Tổng chi phí chi ra trong kỳ

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp công ty cổ phẩn bảo hiểm toàn cầu (Trang 47 - 51)

CÔNG TY CP BẢO HIỂM TOÀN CẦU

Biểu 2.3: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây (%)

C: Tổng chi phí chi ra trong kỳ

Từ các công thức của 2 chỉ tiêu trên, ta có thể tính được hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch. Cụ thể như sau:

Như vậy, trong năm 2009, cứ 1 đồng chi phí chi ra trong kỳ, tạo ra 13,303 đồng doanh thu; 1 đồng chi phí chi ra trong kỳ, tạo ra 12,303 đồng lợi nhuận. Có thể nói đây là mức hiệu quả rất lớn. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa tới nghiệp vụ này, đặc biệt trong khâu khai thác.

Xét trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu sau:

Hx=

Hx=

Trong đó: Hx: Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm (nghiệp vụ bảo hiểm) CBH: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ KTG: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ

KBT: Số khách hàng được bồi thường trong kỳ Theo các công thức trên, ta có bảng sau:

Như vậy, 1 đồng chi phí chi ra trong kỳ thu hút được hơn 200 người tham gia bảo hiểm, và cũng chính đồng chi phí đó đã giúp cho 0,29 khách hàng gặp rủi ro (năm 2009). Như vậy ta có thể thấy tính san sẻ rủi ro của sản phẩm bảo hiểm này là

rất lớn, góp phần làm giảm gánh nặng cho xã hội đối với các cá nhân không may mắn gặp tai nạn.

Mặc dù có ý nghĩa xã hội to lớn như vậy nhưng bảo hiểm du lịch chưa thật sự phát huy được vai trò to lớn của mình, nếu không muốn nói rằng quá nhỏ so với tiềm năng vốn có. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này.

3.6. Nguyên nhân

Nguyên nhân trước tiên phải kể đến đó là do tâm lý của người dân. Từ trước đến giờ, hầu như người dân không bao giờ có thói quen mua bảo hiểm khi đi du lịch mặc dù biết rằng mình có khả năng gặp các rủi ro như thế nào. Chỉ trong trường hợp đi du lịch quốc tế và bắt buộc phải mua theo quy định của Nhà nước thì mới mua.

Đây là nguyên nhân căn bản nhất, sâu sắc nhất khiến cho sản phẩm này phát triển mờ nhạt. Nếu khắc phục được yếu tố này thì đây sẽ là một sản phẩm mang lại lợi ích rất lớn cho tất cả các bên: các cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm và toàn xã hội.

Nhưng để thay đổi nhận thức đã ăn sâu của con người quả thật không hè dễ dàng.

Cần có sự chung tay của Nhà nước, nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó Nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm đóng vai trò nòng cốt.

Nhưng nguyên nhân không chỉ có từ phía người dân – những khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ này, mà nguyên nhân cũng một phần từ phía chính các doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp nói chung thường chú trọng đến các sản phẩm như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự và vật chất xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn sức khỏe con người, bảo hiểm thân tàu… và nghĩ rằng bảo hiểm du lịch là một sản phẩm quá mới mẻ. Nếu không có sự xúc tiến mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp bảo hiểm thì đây sẽ mãi mãi là sản phẩm “mới”. Doanh nghiệp cần có sự đầu tư đúng mức hơn tới sản phẩm này, tăng cường đào tạo các khai thác viên chuyên khai thác sản phẩm bảo hiểm du lịch, mở rộng hệ thống đại lý, đào tạo đội ngũ giám định viên cho nghiệp vụ bảo hiểm du lịch…

Có một điều đặc biệt về sản phẩm bảo hiểm này là nó liên quan đến một bộ phận là người nước ngoài. Đối với sản phẩm bảo hiểm du lịch quốc tế, có thể người tham gia bảo hiểm là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam đi du lịch nước ngoài có thể đem các chứng từ y tế từ nước khác tới để yêu cầu giải quyết bồi thường…

do vậy khâu giải quyết bồi thường có một số điểm còn gây khó khăn cho cả 2 phía:

công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm như sau:

+ Các giấy tờ thủ tục có thể của nhiều quốc gia, với nhiều ngôn ngữ, văn hóa khác nhau nên cả 2 bên đều tốn nhiều thời gian để thu thập cũng như xác minh các chứng từ cần thiết. Điều này rất khó cho các du khách phải quay về nước trong thời gian ngắn khi chưa cung cấp đủ giấy tờ hoặc chưa nhận được tiền bồi thường

+ Các thủ tục còn rườm rà, chưa thật sự thuận tiện cho du khách + Thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài

Tóm lại, chính do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan trên đây mà bảo hiểm du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Nội dung sản phẩm này cần phải có sự đầu tư xây dựng từ phía các chuyên gia, nhà quản lý, sao cho phù hợp với thực tế và hấp dẫn người tiêu dùng hơn nữa. Đây là một sản phẩm đặc biệt bởi đối tượng của nó rất rộng. Chúng ta không chỉ hướng tới nhóm khách hàng trong nước mà còn có một bộ phận khách hàng là người nước ngoài.

Vẫn có một khoảng cách khá lớn trong phong cách làm việc của Việt Nam với các nước tiên tiến khác, do vậy, để phục vụ tốt tất cả các khách hàng của mình thì công ty cần tạo nên một phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả. Nhưng trên thực tế, trong quy trình triển khai nghiệp vụ này còn tồn tại rất nhiều vấn đề, thậm chí trong từng khâu nghiệp vụ nhỏ cũng cần có sự nhìn nhận nghiêm túc từ phía công ty bảo hiểm cũng như các nhà quản lý. Có những khâu cần linh hoạt hơn để tăng tính hiệu quả của nghiệp vụ, nhưng có những khâu lại cần có sự quản lý chặt chẽ hơn để tránh sự trục lợi bảo hiểm do người tiêu dùng móc ngoặc với nhân viên bảo hiểm.

Sau đây, em xin được đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm du lịch nói chung và sản phẩm bảo hiểm du lịch của GIC nói riêng.

Chương III

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp công ty cổ phẩn bảo hiểm toàn cầu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w