Đánh giá hiện trạng cây rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị (Trang 41 - 47)

Bản đồ 4.2.Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn vùng hạ lưu sông Thạch Hãn 4.3.1. Hiện trạng về phân bố rừng ngập mặn

Qua khảo sát chúng ta thấy rằng sự phân bố của rừng ngập mặn trải dài từ cửa sông nơi có nền bùn tương đối nhão lên tới các vùng ít bị ảnh hưởng bởi thủy triều. Sự phân bố của rừng ngập mặn chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái. Trong đó độ mặn và thổ nhưỡng giữ vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các loài cây ngập mặn. Ở Quảng Trị diện tích rừng ngập mặn không nhiều, phân bố phân tán, số liệu cụ thể được thống kê ở bảng sau:

Bảng 4.5. Thống kê diện tích rừng ngập mặn hiện có ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn

STT Địa phương (xã) có RNM Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Gio Việt 4,5 10,9

2 Gio Mai 4,1 9

3 Triệu Phước 32,6 80,1

Tổng 41,2 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Tóm lại, Quảng Trị có tiềm năng về diện tích RNM khá lớn khoảng 639 ha

phân bố ở các vùng cửa sông nhưng do chiến tranh trước đây và quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ rừng ngập mặn sang trồng lúa hoặc nuôi trồng thủy sản) nên diện tích rừng đã suy giảm nhiều. hiện tại diện tích rừng ngập mặn chỉ còn 41,2 ha rừng ngập mặn trên địa bàn 3 xã Gio Việt, Gio Mai là rừng tự nhiên và Triệu Phước do dự án trồng rừng chắn sống của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quảng Trị hỗ trợ nhằm phục hồi lại hệ thống rừng ngập mặn. Hiện trạng phân bố cây ngập mặn ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6. Hiện trạng phân bố các loại cây ngập mặn

T T

Loài cây Hiện trạng

phân bố

Địa điểm xuất hiện Tên Việt

Nam Tên khoa học Loại đất

1 Mắm đen Avicenniaofficinalis Đất nhiều mùn Gio Việt Gio Mai 2 Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza Đất bùn Gio Việt Gio Mai 3 Bần chua Sonneratia caseolaris Đất bùn mềm

sâu

Gio Việt Triệu Phước Gio Mai 4 Ngọc nữ

biển

Clerodendruminerme Đất bùn chặt

Triệu Phước 5 Ráng đại Acrostichumaurum Đất bùn chặt Gio Việt

Triệu Phước 6 Ô rô Acanthusilicifolius Đất mùn, bùn

sét cát có thịt

Gio Việt Triệu Phước 7 Dừa nước Nypa fruticans Đất bùn mềm

sâu

Gio Việt 8 Rau muống

biển

Ipomoea pes-capre Đất cát ướt Gio Việt Gio Mai Triệu Phước 9 Cỏcú biển Cyperus stoloniferus Đất bùn chặt Gio Việt

Gio Mai Triệu Phước 10 Giá Excoecaria agallocha Đất bùn chặt Gio Mai

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Tái sinh dưới tán rừng ngập mặn là tái sinh phân tán hay tái sinh vệt. phần lớn cây rừng ngập mặn là cây ưa sáng mạnh nên chúng chỉ thực sự tái sinh và phát triển tốt ở những ô trống do cây rừng gãy đổ tạo ra hoặc nơi bãi bồi bên ngoài (Phan Nguyên Hồng, 1996; Turen và Lewis, 1997). Trên những diện tích rừng được khảo sát đều thấy rằng có 2 hình thức tái sinh hạt (trụ mầm) như Vẹt dù, Mắm…và tái sinh chồi như Giá, dừa nước.

4.3.2. Thực trạng gây trồng cây ngập mặn

Thôn Tân Xuân có diện tích rừng ngập mặn 4,5ha và gần 8 ha đất ngập nước được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường, các ao nuôi tôm dần bỏ hoang, trở thành các điểm tập kết rác thải gây ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng ngập mặn hiện có. Từ thực tế đó, năm 2012 với 8 ha được trồng mới hoàn toàn với 2 loài chính là: Vẹt dù và Bần chua, và được chăm sóc và trồng dặm thêm cho đến nay. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Trị đã được Quỹ rừng ngập mặn cho tương lai (MFF-SGF) tài trợ kinh phí thực hiện dự án “Cải tạo, phục hồi môi trường và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại thôn Tân Xuân,xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”, thời gian thực hiện từ tháng 9/2012 – tháng 6/2013.

Trong hai năm qua, chính quyền và người dân địa phương đã rất tích cực hành động để phát huy những kết quả mà dự án mang lại. Sau khi dự án kết thúc, chính quyền xã Gio Việt và thôn Tân Xuân đã có chủ trương bảo vệ khu vực rừng ngập mặn, cấm các hành vi săn bắt động vật, chặt phá bừa bãi cây ngập mặn, đồng thời theo dừi người dõn thực hiện hương ước bảo vệ mụi trường, bảo vệ rừng ngập mặn được xây dựng dựa trên các cuộc họp lấy ý kiến nhân dân mà dự án đã hỗ trợ để xây dựng. Cơ chế thu gom rác thải vẫn phát huy hiệu quả rất tốt, người dân ý thức cao việc bỏ rác đúng nơi quy định, không những thế, mô hình thu gom rác đã được xã Gio Việt nhân rộng cho các thôn lân cận như Xuân Tiến, Xuân Ngọc.

Ngoài ra, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Trị (TTQT) cũng thường xuyờn theo dừi, kiểm tra tỡnh trạng của cõy ngập mặn, kịp thời hướng dẫn cho người dân các kỹ thuật chăm sóc, cập nhật tình trạng thông tin về khí hậu thời tiết tác động đến rừng ngập ngập mặn và những hoạt động của người dân trong việc bảo vệ hoặc gây ảnh hưởng xấu đến rừng ngập mặn. Điều này có tác dụng như một động thái thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền để người dân không ngừng nâng cao ý thức trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị của rừng ngập mặn, đồng thời cũng giúp TTQT thu thập các thông tin cần

thiết phục vụ cho việc lên phương án mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở các xã vùng cửa sông, ven biển.

Qua các cuộc khảo sát thực địa thăm rừng và tiếp xúc với người dân, chúng tôi nhận thấy được tâm trạng tươi vui, phấn khởi của người dân khi mà rừng ngập mặn đã và đang từng ngày đem lại những lợi ích có thể nhìn thấy được. Trước mắt người dân là một cảnh quan xanh tươi mát mẻ của những cây bần đang lớn dần và cho hoa.Trong các hồ nuôi quảng canh các loài tôm, cá đang dần dần sinh sôi phát triển. Người dân mong muốn sẽ có những dự án mới để hỗ trợ nguồn vốn cũng như kỹ thuật để cải thiện sinh kế, xây dựng nơi đây thành một khu sinh thái đất ngập nước đặc trưng của địa phương. Chính sự liên hệ thường xuyên giữa TTQT và người dân địa phương để trao đổi các thông tin cần thiết là động lực để việc phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng được phát huy hiệu quả và mang lại những lợi ích.Cách làm của dự án là không mới, nhưng hoàn toàn phù hợp với thực tế, được chính quyền và người dân ủng hộ, đặc biệt trong bối cảnh các địa phương đang triển khai chương trình mục tiêu Quốc Gia về xây dựng Nông thôn mới thì những kết quả tích cực mà dự án mang lại sẽ là một mô hình điểm cho các vùng đang gặp vấn đề tương tự ở Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung. Chính vì thế, cần thiết phải có nhiều hơn nữa các dự án về bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn cho địa phương nhằm tăng cơ hội phát triển sinh kế ven biển và bảo vệ người dân trước thiên tai và BĐKH.

4.3.3. Các nguyên nhân gây suy thoái hệ thực vật rừng ngập mặn

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu cuộc sống, con người đã làm giảm diện tích của RNM, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thực vật ngập mặn, thể hiện qua một số hoạt động sau:

1) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất sản xuất(trồng lúa và các cây khác), dịch vụ, xây dựng cơ bản (hệ thống đê đập, đường đi lại, nhà cữa..) bằng cách lấn sâu vào đất rừng ngập măn, là nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm nhanh diện tích RNM, làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học.

2) Phát triển nuôi trồng thủy hải sản

Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác nuôi trồng thủy sản nói chung và vùng cửa các cửa sông nói riêng phát triển khá mạnh về diện tích. Nhu cầu của người dân về diện tích ao hồ, đầm để nuôi trồng thủy hải sản. Trong khi

đó, diện tích ao hồ, đầm phá lại hạn chế. Vì vậy, một số cá nhân tự ý sử dụng diện tích rừng ngập mặn ở đây để cải tạo thành hồ nuôi. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc hạn chế diện tích rừng ngập mặn và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển thực vật ngập mặn ở trong rừng ngập mặn.

Hiện nay, việc chuyển đổi đất ngập nước qua các ao nuôi thủy sản trên khu vực diễn ra thiếu các quy hoạch tổng thể và ít lường tới các tác động môi trường.

Diện tích đất phần lớn được quy hoạch để xây dựng các hồ tôm. Điều này có thể gây ra hậu quả về môi trường rất lớn bởi nguyên nhân từ việc sử dụng các thuốc diệt khuẩn, thuốc kháng bệnh đối với tôm nuôi trong các ao tôm hay việc tôm bị dịch bệnh gây mất mùa hàng loạt trên địa bàn trong một số năm vừa qua. Hậu quả về kinh tế và môi trường luôn luôn đe dọa từ việc phát triển diện tích các vuông tôm thiếu quy hoạch và thiếu sự dự báo về tác động môi trường.

3) Khai thác lâm sản, thủy sản trong rừng ngập mặn.

Do đời sống kinh tế của cộng đồng còn khó khăn với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền, người dân khai thác cây để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất như làm chuôm (nơi sinh sống của tôm, cá) hoặc khai thác để làm các cột chống trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng rất lớn.

Việc khai thác thủy sản không có quy hoạch, không mang tính bền vững có thể dẫn tới nhiều loài thủy sản bị cạn kiệt. Nhiều hộ dân còn khai thác bằng các công cụ mang tính hủy diệt như rà điện, kích điện…cũng góp phần gây mất cân bằng sinh thái và môi trường.

4) Xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở Nông thôn: Với sức ép gia tăng dân số, cơ cấu sản xuất chủ yếu là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản nên thu nhập người dân còn hạn chế, không ổn định. Để nâng cao thu nhập, người dân không ngừng ngại tác động vào các diện tích đất ngập nước hay tài nguyên thủy sản vùng cửa sông. Điều này gây ra áp lực lên tài nguyên và việc khai thác quá mức có thể làm cạn kiệt tài nguyên. Đặc biệt việc xây dựng nhà ở các các công trình công cộng (đường sá, đê bao….) cũng tác động không nhỏ đến diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

5) Nhận thức cộng đồng còn thấp: Năng lực và trình độ nhận thức của phần lớn cộng đồng dân cư còn rất thấp. Nhận thức đơn giản của cộng đồng với vai trò của thảm thực vật tự nhiên và vì người dân không nhìn thấy lợi ích về môi trường lâu dài của hệ thống rừng ngập mặn từ việc bảo vệ rừng nên đã dẫn đến hành vi phá rừng (chặt cây RNM để làm chói, kè đê, làm chuồng gia súc…) để

đáp ứng nhu cầu sống trước mắt.

6) Năng lực quản lý của cộng đồng còn hạn chế:Cán bộ UBND xã và các thôn xóm chưa thấy được lợi ích trong quản lý RNM cho vấn đề phòng hộ môi trường. Chưa gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của từng cá nhân đối với rừng ngập mặn, buông lỏng quản lý. Chưa chủ động lập kế hoạch đề xuất với các cấp hoặc các dự án về phục hồi và tìm phương thức quản lý thích hợp cho rừng ngập mặn tại địa phương mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w