Trong thời gian qua, ptkt được các nhà đầu tư ứng dụng nhiều hơn tại Việt Nam và có triển vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Các chỉ số kỹ thuật như A/D, MARC ,
…đã được sử dụng để mô tả và dự đoán biến động của các chỉ số vnindex và chứng khoán giao dịch trên sàn. Do tính chất tương đối dễ học vì chỉ cần học sử dụng các phần mềm nên nhà đầu
tư VN ngày càng ưa chuộng sử dụng p2 này để đưa ra các qđ mua và bán, giao dịch trên thị trường.
Tuy nhiên có thể thấy thị trường chứng khoán VN còn non trẻ và việc ứng dùng ptkt gặp ko ít các khó khăn.
Thứ nhất, giá trong nhiều trường hợp chưa phản ánh hết các hành động của thị trường.
Giá chứng khoán tại mỗi thời điểm phản ánh một tập hợp tâm lý của rất nhiều các nhà đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư này bao gồm cả những nhà dự đoán thị trường giỏi nhất cho đến công chúng theo sau. Tâm lý của họ thể hiện sự kỳ vọng hay thất vọng về chứng khoán với các xu hướng và tin tức trên thị trường. Các nhà đầu tư có chung tâm lý sẽ có cùng hành động giống nhau. Các hành động bán hay mua tại một thời điểm, với quy mô khác nhau của tất cả các nhà đầu tư thể hiện thành cung và cầu.Sau khi phân nhóm, do tính chất ưu tiên giá cao đối với cầu và ưu tiên giá thấp đối với cung, các nhà đầu tư phải cạnh tranh với chính những người có cùng hành động giống mình để có thể thực hiện thành công việc Mua hoặc Bán chứng khoán.
Do giả định giá phản ánh tất cả các hành động của thị trường, các nhà phân tích sử dụng phân tích kỹ thuật chỉ cần tập trung vào giá-khối lượng, thông qua nhiều công cụ đo lường khác nhau, là có thể thấy được các trạng thái tâm lý của thị trường. Chúng ta đều biết các chỉ số trong PTKT (MACD, RSI, MFI, OBV, A/D,…) được xây dựng trên cơ sở các mối tương quan của giá hoặc khối lượng. PTKT nhìn nhận cung và cầu cân bằng tại mức giá giao dịch và khối lượng giao dịch.
Tại thị trường Việt Nam, trong nhiều trường hợp đã không phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa cung và cầu: Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn, biên độ giao động hẹp làm cho các nhà đầu tư không thể tăng giá mua hoặc giảm giá bán nhiều hơn các mức giá trần hoặc giá sàn. Điều này làm cho sức mạnh trong tâm lý của các nhà đầu tư bị kìm nén, chúng gây nên tình trạng khan hiếm giả tạo khi mức giá chào mua/chào bán không đáp ứng được kỳ vọng của những nhà đầu tư có kỳ vọng ngược lại, họ không giao dịch.
Với các đặc trưng này của thị trường, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán, giá chậm trễ trong việc phản ánh mối quan hệ cung-cầu. Thị trường cần trải qua một vài ngày giao dịch để giá có thể phản ánh đầy đủ các hành động của thị trường. Giả định tiền đề của PTKT có lẽ cần phải điều chỉnh lại để thích ứng với TTCK Việt Nam: Coi sự dịch chuyển giá là một quá
trình và không nên nhấn mạnh tính thời điểm, đặc biệt là khi thị trường tranh mua hoặc tranh bán.
Khi thị trường tranh mua/tranh bán, dư cầu/dư cung với khối lượng lớn và áp đảo, một số nhà đầu tư đặt các lệnh mua/bán nhưng không có ý định thực hiện các lệnh này nếu nó được thị trường đáp ứng. Đây chính là cầu ảo/cung cảo. Mục đích của chúng là nhằm gây tâm lý hoài nghi cho cỏc nhà đầu tư khỏc. Chỳng rất khú cú thể tỏch biệt rừ ràng với cầu thực và cung thực (nếu sự phân biệt là cần thiết cho việc phân tích). Vấn đề này có lẽ chỉ xuất hiện ở các thị trường như Việt Nam
Thứ hai, ảnh hưởng từ sự chậm trễ của giá . Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như là các công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá các xu hướng và mức độ biến động giá. Ở TTCK Việt Nam, khi giá chậm trễ trong việc phản ánh các hành động của thị trường, các chỉ số kỹ thuật cũng bị ảnh hưởng theo. Ảnh hưởng này thể hiện ở 2 vấn đề sau:
Vấn đề khối lượng giao dịch
Theo các tài liệu về PTKT, KLGD tăng sẽ củng cố cho xu hướng hiện tại. Giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh, do các nhà đầu tư hoạt động mạnh hơn (mua hoặc bán nhiều hơn), kéo theo KLGD tăng lên. Ở Việt Nam, khi thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh lại thường là thời điểm tranh mua hoặc tranh bán, KLGD có xu hướng thu hẹp. Sau đó, khi KLGD tăng mạnh thường là thời điểm phân phối (xả hàng hoặc gom hàng), chúng đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại của xu hướng trước đó , chưa cho thấy ý nghĩa của sự củng cố xu hướng.
Hậu quả của tình trạng này là các chỉ số kỹ thuật xây dựng dựa trên KLGD như On Balance Volume, Money Flow Index, A/D line,… bị ảnh hưởng.
Sự ảnh hưởng của tính chậm trễ đến các chỉ số được xây dựng trên cơ sở của giá
Trên thực tế, các chỉ số PTKT được xây dựng dựa trên mối tương quan thuần tuý của giá (không có sự kết hợp với KLGD) là rất nhiều: MACD, Momentum, MA, Stochatic Oscillator,…
Và sự chậm trễ phản ánh hành động của thị trường của giá tại TTCK VN ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các ptkt trên.
Như vậy, có thể thấy tính chất riêng có của TTCK Việt Nam: Thị trường có biên độ hẹp.
Chúng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phản ánh các hành động thị trường của giá chứng khoán.
Đặc biệt, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán mạnh mẽ, giá cần trải qua nhiều phiên tăng hoặc giảm mạnh để giúp cho cung và cầu cân bằng.
Khi giá chậm trễ, các chỉ số PTKT cũng bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư nào sử dụng nhiều các chỉ số này mà chưa quan tâm đúng mức đến các xu hướng vận động, trong nhiều trường hợp họ sẽ không thấy hết những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.
Thứ ba ,sự chậm trễ quá mức của các chỉ số kỹ thuật. Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như là các công cụ hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Chúng không phải là chủ đề chính của phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là các chỉ số kỹ thuật thường chậm hơn sự biến động giá. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi giá không phản ánh hết các hành động của thị trường, các chỉ số bị ảnh hưởng và còn tỏ ra chậm chạp hơn. Khi áp dụng ở Việt Nam các tín hiệu bán (sell signal), tín hiệu mua (buy signal) mà nhiều nhà giao dịch thường thực hiện theo phân tích kỹ thuật, trong một số trường hợp, đã là quá trễ để thực hiện mua/bán. Thị trường tranh mua hoặc tranh bán và không còn cơ hội cho nhà đầu tư theo sau.
Thứ tư, sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam. Do tính chất phân tích sự kỳ vọng/thất vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn, phõn tớch kỹ thuật đũi hỏi phải hiểu rừ và ỏp dụng hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén với thông tin. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm. Thế nhưng, với nhiều người Việt Nam, việc sử dụng phân tích kỹ thuật dường như là một câu chuyện hết sức đơn giản: sử dụng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua (buy signal), tín hiệu bán (sell signal). Nghi ngờ khi giá chứng khoán đi vào vùng mua quá mức (overbought), bán quá mức (oversold)
48. 1.Phân tích các phương pháp xác định rủi ro tài chính 1. rủi ro
RR là khả năng xẩy ra những những điều không theo mong muốn và khi nó xẩy ra thì mang lại những tổn thất. nó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.
Trong tài chính thì RR là khả năng xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay là làm mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với msl dự kiến
Trong đầu tư ck RR được phân thành hai loại là RR hệ thống và RR phi hệ thống
RR hệ thống ( RR thị trường ) : là loại RR tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại CK. Chúng chịu tác động của điều kiện kinh tế nói chung như lạm phát, lãi suất…đây là các yếu tố nằm ngoài công ty không thể kiểm soát được và loại rr này không thể loại trừ bằng phương pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư
a. RR lãi suất là sự biến động của mức sinh lời do những thay đổi lãi suất trên thị trường - Các nhà đầu tư coi tín phiếu kho bạc là ck không có rủi ro do đó lãi suất của chúng dùng
làm chuẩn mực cho các lãi suất trái phiếu của các cty
- Quan hệ lãi suất với giá trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi là quan hệ tỷ lệ nghịch
- Quan hệ lãi suất với giá cổ phiếu thường là gián tiếp và luôn thay đối do luồng tiền thu nhập từ cổ phiếu thường thay đổi theo lãi suất nhưng khó có thể xác định đc là thay đổi cùng chiều hay ngược chiều
b. RR thị trường là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường
- khi phản ứng của các nhà đầu tư khác nhau về từng loại hoặc từng nhóm cổ phiếu có thể làm gía ck dao động mạnh dù thu nhập công ty không thay đổi
- các nhà đtư thường mua ck dựa vào 2 nhóm sự kiệ là : + Sự kiện hữu hình như kinh tế, chính trị, xã hội..
+ Sự kiện vô hình do nhóm yếu tố tâm lý của thị trường
c. rủi ro sức mua là do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Lạm phát thay đổi làm thay đổi lãi suất danh nghĩa từ đó dẫn tới giá ck thay đổi
d. rủi ro tỷ giá là do tác động của tỷ giá hối đoái đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư tin rằng đồng nội tệ bị giảm trong tương lai thì nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào ck hoặc đầu tư vào một tsản ngoại tệ dẫn tới giá ck giảm
RR phi hệ thống là rr chỉ tác động tới 1 ck hoặc một nhóm ck nhỏ trong các ck.nguyên nhân là do yếu tố nội tạng của công ty và chúng có thể kiểm soát được.
a. RR kinh doanh là rr do sự thay đổi bất lợi tình hình cung hàng hoá, dịch vụ của dn hay môi trường kinh doanh
b. rr tài chính là rr về khả năng thanh toán cổ tức, trái tức và hoàn vốn của người sở hữu ck.
Rr này liên quan tới mất cân đối doanh thu, chi phí và các khoản nợ của dn c. RR về quản lý là rr do tác động quyết định của nhà đầu tư
2. phương pháp xác định rủi ro