Rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng cả về kinh tế và sinh thái, việc phá rừng ngập mặn ở vùng cửa sông đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường và sinh thái vùng ven biển. Với tầm quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu và Phát triển tài nguyên rừng ngập mặn là vô cùng quan trọng, phát triển rừng ngập mặn ven biển gồm hai nội dung cơ bản là trồng mới diện tích nhất định và phục hồi diện tích rừng ngập mặn hiện có. Trên cơ sở thực tiễn và kết quả của quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển cây ngập mặn như sau:
4.4.1. Giải pháp quy hoạch tổng hợp vùng cửa sông ven biển để phát triển rừng ngập mặn
Quảng Trị có chiều dài ven biển khoảng 75 km, là một trong những tỉnh sẽ chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu do nước biển dâng ở Việt Nam. Vì vậy công tác quy hoạch phát triển vùng của sông và các vùng ngập nước ven biển, với sự tham gia của tất cả các ngành liên quan cho trồng và phát triển rừng ngập mặn ven biển là rất cần thiết, trong quá trình quy hoạch cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Khi thực hiện quy hoạch cho vùng rừng ngập mặn cần dựa trên các nguyên tắc quản lý bền vững các vùng đất ngập nước như sau:
(1) Vùng đất ngập nước ven bờ bao gồm rừng ngập mặn và các sinh cảnh có liên quan không giảm đi.
(2) Tài nguyên đất ngập nước không bị thoái hóa thêm.
(3) Khai thác hợp lý tài nguyên đất ngập nước.
(4) Cải thiện và phục hồi vùng đất ngập mặn.
- Quy hoạch diện tích đất có khả năng và cần thiết mở rộng cho việc trồng rừng ngập mặn song song với việc bảo vệ diện tích rừng đã có nhằm đảm bảo
cân bằng hệ sinh thái và các dịch vụ sinh thái như bảo vệ đê điều.
- Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, giảm bớt diện tích nuôi để tạo môi trường sống cho các loài kinh tế khác ngoài tự nhiên, đồng thời tăng khu vực bắt hải sản cho người nghèo, giảm dần sự xung đột quyền lợi cho cộng đồng địa phương.
- Diện tích tiềm năng của đất đai có thể sử dụng để phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn ởcác bãi bồi vùng cửa sông, vùng chưa có rừng và chịu ảnh hưởng bởi thủy triều cụ thể như sau: Nhóm đất phèn phân bố ở2 bờ hạ lưu sông Thạch Hãn với diện tích khoảng 387 ha, trong đó có 166 ha ở huyện Gio Linh và 221 ha ở huyện Triệu Phong hiện đang nuôi trồng thủy sản hoặc một số diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi.
4.4.2. Giải pháp kỹ thuật trồng rừng ngập mặn
Giải pháp trồng mới:Nghiên cứu về tổ thành loài ứng với các dạng lập địa và địa điểm khác nhau tạo thành cơ sở cho quá trình lựa chọn công thức tổ thành trồng rừng. Hiện công thức lựa chọn là các loài tại chổ như Vẹt dù, Bần, Giá.
Với các phương thức trồng hỗn loài hay thuần loài. Mật độ có thể lựa chọn là
1m x1m với các bãi triều cao và 0,7m x 0,7m đối với các bãi triều thấp.
(1) Cây Bần chua (Sonneratia caseolaris)
Thời vụ gieo hạt tạo cây con: Từ tháng 10 đến tháng 11. Hạt sau khi được rửa sạch, phơi ráo nước thì tiến hành gieo ươm. Nên gieo hạt thành vài đợt, mỗi đợt cách nhau 5 - 7 ngày để có thể rãi đều các công việc như cấy cây, tưới nước, làm cỏ, phá váng, bón phân và có đủ cây giống xuất vườn đều đặn trong suốt mùa trồng rừng.
Hình 4.1. Bần chua Làm luống gieo hạt và ươm cây: Luống gieo hạt tạo cây mạ: gieo trên nền đất thấp, có lớp bùn lỏng 5cm. Rải phân NPK 20 kg/1.000 m2. Sau đó dùng chang san phẳng mặt luống tạo thành dạng bùn sền sệt. Để cho ánh sáng được phân phối đều trên luống và tiện che bóng nên bố trí luống gieo theo hướng Đông - Tây.
Ngoài ra, nhằm đề phòng bệnh lở cổ rễ hoặc thối rễ, trước khi gieo hạt 1 ngày cần
xử lý đất luống gieo bằng Benlat (6 gram Benlat hòa trong 10 lít nước phun đều cho 100 m2) hoặc Captan (4 thìa Captan hòa trong 5 lít nước phun cho 100 m2).Luống ươm cây trong túi bầu: thấp 10 cm, luống rộng 1 m, dài 10 m.
Cấy cây mạ vào bầu:Nhổ cây mạ: Khi cây mạ đạt 20 - 25 ngày tuổi, có 8 - 10 lá, cao 0,5 - 10 cm thì nhổ để cấy vào bầu. Trước khi nhổ phải tưới đẫm luống gieo. Dùng tay nhổ cây mạ nhẹ nhàng ở chỗ cổ rễ và đặt cây vào khay đã có nước sạch đủ để ngập rễ. Cấy cây: Dùng que để chọc lỗ ở chính giữa ruột bầu, chiều sâu của lỗ bằng chiều dài của rễ cây. Đặt cây ngay ngắn, dồn đất lấp xung quanh và ấn nhẹ cho đất chặt cổ rễ. Nên chọn những ngày tiết trời râm mát hoặc lúc sáng sớm và chiều tối để cấy cây. Tưới nước: Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
Thu hoạch cây con:Sau khoảng 4 - 5 tháng kể từ khi cây được cấy vào túi bầu, cây con có thể phát triển đủ tiêu chuẩn xuất vườn đem đi trồng. Cây con cao 80 - 100 cm với đường kính cổ rễ khoảng 1 cm. Có thân thẳng và bộ rễ tốt;
tán lá xanh tươi. Cây khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.
Trồng cây con:Chọn đất trồng rừng bần chua: Đất thích hợp để trồng bần chua là đất bãi bồi cửa sông, thành phần chủ yếu là đất bùn nhão. Nơi có thủy triều lên xuống thường xuyên, độ ngập của thủy triều cao nhất nhỏ hơn 100 cm.
Đất có cây rừng ngập mặn tái sinh, trong phạm vi dưới 50 m từ đai rừng ngập mặn hiện hữu ra phía biển. Độ mặn nước biển thấp và thường xuyên được cung cấp nước ngọt từ các con sông. Những nơi không thích hợp là vùng bờ biển xói lở, xa cửa sông, chưa có cây tái sinh, độ mặn của nước cao.
Vật liệu trồng rừng: Trồng bằng cây con ươm từ hạt trong bầu hoặc rễ trần.
Mật độ trồng: Cây có bầu trồng mật độ 3,300 cây/ha, hoặc cây rễ trần trồng mật độ dày hơn (5,000 cây/ha).
Thời vụ thích hợp:Từ tháng 5 đến tháng 6; Nếu trồng từ sau tháng 6 cây non dễ bị sóng to, gió lớn và phù sa vùi lấp.
Kỹ thuật trồng:Thời điểm trồng, lúc thủy triều xuống, bãi triều trơ ra trên mặt nước.Đối với cây ươm trong túi bầu:Trước khi trồng dùng len đào đất tạo hố có kích thước 20x20x20 cm;Xé bỏ vỏ bầu;Đặt cây thẳng đứng vào hố, cổ rễ ngang mặt rồi nén chặt đất lại.Đối với cây rễ trần:Dùng tay nắm thân cây ở phần cổ rễ, nhấn rễ cây vào đất ở độ sâu khoảng 10-12 cm;Nén đất xung quanh gốc để cây trồng đứng vững và thẳng.
Trồng giặm: Sau khi trồng 3-4 tuần tiến hành kiểm tra hiện trường rừng mới trồng nếu thấy tỷ lệ cây chết trên 15% thì phải tiến hành trồng giặm lại bằng số cây dự phòng còn lưu trong vườn ươm.