HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SểC TRĂNG 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Phân Tích Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Của Nông Hộ Ở Huyện Kế Sách - Tỉnh Sóc Trăng (Trang 82 - 87)

Do các kênh tín dụng còn phân tán, việc cho vay ưu đãi được thực hiện qua nhiều đầu mối như Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội với nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau nên khách hàng thiếu thông tin đầy đủ để tiếp cận khoản vay ưu đãi.

Trong việc tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn, nhiều hộ nông dân phản ánh còn tình trạng “cò tín dụng” làm khó cho người vay. Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay mà không tính đến hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay.

Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, mức cho vay bình quân của người nghèo và các đối tượng chính sách còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho họ tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao hơn, cải thiện được cuộc sống nhanh hơn.

Việc tiếp cận nguồn vốn vay còn tập trung vào một số nông hộ có địa vị xã hội trong khi các hộ nghèo thực sự thì chưa được vay vốn. Do đó cần có sự công bằng hơn trong công tác cho vay.

Vẫn còn một số nông hộ còn chưa có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên mặc dù có đất sản xuất nhưng chưa thể tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để có thể gia tăng sản xuất và cải thiện cuộc sống gia đình.

Do trình độ học vấn của nông hộ còn hạn chế vẫn còn tình trạng mù chữ nên dẫn đến tình trạng một số nông hộ thiếu hiểu biết và còn mang tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng. Vì vậy mà một số nông hộ cần vốn sản xuất nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tình trạng đông con vẫn là nguyên nhân làm cho nông hộ trong huyện còn gặp khó khăn. Do đông con nên chi phí chi sinh hoạt hàng năm khá lớn nên mặc dù siêng năng làm ăn nhưng một số nông hộ vẫn không có dư.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÔNG HỘ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC

Một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển nông thôn là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, tín dụng là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp nông hộ nâng cao khả năng sản xuất cũng như góp phần cải thiện đời sống của nông hộ.

Theo như kết quả điều tra nông hộ cho thấy việc tiếp cận vốn vay của nông hộ còn tập trung nhiều vào các nông hộ có địa vị xã hội trong làng xã, điều đó cho thấy khi quyết định cho vay ngân hàng thường ưu tiên quan tâm nhiều vào các nông hộ có địa vị xã hội vì họ có uy tín nhất định. Do đó để đảm bảo mọi người đều có quyền lợi ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức thì đòi hỏi các ngân hàng cần công bằng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn, cho vay phải xem xét tới mục đích vay vốn, khả năng trả nợ và phối hợp với chương trình phát triển nông thôn nhằm bổ sung tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vật tư đầu vào như cây giống, phân bón, ...

Các nông hộ cần có tinh thần tương thân tương trợ, gắn kết với nhau thông qua các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân để nắm bắt thông tin cũng như dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức do nó được sự tin cậy của ngân hàng mà cụ thể là ngân hàng chính sách xã hội.

Một trong những yếu tố giúp nông hộ vay vốn dễ dàng là họ phải có đất đai để thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đặc biệt là đất có bằng khoán đỏ. Vì vậy chính quyền địa phương cần giúp đỡ các nông hộ trong việc cấp bằng đỏ để họ có thể tự mình đi vay khi có nhu cầu.

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ thì cũng cần nâng cao trình độ học vấn của nông hộ bởi vì sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng mà một số nông hộ cần vốn nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính

thức để nâng cao hoạt động sản xuất của mình. Thêm vào đó nếu hiểu biết thủ tục vay vốn ngân hàng thì họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng này.

Chính quyền cần giúp đỡ nông hộ trong việc xác nhận hồ sơ và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất giúp nông hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của nông hộ cũng như phát triển kinh tế địa phương.

Đối với những hộ có nhiều đất đai thì việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tương đối dễ dàng do họ có tài sản thế chấp. Những đối tượng này nên vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp vì họ có thể vay được nhiều hơn và lãi suất cũng tương đối thấp nên họ có thể sử dụng số tiền vay được vào việc sản xuất để gia tăng thu nhập, ngược lại đối với những nông hộ không có tài sản thế chấp nhưng có khả năng sản xuất thì họ có thể tiếp cận nguồn tín dụng chính thức thông qua ngân hàng chính sách xã hội.

5.3 CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NÔNG HỘ GIA TĂNG LƯỢNG VỐN VAY

Để gia tăng lượng vốn vay của nông hộ cần có sự giúp đỡ của ngân hàng bằng cách gia tăng nguồn tín dụng trên thị trường tín dụng nông thôn bằng cách:

Khai thác và huy động tổng lực các nguồn vốn tín dụng trên thị trường tín dụng nông thôn để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu cao về vốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trước hết, cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư (dưới dạng vàng, bạc, đá quý, bất động sản). Để thực hiện được mục tiêu đó, phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn:

 Huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm truyền thống, tăng cường huy động tiết kiệm trung và dài hạn.

 Thu hút vốn từ các nguồn thu của các doanh nghiệp Nhà nước ở nông thôn, bưu điện, bảo hiểm, điện lực...vào hệ thống ngân hàng, tạo nên nguồn vốn mạnh mẽ trong ngân hàng để có thể phục vụ đủ cho nhu cầu của nông hộ.

Mở rộng mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng ở các chi nhánh ngân hàng huyện, đầu tư xây dựng các trụ sở giao dịch với khách hàng.

Các ngân hàng cần mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn. Bởi vì chủ trương của các tổ chức tín dụng chính thức hiện nay chỉ cho vay phục vụ sản xuất

nông nghiệp là chính. Một số nông hộ có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng vì không phù hợp với mục đích cho vay của ngân hàng nên không vay được vốn. Vì vậy các ngân hàng cần dựa vào tình hình thực tế của nông hộ để cho vay có như vậy mới giúp các nông hộ có thể sản xuất phù hợp với khả năng và tình hình thực tế gia đình mình.

5.4 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ

Trước hết muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các nông hộ phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn tuyệt đối không dùng số tiền vay được để trả nợ hay đem tiêu dùng vì như vậy đến kỳ hạn trả nợ nông hộ không trả được nợ và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp.

Thứ hai, các cán bộ ngân hàng cần tư vấn hỗ trợ và giám sát việc sử dụng vốn của nông hộ để kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này. Theo thống kê từ kết quả điều tra thì nhu cầu tư vấn của nông hộ là rất lớn trong khi việc tư vấn của cán bộ ngân hàng còn ít điều này một phần do bộ phận cán bộ ngân hàng còn ít nên chỉ có thể đáp ứng một số ít nhu cầu tư vấn của nông hộ. Nếu được tư vấn tốt các nông hộ có thể tăng thu nhập và cải thiện đời sống của gia đình.

Thứ ba, chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông hộ trong việc tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, cũng như có các chương trình nhằm giúp nông hộ có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau làm ăn có hiệu quả, những mô hình làm ăn có hiệu quả sẽ được cán bộ tuyên truyền để các hộ còn lại có thể học hỏi kinh nghiệm tìm được một mô hình làm ăn có hiệu quả giúp nông hộ có thể thoát nghèo và làm giàu.

Thứ tư, cần chú trọng nâng cao các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, giao thông bởi vì đa số người dân trong huyện đều là những hộ sản xuất lúa và trồng cây ăn trái nên nguồn nước rất quan trọng. Bên cạnh đó cần xác định chính xác những hộ nghèo thực sự để cho vay, đảm bảo nguồn vốn được chuyển đến đúng đối tượng cần.

Thứ năm, các nông hộ cần trao đổi, học hỏi kinh kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau thông qua các các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân,…Đồng thời các thành viên của hội có thể hỗ trợ vốn cho nhau để sản xuất như: cây giống, con giống,…Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần chia sẽ kinh nghiệm cho các thành viên còn lại để có thể tăng thu nhập và cải thiện mức sống.

Thứ sáu, để tăng thu nhập các nông hộ cần giảm các khoản chi phí sản xuất bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để có thể giảm chi phí xuống đến mức thấp nhất có thể như: chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống…

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân Tích Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Của Nông Hộ Ở Huyện Kế Sách - Tỉnh Sóc Trăng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w