TỜ TRÌNH XIN THANH LÝ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
2.2.1.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Hiện tại để tiến hành sửa chữa TSCĐ đơn vị áp dụng cả 2 hình thức:
+ phương thức thuê ngoài + phương thức tự làm
Công ty Cp Phát Triển Giáo Dục IBEST Việt Nam không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán TSCĐ hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc là hạch toán vào chi phí trả trước chờ phân bổ vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, tài sản cố định hư hỏng tại công ty có thể tự sửa chữa hoặc thuê ngoài.
Công ty luôn có kế hoạch sửa chữa căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của TSCĐ, tiến hành sữa chữa phải tổ chức quản lý chặt chẽ ngay từ đầu cho đến khi hoàn thành. Khi sửa chữa xong phải tổ chức nghiệm thu và lập ra “biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành” để làm căn cứ cho việc giao nhận và ghi sổ kế toán.
Kế toán phải tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán để tập hợp chi phí sửa chữa, theo dừi chi tiết cho từng cụng trỡnh sửa chữa dự thực hiện theo phương thức tự làm hay thuê ngoài.
Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
Các TSCĐ ở Công ty Cp Phát Triển Giáo Dục IBEST Việt Nam có nhu cầu sửa chữa nhỏ chủ yếu là máy móc thiết bị dùng công việc văn phòng như: hệ thống máy tính, máy photocopy, máy in, máy điều hòa và các công việc thay thế phụ tùng.
Do đó toàn bộ chi phí của việc sửa chữa này được tập hợp trực tiếp vào các khoản chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa.
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:
Công việc sửa chữa lớn TSCĐ ở Công ty Cp Phát Triển Giáo Dục IBEST Việt Nam đều được lập kế hoạch trước khi sửa chữa, nhưng cũng có trường hợp TSCĐ phải sửa chữa đột suất do khách quan, ví dụ như trường hợp máy móc thiết bị hỏng do chập điện hoặc do nhiều yếu tố khách quan khác.
Sau khi sửa chữa nâng cấp xong tính lại mức khấu hao TSCĐ dựa vào nguyên giá mới, số khấu hao lũy kế và thời gian sử dụng sau sửa chữa nâng cấp.
Mức khấu hao TSCĐ = bình quân năm
Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao + Chi phí sửa
trước sửa chữa lũy kế chữa nâng cấp TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ sau khi nâng cấp
Trong năm 8/2015 công ty không phát sinh nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ.
2.2.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần GIMEXICO 2.2.2.1 Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần GIMEXICO
*. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty
Trong ngành xây lắp, sản xuất, vật liệu bao gồm rất nhiều loại khác nhau, đặc biệt là trong ngành xây dựng cơ bản với nội dung kinh tế và tính năng lý hóa học khác nhau. Để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại vật liệu phục vụ cho kế hoạch quản trị … cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình thi công xây lắp, căn cứ vào yêu cầu quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm.
Trong ngành xây dựng cơ bản còn phải phân biệt vật liệu xây dựng, vật kết cấu và thiết bị xây dựng. Các loại vật liệu này đều là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành lên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình xây dựng nhưng chúng có sự khác nhau. Vật liệu xây dựng là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến được sử dụng trong đơn vị xây dựng để tạo lên sản phẩm như hạng mục công trình, công trình xây dựng như gạch, ngói, xi măng, sắt, thép… Vật kết cấu là những bộ phận của công trình xây dựng mà đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắp vào sản phẩm xây dựng của đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắp vào sản phẩm xây dựng của đơn vị mình như thiết bị vệ sinh, thông gió, truyền hơi ấm, hệ thống thu lôi…
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm: Làm tăng chất lượng vật liệu chính và sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ thi công, cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sản phẩm. Trong ngành xây dựng cơ bản gồm: sơn, dầu, mỡ… phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Nhiên liệu: Về thực thể là một loại vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn như: xăng, dầu, than củi, hơi đốt dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc, thiết bị như: mũi khoan, săm lốp.
+ Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất…
+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
+ Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình thi công xây lắp như gỗ, sắt, thép vụn, vỏ bao xi măng, vỏ thùng chứa dầu... hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
Tuỳ thuộc vào yêu quản lý và kế toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ một cách chi tiết hơn.
Hiện nay công ty có các kho có thể chứa chủng loại vật tư giống nhau hoặc khác nhau. Riêng các loại vật liệu như: vôi, cát, sỏi … thông thường được đưa thẳng tới chân công trình và trạm trộn bê tông.
*. Đánh giá vật liệu tại công ty
Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Công ty CP GIMEXICO xuất vật liệu phản ánh theo giá thực tế.
Việc tính giá vật liệu là khâu quan trọng trong tổ chức kế toán vật liệu. Phương pháp tính giá hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn trong sản xuất kinh doanh và trong việc sử dụng và hạch toán nguyên vật liệu.
nhập kho gồm giá hóa đơn, khi xuất kho vật liệu kế toán tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo đơn giá thực tế đích danh.
Thực tế việc đánh giá vật liệu ở Công ty CP GIMEXICO như sau:
a, Giá thực tế vật liệu nhập kho.
Vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu là vật liệu mua ngoài. Công ty có đội xe riêng nên khi mua vật tư với số lượng lớn thì chi phí vận chuyển do bên bán chịu và chi phí này được tính vào giá mua vật tư. Như vậy giá trị vật liệu nhập kho là giá thực tế ghi trên hóa đơn (bao gồm cả chi phí vận chuyển).
Ngoài ra, tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu được xác định như sau:
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
+ Trường hợp vật liệu mua ngoài do bên bán vận chuyển thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn GTGT (có bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuế nhập khẩu nếu có nhưng không bao gồm thuế GTGT).
+ Trường hợp Vật liệu mua ngoài mà phải thuê bên ngoài vận chuyển, bốc dỡ thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho được xác định theo công thức sau:
+
Trường hợp vật liệu mua ngoài do công ty tự vận chuyển thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT nhưng không có chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung.
- Đối với phế liệu thu hồi: Giá vốn được xác định trên cơ sở giá bán được chấp nhận trên thị trường. Phế liệu được tập hợp tại kho chờ thanh lý và giá thu được khi bán phế liệu được xác định theo biên bản thanh lý.
b, Giá thực tế vật liệu xuất kho.
+ Khi xuất kho vật liệu cho các đội xây lắp phục vụ thi công công trình thì sử dụng giá xuất kho bằng giá thực tế đích danh (bao gồm giá hóa đơn cộng các chi phí khác có liên quan đến lô hàng như: chi phí bốc xếp, tìm kiếm nguồn hàng…). Vật
Giá trị thức tế vật liệu, nhập kho
=
Giá mua chưa có thuế GTGT
+ Chi phí thu mua +
Thuế nhập khẩu
(nếu có)
liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho lô hàng đó để xác định giá thực tế vật liệu xuất kho.
Ví dụ: Theo phiếu xuất kho số 25 ngày 20/08/2014. Xuất cho anh Sơn 35 tấn xi măng Hoàng Thạch với đơn giá là 815.000đ/ tấn.
Như vậy giá thực tế là: 35 x 815.000 = 28.525.000đ.
2.2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần GIMEXICO
* Chứng từ nguyên vật liệu
+ Phiếu nhập kho: Do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) và người lập phiếu ký, người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 liên lưu lại nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) giao cho người giữ hàng,
+ Phiếu xuất kho: Do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập thành 3 liên. Sau khi lập xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu. Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào sổ kế toán. Liên 3: Người nhận giữ để theo dừi ở bộ phận sử dụng.
+ Biên bản kiểm nghiệm: Nêu ra ý kiến của ban kiểm nghiệm về chất lượng, số lượng, nguyên nhân đối với vật tư, sản phẩm, hàng hoá không đúng số lượng, quy cách phẩm chất và cách xử lý.
Biên bản kiểm nghiệm lập thành 2 bản: 1 bản giao cho người giao hàng, 1 bản giao cho phòng kế toán.
Trường hợp vật tư, sản phẩm, hàng hoá không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hoá đơn thì lập thêm một liên kèm theo chứng từ liên quan gửi
và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phiếu thu trước khi ký và ghi rừ họ tờn.
Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu lại nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
+ Phiếu chi: được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đó nhận bằng chữ, ký và ghi rừ họ, tờn vào phiếu chi.
Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán, liên 3 giao cho người nhận tiền.
+Hoá đơn GTGT +Thẻ kho.
+ Hoá đơn bán hàng
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ khi mua NVL về
* Thủ tục nhập kho NVL tại công ty
Khi vật tư về kho, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp vật liệu trong kho một cách khoa học, hợp lý đảm bảo yờu cầu quản lý và thuận tiện cho việc theo dừi nhập và tồn. phiếu nhập kho được ghi thành 03 liên.
Liên 01: Lưu tại gốc.
Liên 02: Giao cho cá nhân để giảm nợ kèm theo hóa đơn GTGT.
Liên 03: Giao cho kế toán vật liệu để vào thẻ kho.
Chứng từ kế toán
Chứng từ thanh
tóan Biên bản kiểm tra
Sổ kế toán
Trên phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng thực nhập và yêu cầu thủ kho ký vào. Phiếu nhập kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, trên thẻ kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu Nợ TK 1331 – thuế GTGT
Có TK 331 – phải trả người bán.
Ví dụ: Phiếu nhập kho số 85 ngày 05/08/2015 mua vật liệu do anh Dũng mua tại Công ty Mỹ Hà:
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 05 tháng 08 năm 2015 Đơn vị bán: Công ty TNHH Vật Liệu XD Mỹ Hà Địa chỉ: Đại Yên – Chương Mỹ – Hà Nội.
Số tài khoản: 285321101 0625 MST: 0101645428
Mẫu số: 01GTKT3/001 MH/2015P 0025425
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Anh Dũng Đơn vị mua: Công ty CPGIMEXICO
Địa chỉ: SN 872, Ngừ 850, Tổ 13B Đường Làng, P. Lỏng Thượng, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội Số tài khoản: Tại ngân hàng: NH công thương VN - CN Hà Nội
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MST:
STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn
vị
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Xi măng Tấn 35 815.000 28.525.000
2 Cát vàng M3 50 250.000 12.500.000
Cộng tiền hàng 41.025.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% 4.102.500
Tổng cộng tiền thanh toán 45.127.500
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi lăm triệu, một trăm hai mươi bảy nghìn, lăm trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu)
9 3 4 0 7 4 6 0 1 0
Ta có:
35 tấn x 815.000 = 28.525.000đ
50m3 x 250.000 = 12.500.000đ
Thuế VAT 10% 4.102.500đ
Tổng cộng 45.127.500đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 152 41.025.000đ
Nợ TK 1331 4.102.500đ Có TK 331 45.127.500đ
Khi vật tư về nhập kho, thủ kho cú trỏch nhiệm theo dừi, bảo quản, sắp xếp bố trí vật liệu trong kho một cách khoa học hợp lý đảm bảo yêu cầu quản lý và thuận tiện cho việc theo dừi nhập – xuất – tồn.
Đơn vị: Công ty CP GIMEXICO Địa chỉ: Số nhà 872, Ngừ 850, P.
Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 08 năm 2015
Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Số: 85
Nợ: 152
Có: 331 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Anh Dũng.
Theo HĐ GTGT số 0025425 ngày 05 tháng 08 năm 2015 của Công ty TNHH Vật Liệu XD Mỹ Hà.
Nhập tại kho: Lộc Tiến Địa điểm: 35 Đường nguyễn Tuân
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền Theo
chứng từ
Thực nhập
1 Xi măng Hoàng Thạch Tấn 35 35 815.000 28.525.000
2 Cát vàng M3 50 50 250.000 12.500.000
3 4
Cộng 41.025.000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bốn mươi mốt triệu không trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn.
Số chứng từ gốc kèm theo: 01 HĐ GTGT
Ngày 05 tháng 08 năm 2015 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Căn cứ vào hoá đơn số 0024425 ngày 05 tháng 08 năm 2015 và phiếu nhập kho số 085. Công ty mua xi măng và cát vàng chưa thanh toán cho Công ty Mỹ Hà. Kế toán kiểm tra và ghi:
Nợ TK 152: 41.025.000 Nợ TK 133: 4.102.500
Có TK 331: 45.127.50
*Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu.
Căn cứ vào kế hoạch và tiến độ sản xuất sản phẩm. Đặc biệt căn cứ vào khối lượng sản phẩm và định mức tiêu hao vật tư, phòng kinh doanh, phòng vật tư chủ động đối chiếu vật tư hiện có trong kho để viết phiếu cấp phát vật tư cho đội công trình, cho từng đối tượng sử dụng theo số lượng do Giám đốc công ty duyệt. Cụ thể thống kê vật tư căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng sản phẩm như thiết kế xây dựng bể bơi, làm nền đường…
Phiếu yêu cầu cấp vật tư được thủ kho và người nhận hàng ký xác nhận thực xuất, thực nhận vào phiếu.
Phiếu xuất kho 01 liên giao cho thủ kho lưu tại gốc để ghi thẻ, 01 liên giao cho phòng kế toán, 01 liên giao cho đơn vị nhận hàng.
Ví dụ 1: Ngày 25 tháng 08 năm 2015 Bộ phận cung ứng vật tư nhận được Phiếu yêu cầu cấp vật tư của anh Phạm Đình Sơn thuộc xí nghiệp xây lắp 3 yêu cầu cấp một số vật tư như sau:
Đơn vị: Công ty CP GIMEXICO
PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ Ngày 25 tháng 08 năm 2015 Họ tên người yêu cầu: Phạm Đình Sơn
Bộ phận: Đội trưởng xí nghiệp xây lắp 3
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú
1 Xi măng Hoàng Thạch Tấn 25 Công trình VTC
2 Cát vàng M3 20 Công trình VTC
Quản lý SX (Ký, họ tên)
Tổ trưởng (Ký, họ tên)
Thủ kho (Ký, họ tên)
Người nhận (Ký, họ tên)