng suất ở lứa thiết lập ở một số giống cỏ như cỏ Mulato 2 đạt 36/tấn/ha/lứa; cỏ TD 58 đạt 37,33 tấn/ha/lứa; Nhưng theo kết quả nghiên cứu này của Hoàng văn Tạo lại đưa ra kết luận năng suất của các giống cỏ Mulato 2 (36/tấn/ha/lứa) và Paspalum atratum (37,33 tấn/ha/lứa) cao hơn 70 -80% và 20% so với kết quả bình quân cho các điểm nghiên cứu vùng đồng băng bắc Bộ.

Kết quả từ thí nghiệm cho năng suất chất xanh của Mulato 2 đạt 21,5 tấn/ha/lứa và cỏ Paspalum atratum đạt 19,17 tấn/ha/lứa. Kết quả thu được cho thấy, năng suất các giống cỏ thu được thấp hơn so với kết quả đối chiếu.Qua đó cho thấy, kết quả về chỉ tiêu nghiên cứu còn bị phụ nhiều vào vùng sinh thái khác nhau, thời gian thu cắt cỏ.

Cỏ VA 06, TD 58 và Ruzi cho năng suất chất xanh (tấn/ha/lứa) cao hơn hẳn so với 2 giống cỏ Mulato 2 và Paspalum atratum. Do đó, có thể thấy cỏ VA 06, TD 58 có tiềm năng sản xuất chất xanh cao, đặc biệt là cỏ Ruzi.

Tỷ lệ VCK của các giống cỏ khảo sát diễn biến từ 15 – 22%. Hàm lượng vật chất khô trong cây cỏ phụ thuộc rất lớn vào khoảng cách lứa cắt, thời tiết khí hậu và giống cỏ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bả và cộng sự cho biết hàm lượng chất khô ở các giống diễn biến trong khoảng 16-21% tùy thuộc vào giống và địa phương (Nguyên Xuân Bả và CS, 2011) [3]. Cho thấy kết quả thu được về tỷ lệ VCK của các giống cỏ khảo sát là phù hợp: diễn biến từ 15 – 22%.

Năng suất chất khô của các giống cỏ khảo sát diễn biến từ 19,17 tấn/ha/lứa đến 32,08 tấn/ha/lứa; trong đó cỏ Ruzi cao nhất đạt 6,19 tấn/ha/lứa; cỏ VA 06 đạt 4,72 tấn/ha/lứa; cỏ TD 58 đạt 4,62 tấn/ha/lứa; cỏ Mulato 2 đạt 4,21 tấn/ha/lứa và cỏ Paspalum atratum đạt 3,50 tấn/ha/lứa. Tuy nhiên, kết quả thu được không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Đối chiếu kết quả nghiên cứu năng suất chất xanh và thành phần hóa học một số giống cỏ ở vùng cát Duyên hải Nam Trung bộ tại Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận đánh giá trên 8 lứa cắt thu được năng suất chất khô của cỏ Mulato 2 từ 24 – 37 tấn/ha/năm; cỏ Paspalum atratum đạt 39 – 42 tấn/ha/năm; cỏ TD 58 đạt 34 – 50 tấn/ha/năm; cỏ VA 06 đạt 26 – 39 tấn/ha/năm (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2011). Từ kết quả này bình quân mỗi lứa cắt của các giống cỏ trong nghiên cứu: cỏ Mulato đạt khoảng 3 – 5 tấn/ha/năm; cỏ Paspalum atratum đạt khoảng 5 tấn/ha/lứa; cỏ TD 58 đạt 4 – 6 tấn/ha/lứa và cỏ VA 06 đạt 3 – 5 tấn/ha/lứa.

Kết quả thu được ở lứa thiết lập nhưng khi so sánh với kết quả nghiên cứu năng suất chất xanh và thành phần hóa học một số giống cỏ ở vùng cát Duyên hải Nam Trung bộ của Nguyễn Xuân Bả và cộng sự thu được trên 8 lứa cắt thì cho thấy kết quả của thu được từ các giống cỏ khảo nghiệm trên lứa thiết lập là tương đương.

Năng suất chất xanh và chất khô (tấn/ha/lứa)của các giống cỏ khảo sát được thể hiện ở Biểu đồ 4.2

Biểu đồ 4.2: Năng suất chất xanh, chất khô của các giống cỏ(tấn/ha/lứa) Từ biểu đồ 4.3 cho thấy cỏ VA 06 cho năng suất chất xanh cao nhưng năng suất chất khô lại rất thấp. Trong khi cỏ Ruzi có năng suất chất xanh thấp hơn nhưng năng suất chất khô lại cao hơn cỏ VA 06. Từ đó, cho thấy năng suất chất khô phụ thuộc vào tỷ lệ VCK (%) của cỏ. Những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao mà là do hàm lượng nước của cỏ đó cao.

Năng suất chất khô có ý nghĩa hàng đầu trong việc đánh giá, tuyển chọn cây thức ăn gia súc. Qua đây thì nhận thấy Ruzi có tiềm năng về sử dụng cho việc phơi khô dữ trữ.

4.1.6. Tỷ lệ nhánh sống, nhánh chết sau 15 ngày thu hoạch của các giống cỏ khảo sát

Bảng 4.6: Tỷ lệ nhánh sống, nhánh chết sau 15 ngày thu hoạch Giống cỏ

Chỉ tiêu

VA 06 (M)

TD 58 (M)

Mulato 2 (M)

Ruzi

(M) Paspalum

(M) SEM1 P

% nhánh sống 70,81 65,53 62,55 62,58 95,28 8,682 0,099

% nhánh chết 29,19 36,47 37,45 37,42 4,72 8,682 0,099 M: giá trị trung bình; SEM1: sai số trung bình; a,b,c :trong cùng một hàng các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kên( P<0,05).

Từ kết quả Bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ nhánh sống, nhánh chết của các giống cỏ khảo sát không có sự sai khác nên không có ý nghĩa thông kê. Tỷ lệ nhánh sống của các giống cỏ dao động từ 62,55% đến 95,28%. Từ đó cho thấy sức sống, khả năng sinh trưởng của các giống cỏ khảo sát là tương đương nhau. Tỷ lệ chết của các giống cỏ sau cắt ảnh hưởng đến năng suất của lứa tiếp theo. Do vậy, cần điều chỉnh độ cao khoảng cách cắt so với mặt đất phù hợp, đồng thời có chế độ chăm sóc, tưới tiêu hợp lý để nâng cao năng suất ở các lứa thu hoạch.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w