PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
4.3. KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NễNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SểC TRĂNG
Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố.
Sau đây là 2 mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng
Mô hình 1 là mô hình gồm các biến: thu nhập trung bình, tổng chi sinh hoạt, tổng diện tích đất có bằng đỏ, giới tính của chủ hộ, địa vị xã hội của chủ hộ và có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội của chủ hộ.
Ta có kết quả xử lý mô hình như sau:
Bảng 20: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (1) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
Biến Hệ
số góc
H ệ số P Tổng diện tích đất ruộng 0,13
939
0, 042 Tổng diện tích đất thổ cư -
0,17895
0, 653
Thu nhập trung bình -
0,00002
0, 073 Chi tiêu trung bình 1 năm 0,00
005
0, 089
Giới tính chủ hộ -
0,59992
0, 213
Có chức vụ chủ hộ 1,45
100
0, 095
Có tham gia chủ hộ -
0,80676
0, 106
Tổng tài sản 6.98
x10-7
0, 066 Tổng số quan sát
Số quan sát dương Phần trăm dự báo đúng Giá trị log của hàm gần đúng Giá trị kiểm định chi bình phương
Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương
5 0
2 7
7 0%
- 27.610
1 3,77
0, 0878
Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0.1
Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0.05
Trong mô hình Probit (1) các biến được đưa vào có các đặc điểm sau:
• Tổng diện tích đất ruộng của hộ (X1): Đây là diện tích đất ruộng bao gồm có bằng đỏ và chưa có bằng đỏ. Đơn vị tính là 1.000m2.
• Tổng diện tích đất thổ cư (X2): Đây là diện tích đất nhà của chủ hộ bao gồm diện tích có bằng đỏ và chưa có bằng đỏ. Đơn vị tính là 1.000m2.
• Thu nhập trung bình (X3): là thu nhập trung bình trong 1 năm của chủ hộ bao gồm: thu từ tiền bán lúa, thu từ chăn nuôi, thu từ tiền buôn bán, lương, từ cây ăn trái và thu nhập khác như: tiền làm công, tiền con cái cho…
• Chi tiêu trung bình của hộ (X4) là chi tiêu trung bình trong 1 năm của hộ bao gồm: chi cho sinh hoạt, chi thuốc men, chi con đi học, chi đám tiệc và chi khác như: điện, nước, xăng dầu, điện thoại…
• Giới tính đây là giới tính của chủ hộ (X5). Nó được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là nam, là 0 nếu chủ hộ là nữ.
• Địa vị xã hội của chủ hộ (X6): đây là những chủ hộ có địa vị xã hội trong xã. Nó bằng 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội trong làng xã, ngược lại là 0.
• Có tham gia chủ hộ (X7): đây là những chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội trong làng xã như: hội phụ nữ, hội nông dân và hội cựu chiến binh.
• Tổng tài sản (X8): bao gồm các loại tài sản trong gia đình nông hộ như: giá trị đất, nhà cửa, gia súc, máy cày, máy bơm nước, xe honda, xe đạp, ghe thuyền….
Nhận xét: Đây là mô hình Probit về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Qua mô hình ta thấy có 5 biến có ý nghĩa ở mức 10% đó là các biến: tổng diện tích đất ruộng, thu nhập trung bình 1 năm, chi tiêu trung bình 1 năm, địa vị xã hội của chủ hộ. Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương kiểm tra sự phù hợp của mô hình Probit với giá trị P tương ứng là 0,2652 >
0,1 tức chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 rằng mô hình không có bỏ sót biến.
Phần trăm dự báo đúng của mô hình là 70% điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao.
Mô hình 2 là mô hình gồm các biến: tổng tài sản, thu nhập trung bình, tổng chi sinh hoạt, tổng diện tích đất ruộng, diện tích đất thổ cư, giới tính của chủ hộ, địa vị xã hội của chủ hộ và có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội của chủ hộ.
Sau đây là kết quả xử lý mô hình Probit:
Bảng 21: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (2) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
Biến Hệ
số góc
H ệ số P Tổng diện tích đất ruộng 0,0
4644
0, 037
Tổng tài sản 1,6
0x10-7
0, 212 Chi tiêu trung bình 1 năm 4,0
4x10-6
0, 576
Có chức vụ chủ hộ 0,5
3619
0, 059
Có tham gia chủ hộ -
0,24205
0, 197
Tiền tiết kiệm của hộ -
0,00001
0, 051 Tổng số quan sát
Số quan sát dương Phần trăm dự báo đúng Giá trị log của hàm gần đúng Giá trị kiểm định chi bình phương
Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương
5 0
2 7
6 4%
- 28,089
1 2,82
0, 0461
Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1 Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,05
Trong mô hình Probit (1) các biến được đưa vào có các đặc điểm sau:
• Tổng diện tích đất ruộng của hộ (X1): Đây là diện tích đất ruộng bao gồm có bằng đỏ và chưa có bằng đỏ. Đơn vị tính là 1.000m2.
• Tổng tài sản (X2): bao gồm các loại tài sản trong gia đình nông hộ như: giá trị đất, nhà cửa, gia súc, máy cày, máy bơm nước, xe honda, xe đạp, ghe thuyền….
• Chi tiêu trung bình của hộ (X3) là chi tiêu trung bình trong 1 năm của hộ bao gồm: chi cho sinh hoạt, chi thuốc men, chi con đi học, chi đám tiệc và chi khác như: điện, nước, xăng dầu, điện thoại…
• Địa vị xã hội của chủ hộ (X4): đây là những chủ hộ có địa vị xã hội trong xã.
Nó bằng 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội trong làng xã, ngược lại là 0.
• Có tham gia chủ hộ (X5): đấy là những chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội trong làng xã như hội phụ nữ, hội nông dân và hội cựu chiến binh.
• Tiết kiệm của hộ (X6) là khoản tiền vàng mà nông hộ để dành được trong quá trình lao động sản xuất của họ. Đây là khoản tiền nông hộ dư ra sau khi trừ đi các khoản chi phí sản xuất và chi sinh hoạt trong gia đình, là số tiền mà tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến.
Nhận xét: Đây là mô hình Probit về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Qua mô hình ta thấy có 3 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đó là các biến: tổng diện tích đất ruộng, địa vị xã hội của chủ hộ và tiết kiệm của chủ hộ. Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương kiểm tra sự phù hợp của mô hình Probit với giá trị P tương ứng là 0,3399 > 0,05 tức chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 rằng mô hình không có bỏ sót biến. Phần trăm dự báo đúng của mô hình là 64% điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình cũng khá cao.
Kết luận:
Mặc dù 2 mô hình trên đều có ý nghĩa thống kê và kinh tế riêng tuy nhiên theo tình hình thực tế điều tra của tác giả mô hình (2) phù hợp với địa bàn nghiên cứu ở huyện Kế Sách, mặc khác xác suất lớn hơn giá trị kiểm định chi bình phương của mô hình (2) là 0,0461 < 0,05 trong khi mô hình (1) nó là 0,0878.
Giải thích kết quả hồi quy mô hình Probit (2): Trong mô hình các hệ số của hàm hồi qui không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến
độc lập nên ở đây ta sẽ dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng.
Trong mô hình có 3 biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10% đến 5% với cùng dấu kỳ vọng. Để xem xét tác động của từng biến giải thích lên mổi biến phụ thuộc trong mô hình Probit ta sẽ xem xét lần lược các biến như sau:
Tổng diện tích đất ruộng của hộ biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
cùng dấu với kỳ vọng. Nhưng biến này chỉ có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ từ nguồn tín dụng chính thức. Diện tích đất ruộng thể hiện khả năng mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu tín dụng của nông hộ, thường thì những nông hộ có diện tích đất ruộng lớn họ thường có nhu cầu vốn cao để phục vụ sản xuất. Đây cũng là một yếu tố ngân hàng căn cứ vào nó để tiến hành cho vay. Nếu diện tích đất ruộng của nông hộ tăng lên 1% thì khả năng nhận được tín dụng từ nguồn chính thức tăng lên 0,0464 %.
Giá trị tài sản của hộ: biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit cho nguồn tín dụng chính thức, cùng dấu với kỳ vọng. Giá trị tài sản của hộ thể hiện sự giàu có của hộ. Những hộ có giá trị tài sản lớn thường có đủ tiền để trang trãi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng trong gia đình nên thường ít có nhu cầu tín dụng. Ngược lại, những hộ nghèo có giá trị tài sản thấp thường có nhu cầu tín dụng cao hơn do họ không có nhiều vốn cũng như tài sản để thế chấp và trang trãi cho các hoạt động trong gia đình nên nhu cầu tín dụng của hộ rất cao. Đây là những đối tượng cần có nhu cầu cao về tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn những hộ có giá trị tài sản lớn. Trong thực tế những hộ có giá trị tài sản cao thường dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức hơn do họ có tài sản và được ngân hàng tin cậy hơn những hộ có giá trị tài sản thấp. Ngược lại những hộ có giá trị tài sản thấp thường tiếp cận vốn thông qua nguồn tín dụng phi chính thức do không cần tài sản thế chấp. Trong mô hình Probit nếu giá trị tài sản của hộ tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận tín dụng của họ tăng lên 1,6 10-7 %. Do hệ số này quá nhỏ nên ảnh hưởng của nó cũng tương đối yếu.
Chi tiêu trung bình của hộ: biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit đối với nguồn tín dụng chính thức. Chi tiêu của hộ gồm có chi cho sinh hoạt, chi cho giáo dục, chi cho thuốc men…Để trang trải cho chi tiêu trong sản xuất trong gia đình họ thường tiếp cận nguồn tín dụng chính thức vì lãi suất thấp tuy nhiên nếu chi cho sinh hoạt họ thường tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức do không mất thời gian chờ đợi và các ngân hàng cũng không cho vay với mục đích tiêu dùng. Trong mô hình biến này có dấu dương thể hiện nếu nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tăng lên 4,04 10-6 %.
Địa vị xã hội của chủ hộ: biến này trong mô hình được mô tả là 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội trong làng xã, ngược lại là 0. Trong mô hình Probit biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Địa vị xã hội thể hiện uy tín của chủ hộ trong làng xã nên nó được các ngân hàng tin tưởng hơn những hộ không có địa vị xã hội gì. Thêm vào đó những hộ có địa vị xã hội thường có trình độ, nắm bắt thông tin nhanh hơn cũng như các thủ tục vay vốn tương đối tốt nên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cao. Trong mô hình Probit biến này cùng dấu với kỳ vọng, nếu những chủ hộ có địa vị xã hội tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tăng lên 0,530%.
Có tham gia của chủ hộ: biến này trong mô hình được mô tả là 1 nếu chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân…, ngược lại là 0. Những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hội thường tiếp cận nguồn tín dụng chính thức dễ dàng hơn do họ được sự giúp đỡ và tin cậy của những người trong hội. Ở huyện Kế Sách những nông hộ thường tham gia các tổ chức như: hội phụ nữ, hội nông dân để học hỏi kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ vốn cho nhau. Đa số các hộ có tham gia đều có vay vốn ở ngân hàng thông qua ngân hàng chính sách xã hội.
Trong mô hình Probit biến này không có ý nghĩa thống kê và không cùng dấu với kỳ vọng. Điều này có thể do họ được sự hỗ trợ của các thành viên trong hội và ngân hàng không quan tâm đến việc họ có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hội không trong việc cho vay. Cụ thể, nếu chủ hộ có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hội thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức giảm 0,197%.
Tiết kiệm của hộ: đây là số tiền mà tạm thời nhàn rỗi hoặc tiền để dành của nông hộ sau khi trang trải cho các hoạt động trong gia đình. Trong mô hình Probit, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cùng dấu với kỳ vọng. Số tiền tiết kiệm của hộ càng nhiều thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức càng ít do họ có thể tự trang trãi cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của gia đình nên không cần vay vốn ngân hàng. Cụ thể khi tiết kiệm của hộ tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của họ giảm 0,00001 %. Tuy nhiên hệ số này khá nhỏ nên tác động của nó cũng tương đối yếu.
4.4. GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH