Đặc điểm rừng ngập mặn vùng hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị 1. Đặc điểm phân bố cây RNM tại khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 41)

Kết quả điều tra tại vùng cửa Việt, tỉnh Quảng Trị về sự phân bố của cây rừng ngập mặn theo hướng từ cửa sông vào vùng ngập nước phía trong (hướng Đông lên Tây) thì có thể phân chia thành 3 tiểu vùng chính như sau:

(1). Vùng đất cát ven bờ có các loài cây như rau Muống biển (Ipomoea pes-capre, cỏ cú biển (Cyperus stoloniferus) mọc trên đất cát ẩm, các loài cây bò lan rất nhanh và phát triển mạnh.

(2). Vùng đất cao chỉ ngập nước vào mùa mưa: chủ yếu gồm Ngọc nữ biển (Clerodendruminerme). Cây mọc trên nền đất sét cao triều hoặc bùn ngập triều trung bình.

(3). Vùng thường xuyên ngập triều bao gồm các quần thể cây gỗ như: cây Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), cây Mắm đen (Avicenniaofficinalis), Bần chua (Sonneratia caseolaris), cây Dừanước (Nypa fruticans), cây Ô rô (acanthus ilicifolius), cây Rángđại(acrostichum aurum) và một số loài cây khác.

4.2.2. Một số đặc trưng về cấu trúc rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu 4.2.2.1. Cấu trúc tổ thành

Do điều kiện ngập nước và độ mặn cao nên tổ thành rừng ngập mặn thường đơn giản, hiện tượng ưu thế loài rất rừ với cấu trỳc phổ biến là một tầng cõy gỗ.Có rất ít các loài cây bụi và thân cây cỏ dưới tán rừng ngập mặn.

Việc nghiên cứu về cấu trúc tổ thành sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tác động vào cấu trúc rừng để nâng cao vai trò phòng hộ và sự phát triển rừng ngập mặn.

Bảng 4.1.Công thức tổ thành ở một số địa điểm điều tra

Địa điểm Quần xã Công thức

Xã Gio Mai Giá - Bần -Vẹt - Mắm 51%G + 24%B + 19%V + 6%M Xã Gio Việt Vẹt -Bần - Dừa nước - Mắm 49%V +29%B + 16%D + 6%M Xã Triệu Phước Bần - Ngọc nữ biển 97%B + 3% N

( Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Ghi chú:

G: Giá, B: Bần, V: Vẹt dù, D: Dừa nước, M: Mắm, N: Ngọc nữ biển

Theo kết quả thu nhận được thì tổ thành rừng ngập mặn tại các địa điểm nghiên cứu có sự thay đổi tùy theo từng tiểu vùng sinh thái. Tại xã Gio Mai quần thể Giá chiếm ưu thế (51%), tiếp theo đó là Bần (24%), Vẹt dù chiếm tỷ thấp hơn (19%) và một số ít quần xã Mắm (6%). Tại xã Gio Việt quần thể loài Vẹt dù chiếm tỷ lệ lớn nhất (49%), Bần chua chiếm tỷ lệ tương đối cao (29%), loài còn lại là một số ít quần thể Dừa nước (16%) và quần thể Mắm (6%). Ở khu vực xã Triệu phước loài cây Bần chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (97%) trong khi đó loài Ngọc nữ biển chỉ chiếm một tỷ lệ thấp (3%) và nằm rải rác ven sông.

Như vậy, tại các vị trí điều tra các loài chủ yếu như Giá, Bần, Vẹt dù chiếm ưu thế về tổ thành. Đồng thời cấu trúc tổ thành thay đổi tùy theo từng địa điểm khác nhau và đây chính là cơ sở cho quá trình lựa chọn loài để tiến hành quá trình trồng lại rừng đối với từng địa điểm cụ thể.

4.2.2.2. Cấu trúc mật độ

Mật độ rừng biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng cùng loài hay khác loài, nói lên nguồn sống sinh cảnh đó, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các loài cây trong lâm phần. Do đó, mật độ rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và hoàn cảnh rừng và mức độ tận dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa.

Mật độ lâm phần là nhân tố chủ yếu mà con người có thể khống chế được. Mật độ có phù hợp hay không ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao sức sản xuất và phát huy

được chức năng phòng hộ của rừng, chính vì thế nên xây dựng mật độ hợp lý luôn là một trong những vấn đề trung tâm của nghiên cứu và thực tiễn sản xuất.

Qua điều tra về cấu trúc mật độ rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu kết quả mật độ của các lâm phần được trình bày ở bảng:

Bảng 4.2.Mật độ của các ô điều tra

Vị trí Ô tiêu chuẩn Số cây/ô Số cây/ha

Xã Gio Mai OTC1

OTC2

40 99

1000 2.475

Xã Gio Việt OTC3

OTC4

262 248

6.550 6.200 Xã Triệu Phước OTC5

OTC6

65 68

1.625 1.700

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Qua bảng thống kê cho thấy cây ngập mặn qua quá trình sinh trưởng và thích nghi với điều kiện lập địa phân bố với mật độ tương đối cao. Đồng thời mật độ thay đổi theo từng lâm phần, vị trí của từng lâm phần. Tại Xã Gio Việt có mật độ bình quân cao nhất 6.550 cây/ha. Nguyên nhân làm cho mật độ hiện tại của lâm phần cao là do mật độ ban đầu lớn kèm theo hiện tượng cây tái sinh bổ sung hàng năm. Xã Gio Mai OTC 1 có mật độ thấp nhất trong các ô đo đếm (1.000 cây/ha) và chủ yếu là cây gỗ lớn, lâu năm. Nguyên nhân mật độ lâm phần này thấp là do trong quá trình phát triển một số lượng lớn cây đã bị người dân khai thác để phục vụ cho đời sống như: làm cột chống, làm củi đun và nhiều mục đích khác. Các OTC ở Xã Triệu Phước có mật độ tương đối đồng đều, mật độ bình quân 1662 cây/ha.Nguyên nhân bởi vì đây chủ yếu là rừng trồng và trồng thuần loài phân bố đồng đều trên một diện tích nhất định.

Như vậy qua kết quả điều tra thì rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu có mật độ tương đối cao. Trong mỗi lâm phần thì mật độ cũng thay đổi tùy theo vị trí của ô tiêu chuẩn. Nhìn chung mật độ rừng cao nhất ở giữa lâm phần và giảm dần về phía ngoài mép lâm phần. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của các chế độ thủy triều, sóng của tàu thuyền qua lại và các tác động của người dân địa phương.

4.2.2.3. Cấu trúc tầng thứ

Tại khu vực xã Gio Mai cây có sự đa dạng về tầng tán.Cây bụi và thảm cỏ xen lẫn cây tái sinh ở tầng dưới của tán rừng.Tổ thành loài cây tầng trên là Bần, Vẹt dù với chiều cao trung bình 7,2m. Ở những vùng đất ít ngập triều hơn có sự tham gia của các loài như Ô rô, Ráng đại với số lượng ít. Quần thể Giá tập trung với số lượng lớn có chiều cao trung bình khoảng 5,55m với các gốc tái sinh.

Tại khu vực xã Gio Việt tổ thành có cấu trúc đơn giản và cách biệt thành 2 khu vực. Tổ thành cây cao tầng trên chủ yếu là quần thể Vẹt dù xen lẫn một số lượng ít cá thể Mắm với chiều cao trung bình khoảng 5,2m nằm trong khu vực có độ ngập triều thấp và xen lẫn bên dưới là một số ít cây con tái sinh. Tổ thành thấp hơn và nằm ở khu vực gần cửa sông hơn, có độ ngập triều cao đó là quần thể Dừa nước với chiều cao trung bình khoảng 2,5m.

Khu vực xã Triệu phước vì là rừng trồng thuần loài nên có tổ thành cây đơn giản. Cây chủ yếu có một tầng tán và thấp dần về cửa phía sông, dưới tán rừng là các cây con tái sinh. Chiều cao trung bình của rừng là 3,1m, chiều cao cây con tái sinh là 0,3m

Như vậy, qua các điểm khảo sát nhận thấy các loài cây tham gia tạo thành tầng trên bao gồm hầu hết là các loài cây ưa sáng như Bần, Vẹt dù, Mắm ở tầng thấp hơn có các loài như: Giá, Dừa nước và một số loài cây bụi thân thảo như Ô rô, Ráng đại. Các loại cây gỗ chiếm lĩnh tầng cao và không có sự khác biệt về tầng tán giữa các loài với nhau.

4.2.3. Đa dạng các loài cây ngập mặn tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra tại vùng RNM Cửa Việt thông qua phương pháp điều tra toàn diện để tiến hành xác định thành phần loài cây RNM và tra cứu để xác định tên khoa học của các loài thực vật. Kết quả đã xác định được danh mục các loài cây ngập mặn hiện có ở vùng rừng ngập mặn của vùng hạ lưu sông Thạch Hãn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3.Danh mục các loài cây rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn T

T

Tên loài Tên họ

Tên phổthông Tên khoa học Tên địa phương

1 Mắm đen Avicenniaofficinalis Mắm Cỏ roi ngựa

(Verbenaceae)

2 Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza Vẹt Đước

(Rhizophoraceae)

3 Bần chua Sonneratia caseolaris Bần Bần

(Sonneratiaceae)

4 Ngọc nữ biển Clerodendrum inerme Vạng hôi Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

5 Ráng đại Acrostichum aureum Ráng dại Ráng

(Pteridiaceae)

6 Ô rô Acanthusilicifolius Ô rô Ô rô

(Acanthaceae)

7 Dừa nước Nypa fruticans Dừa nước Cau dừa

(Arecaceae)

8 Rau muống biển Ipomoea pes-caprate Rau muống biển

Bìm bìm

(Convolvulaceae)

9 Cỏ cú biển Cyperus stoloniferus Cỏ gấu biển Cói

(Cyperaceae)

10 Giá Excoecaria agallocha Chá Thầu dầu

(Euphorbiaceae) (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Đánh giá độ đa dạng loài cây ngập mặn có nhiều phương pháp khác nhau, do đặc thù RNM của tỉnh Quảng Trị đã bị suy thoái lâu nên thực tế số loài cây ngập mặn còn rất ít, vì vậy chúng tôi dựa theo tiêu chí đánh giá về tính đa dạng loài về rừng ngập mặn (Phan Nguyên Hồng, 1991), thì cho thấy tính đa dạng của rừng ngập mặn thấp khi rừng có từ 1 - 3 loài cây ngập mặn chính; tính da dạng

trung bình khi trong RNM có khoảng từ 4 đến 9 loài cây ngập mặn chính; và tính da dạng cao khi trong RNM có trên 10 loài cây ngập mặn chính.

Căn cứ vào phương pháp đánh giá đơn giản nêu trên, thì rừng ngập của vùng hạ lưu sông Thạch Hãn có độ đa dạng trung bình bởi vì số loài thực vật chính trong rừng khoảng dưới 10 loài cây ngập mặn. Tuy nhiên trong đó có các loài cây ngập mặn như Mắm (Avicenniaofficinali)s, Bần (Sonneratia caseolaris), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Dừa nước (Nypa fruticans), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Giá (Excoecaria agallocha) là những loài cây thân gỗ khác nhau và chiếm phần lớn trong tổ thành tạo nên sự tập trung đa dạng của rừng ngập mặn ở Quảng Trị. Chính các loài cây ngập mặn này đã góp phần quan trọng cho việc giữ đất, chóng xói mòn và sạt lỡ, góp phần làm giảm sự nhiễm mặn, triều cường và giảm sức mạnh của gió mỗi khi tới mùa mưa bão ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.

Thành phần loài cây có sự thay đổi, tại vùng cửa sông có quần xã Dừa nước (Nypa fruticans), các vùng có bãi bồi do tỷ lệ cát cao hơn nên Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) thích nghi, còn ở những nơi đất ngập triều cao thì có quần xã Giá (Excoecaria agallocha) điển hình, lên xa càng xa vùng cửa sông thì độ mặn giảm nên có các quần xã Bần (Sonneratia ovata) sinh sống.

Bảng 4.4. Đánh giá dạng sống và nơi phân bố của cây ngập mặn

STT Tên loài Dạng

sống Vị trí sống Nhóm thực vật

1 Mắm đen

(Avicenniaofficinalis) G Đất ngập TVC

2 Vẹt dù

(Bruguiera gymnorrhiza) G Đất ngập TVC

3 Bần chua

(Sonneratia caseolaris) G Đất ngập TVC

4 Ngọc nữ biển

(Clerodendrum inerme) GB Ven bờ TVC

5 Ráng đại

(Acrostichumaurum) C Ven bờ TVC

6 Ô rô DB Ven bờ TVC

STT Tên loài Dạng

sống Vị trí sống Nhóm thực vật (Acanthusilicifolius)

7 Dừa nước

(Nypa fruticans) G Đất ngập TVC

8 Giá

(Excoecaria agallocha) G Đất ven bờ TVC

9 Rau muống biển

(Ipomoea pes-capre) DL Đất ven bờ TVTG

10 Cỏ cú biển

(Cyperus stoloniferus) C Đất ven bờ TVTG (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Ghi chú: TVC: thực vật chính; TVTG: Thực vật tham gia.; G: Cây gỗ; GB:

Cây gỗ dạng bụi; DB: Cây dưới bụi; DL: Dây leo; C: Cây thân cỏ.

Qua bảng 4.4 cho ta nhận thấy số lượng loài thực vật bắt gặp RNM ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn là 10 loài, trong số đó có 8 loài (80%) thực vật ngập mặn chính thức và 2 loài (20%) thực vật tham gia ở rừng ngập mặn, thuộc 9 họ thực vật được tìm thấy ở RNM của 2 xã ở huyện Gio Linh và xã Triệu Phước huyện Triệu Phong thuộc tỉnh Quảng Trị.

So với kết qủa công trình nghiên cứu về thực vật ngập Việt Nam của Phan Nguyên Hồng (1991) có 106 loài thực vật ngập mặn, trong đó có 35 loài thực vật chính thức và 71 loài tham gia thuộc 47 họ, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ kém phong phú và đa dạng của thực vật ngập mặn khu vực nghiên cứu so với hệ thực vật ngập mặn của khu vực Nam Bộ.

Biểu đồ 4.1. Đa dạng về dạng sống của cây ngập mặn tại điểm nghiên cứu Qua biểu đồ 4.1 chúng ta có thể thấy dạng sống của cây thân gỗ chiếm số lượng lớn nhất chiếm 50% tiếp đó là cây thân cỏ 20% các dạng sống như cây dưới bụi, dây leo, cây gỗ nhỏ dạng bụi chiếm tỷ lệ ngang nhau khoảng 30% tổng 3 dạng sống, điều này cho thấy mức độ đa dạng các loài cây ngập mặn ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn vẫn chưa cao, trong những năm qua do việc khai thác rừng ngập mặn lấy diện tích nuôi thủy sản, ô nhiễm môi trường…nên làm cho số

lượng loài cũng như diện tích giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w