3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin, kế thừa các tài liệu đã có về rừng ngập mặn.
- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan khác.
- Lịch sử nghiên cứu và các tài liệu liên quan về đối tượng nghiên cứu.
- Số liệu về môi trường tự nhiên như diện tích đất, mặt nước.
- Thu thập các tài liệu có liên quan, các chính sách về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu…
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Thu thập thông tin các loài nghiên cứu trước khi khảo sát thực địa bao gồm các phương pháp
- Điều tra quan sát thực địa.
- Thừa kế số liệu của các nghiên cứu trước đây.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực địa
- Điều tra theo tuyến và theo ô tiêu chuẩn (20m x 20m).
- Xác định tên loài: theo ý kiến chuyên gia và theo phương pháp so sánh hình thái, tra cứu tài liệu.
- Quan sát chụp ảnh tại hiện trường nghiên cứu.
- Phân loại thực vật theo phương pháp so sánh hình thái bằng các tài liệu chính:
Phạm Hoàng Hộ (2001), Phan Nguyên Hồng (2003), Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Văn Tiến (2002), FAO (2007).
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phương pháp tổng hợp, thống kê.
- Xác định loài bằng phương pháp so sánh hình thái, tra cứu tài liệu và tham vấn chuyên gia.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh – Quảng Trị 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Gio linh là một huyện nằm phía bắc trung tâm cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Trị có tọa độ địa lý: 160 9’ đến 170 vĩ bắc và 1060 52’ 40” đến 1070 10’ độ kinh đông, được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh
Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và TP Đông Hà Phía Đông giáp Biển Đông
Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa
Bản đồ 4.1. Bản đồ hành chính huyện Gio linh
Tổng diện tích tự nhiên: 472,987 km2; dân số năm 2011 là: 72.939 người;
mật độ dân số: 154 người/km2 được tổ chức thành 21 đơn vị hành chính gồm 19
xã và 2 thị trấn.
Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam, đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông – Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực Quốc tế. Mạng lưới tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt – Cửa Tùng và đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh.
Mặt khác Gio Linh còn tiếp giáp với thành phố Đông Hà – Vùng trung tâm động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình
Gio Linh có diện tích tự nhiên 47.298,70 ha trong đó diện tích đất chưa sử dụng 14.020,68 ha đang được đưa vào sản xuất qua các dự án trồng rừng. Địa hình có độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông và được phân chia thành 4 vùng rỏ rệt đó là:
Vùng núi: Được phân bố ở xã Vĩnh Trường, Linh Thượng và Hải Thái nằm ở phía Tây huyện có diện tích tự nhiên 20.593,01 ha của toàn huyện.
Vùng gò đồi gồm: thị trấn Gio Linh, xã Trung Sơn, Gio Phong, Gio An, Gio Bình, Gio Sơn, Gio Hòa và Linh Hải có diện tích tự nhiên là 11.180,74 ha, các loại đất này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp như tiêu, cao su, cây ăn quả và trồng cây lâm nghiệp.
Vùng đồng bằng gồm: các xã Gio Quang, Gio Mai, Gio Thành, Gio Mỹ, Trung Hải và Trung Sơn đất đai ở đây phần lớn diện tích thích hợp cho việc trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy hải sản nước lợ, nước ngọt có diện tích 12.631,01 ha. Mặc dù diện tích tự nhiên ít hơn song có thể coi đây là vùng kinh tế trọng điểm đem lại nguồn thu nhập cho hầu hết người
dân ở đây mà nghề trồng lúa đóng vai trò chủ đạo.
Vùng biển gồm: xã Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt và thị trấn Cửa Việt có diện tích tự nhiên 2.893,94 ha diện tích tự nhiên của toàn huyện là khu vực tập trung dân cư chuyên về nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nước lợ…
b. Khí hậu
Gio Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình.Mùa hè gió Tây Nam khô nóng (từ tháng 4 đến tháng 9), mùa đông lạnh, ẩm ướt do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau).
- Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 24 – 250C. Nhiệt độ cao nhất (tháng 5 – 7) khoảng 33 – 350C, có khi lên tới 400C, tháng 1 và tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 160C.
- Lượng mưa bình quân hằng năm từ 2500 – 2700mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều, từ tháng 9 – 11 chiếm 70 -75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất từ tháng 10 – 11 lên tới 600 mm/tháng.
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85 – 90% kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Từ tháng 5 – 8 với gió mùa Tây Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%.
- Bão và lũ lụt: Gio Linh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của bão. Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 7 – 11 , bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.
- Gió: Gio Linh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (gió Lào) từ tháng 5 – 8 hằng năm, đặc biệt của gió là tính chất khô nóng) và gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 – 2 năm sau.
c. Tài nguyên đất
Gio Linh gồm có 8 nhóm đất chính sau (theo diện tích điều tra):
• Nhóm đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển:
- Đất cồn cát, bãi cát (Cc) diện tích 6745 ha. Phân bố theo dọc các xã ven biển (chiếm 14,2% diện tích tự nhiên). Diện tích đất cát này chủ yếu trồng tràm và phi lao.
- Đất cát biển (C) diện tích 2497 ha (chiếm 5,3% diện tích tự nhiên). Hình thành một dải bằng do sự bồi lắng cát của các cửa sông và biển.
• Nhóm đất mặn (m): Có diện tích 192 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên.
• Nhóm đất phèn (S): Diện tích khoảng 383 ha, chiếm 0,7% diện tích đất tự nhiên.
• Nhóm đất phù sa (P):
- Diện tích đất phù sa được bồi hằng năm (Pb): diện tích 188 ha (chiếm 0,4% diện tích tự nhiên) được phân bố ở ven sông Bến Hải, xã Gio Quang. Hiện tại loại đất này đang sử dụng để trồng lúa và các loại hoa màu.
- Đất phù sa không được bồi (P): Diện tích 678 ha (chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên) được phân bố ở ven sông Bến Hải, xã Trung Hải. Thích hợp để trồng lúa, các loại hoa màu và cây ăn quả.
- Đất phù sa Glây (Pg): Có diện tích 2533 ha (chiếm 5,3% diện tích tự nhiên) được phân bố các xã Trung Hải, Gio Thành, Gio Quang.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 871 ha (chiếm 1,8% diện tích tự nhiên) phân bố ở xã Trung Hải thuộc khu vực thềm sông.
• Nhóm đất than bùn (T): Diện tích 26 ha (chiếm 0,05% diện tích tự nhiên) được phân bố ở xã Gio Quang trên địa hình thấp trũng. Nhóm này có thể khai thác để sản xuất phân hữu cơ.
• Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 90 ha (chiếm 0.2% diện tích tự nhiên) phân bố ở xã Gio Bình, Hải Thái trên địa hình trũng.
• Nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm này được chia làm thành 6 loại chính sau:
- Đất nâu đỏ trên đá ba gian điển hình (FK): Diện tích 4566 ha (chiếm 9,7% diện tích tự nhiên). Loại đất này được sử dụng để trồng cao su, hồ tiêu.
- Đất nâu vàng trên đá ba gian điển hình (Fu): Diện tích 2453 ha chiếm 5,2% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 12.226,51 ha chiếm 25,8% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 7627 ha chiếm 16% đất tự nhiên.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (FD): Diện tích 96 ha chiếm 0,2% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (EL): Diện tích 683 ha chiếm 1,4% diện tích tự nhiên.
• Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích có khoảng 425 ha chiếm 0,9% diện tích tự nhiên.
d. Tài nguyên rừng và thảm thực vật
Hiện nay toàn huyện có 14.751,88 ha rừng chiếm 31,19% diện tích tự nhiên.
Trong đó: Rừng phục hồi chiếm 11,8% diện tích tự nhiên, rừng phòng hộ chiếm 87,8% diện tích tự nhiên và rừng sản xuất chiếm 12,2% diện tích tự nhiên.
e. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra của Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường của tỉnh Quảng Trị thì huyện Gio Linh có một số khoáng sản chính sau:
• Than bùn: Trữ lượng khoảng 40.000 tấn phân bố ở các vùng ven biển, nhiệt lượng đạt 2300 – 3500 kcal/kg được dung để làm chất đốt và sản xuất phân bón.
• Silicat: Phân bố ở bờ biển Bắc Cửa Việt. Dùng để sản xuất thủy tinh cao cấp có trữ lượng đảm bảo khai thác trên 1 triệu tấn.
• Các loại khoáng sản khác: Đất sét ở xã Trung Sơn để sản xuất gạch, ngói, các mỏ đá được phân bố ở vùng đồi núi. Cát, sạn được phân bố dọc sông Bến Hải đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 4.1.2.1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 10.977,8 ha, đạt 105,1% kế hoạch tăng 4,8% so với năm 2013. Trong đó diện tích trồng lúa cả năm 7.917 ha, đạt 106,3% kế hoạch.
Năng suất các loại cây trồng chính cả năm: Lúa đạt 53,1 tạ/ha, lạc đạt 20,91 tạ/ha, khoai lang đạt 57,99 tạ/ha…
Chăn nuôi phát triển ổn định, đàn gia cầm phát triển mạnh, chất lượng đàn lợn đạt cao. Tiếp tục triển khai chương trình hổ trợ giống vật nuôi theo quyết định 32 của UBND tỉnh đề ra. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm triển khai theo đúng kế hoạch. Tổng đàn trâu 4.153 con, đạt 93,2% kế hoạch;
đàn bò 8.389 con, đạt 88,3% kế hoạch. Việc cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò ở một số nơi triển khai có hiệu quả, trong năm phối giống cho ra đời trên 1.000 bê laisind, nâng tỷ lệ đàn bò laisind lên 26,3% tăng 3,3% so năm 2013; đàn lợn 38.950 con, đạt 104% kế hoạch; đàn gia cầm 330.000 con, đạt 100% kế hoạch.
b. Lâm nghiệp và Kinh tế gò đồi, miền núi
Tập trung chủ yếu vào chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, triển khai
các biện pháp PCCCR, ngăn chặn nạn chặt phá rừng ở các địa bàn trọng điểm.Làm tốt việc chuẩn bị để trồng rừng, cây phân tán đạt kế hoạch, chăm sóc 200 ha rừng trồng năm 2013. Tổng diện tích rừng hiện có 17.659,8 ha , không có chặt phá rừng và cháy rừng lớn xảy ra. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.400 m3.
Tổng kết mô hình phục hồi vườn cây hồ tiêu, triển khai đề án phục hồi và phát triển vườn cây hồ tiêu nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Trồng mới 20 ha cao su, nâng tổng số lên 3.568 ha; trồng mới 23 ha hồ tiêu, nâng tổng số lên 487 ha. Hoàn thành các thủ tục hoán đổi 715,3 ha với Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị để có quỹ đất xây dựng nông thôn mới cho các xã.
c. Thủy sản và kinh tế Miền biển, vùng cát
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác khai thác, nuôi trồng thủy sản, đầu tư cải hoán, mua sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ, phát triển nghề mới. Triển khai nghị định 67/2014 của chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.Quyết định 48 của chính phủ về hỗ trợ khai thác xa bờ, toàn huyện có 47 tàu tham gia. Tiếp tục khuyến khích phát huy hiệu quả hoạt động của tổ tự quản bến bãi tàu thuyền, giúp nhau làm ăn, đảm bảo an toàn trên biển.
Toàn huyện có 618 tàu thuyền, trong đó có 155 tàu xa bờ, tăng 13 tàu xa bờ so với năm 2013. Có trên 150 cơ sở chế biến hải sản, đưa vào chế biến trên 14.000 tấn, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động. Tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý ao hồ để phòng ngừa dịch bệnh ở con tôm, đảm bảo năng suất, tăng giá trị nuôi tôm. Các mô hình chuyên canh cá, cá – lúa tiếp tục phát huy hiệu quả. Diện tích nuôi thủy sản 622,6 ha, trong đó nuôi cá 457 ha, nuôi tôm 165,6 ha.
d. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong điều kiện gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh của huyện tiếp tục được duy trì, sản xuất có hiệu quả, cơ bản ổn định thu nhập cho người lao động. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 380,718 triệu đồng, tăng 90,513 triệu đồng so năm 2013; có 1058 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 2.475 lao động, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng đạt kết quả cao (khai thác được 71.000 m3 cát sạn, 9.500 m3 đá xây dựng, 989.000 tấn nước đá, chế biến thủy sản trên 14.000 tấn…).
Trong năm đả chỉ đạo các nghành chức năng hướng dẩn các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lập hồ sơ đề nghị hổ trợ phát triển ngành nghề trình trung tâm khuyến nông và tư vấn phát triển công nghệ tỉnh nhằm đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Dự án xây dựng cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản đả được ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm bố trí vốn đầu tư năm 2014.
4.1.2.2. Xã hội
- Văn hóa: Hiện nay có 21/21 xã thị trấn có điểm Bưu điện văn hóa, 131/131 làng bản, khu phố có trung tâm học tập cộng đồng, sân thể thao, nhà văn hóa. Trong năm có thêm 4 đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa cấp huyện, nâng tổng số lên 240 đơn vị, chiếm 93,8%. Có 16.607/19.385 hộ đạt gia đình văn hóa chiếm 85,7%, có 4 đơn vị được biểu dương đơn vị văn hóa xuất sắc cấp tỉnh, có thêm 4 xã phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, nâng tổng số lên 10 xã.
- Giáo dục: Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trường học, triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bằng các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng ngành học, cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học tiếp tục được nâng cao. Có 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,5%, trung học phổ thông 94,8%, Bổ túc trung học 98%. 100% trường mầm non thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Lao động: Tiếp tục chỉ đạo triển khai đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2013 – 2015, đánh giá 10 năm thực hiện chỉ thị 24-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác xuất khẩu lao động. Phối hợp với Trung tâm giao dịch việc làm tỉnh Quảng Trị. Trong năm, đã tạo việc làm mới cho 1.218 lao động (trong tỉnh 455 người, ngoại tỉnh 645 người, xuất khẩu lao động 118 người). Đã tổ chức 18 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với trên 500 học viên tham gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 37,5% trong đó qua đào tạo nghề 34%.
- Quốc phòng: Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh, chỉ thị sẵn sàng chiến đấu, chủ động kiểm tra, điều chỉnh bổ sung hệ thống văn kiện, kế hoạch… chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện. Tổ chức diển tập huy động tàu thuyền dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo nghị định 30 của chính phủ, có 10 tàu và 100 ngư dân xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt tham gia, kết quả đạt loại giỏi, có mặt đạt xuất sắc. Diển tập chiến