Phân tích vĩ mô bao gồm 4 bước cụ thể như sau

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 113 - 116)

Thứ nhất là pt chu kỳ kinh doanh. Khuynh hướng vận động của nền kinh tế có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành. Thông thường chu kỳ kinh tế thể hiện 2 xu hướng cơ bản là tăng trưởng và suy thoái. Các nhóm ngành kinh tế khác nhau có xu hướng vận động khác nhau theo chu kỳ kt, bao gồm 2 nhóm chính.

Nhóm ngành có chu kỳ vận động với chu kỳ kt : ngành NHTC, kinh doanh BĐS, xây dựng, ngành hàng tiêu dùng đắt tiền, ngành chế tạo máy và các ngành có đòn bẩy tc và hđ cao.

Nhóm này thu hút các NĐT ở giai đoạn đầu của giai đoạn hồi phục , do có mức độ đòn bẩy hđ cao.

Nhóm ngành có chu kỳ vận động ngược với chu kỳ kt: thực phẩm, dược phẩm, SX hàng xuất khẩu. Nhóm ngành này hấp dẫn các nhà đtư qua các gđ của chu kỳ kinh doanh.

Ngoài ra cũng cần phân tích sự tác động của các yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tâm lý ng tiêu dùng đến chứng khoán của ngành.

Thứ hai,sự thay đổi các yếu tố cấu trúc kinh tế cũng ảnh hưởng đến các ngành đến dòng tiền và rủi ro tiềm năng của ngành,

Nhân khẩu: bao gồm sự tăng trưởng dân số, cấu trúc phân bổ dân số về độ tuổi,địa lý, sự phân bổ thu nhập, sự thay đổi về dân tộc và văn hóa.

Phong cách sống: cách thức mọi người làm việc, sống và tiêu dùng

Xu thế công nghệ :ảnh hưởng mạnh đến các ngành. Chu kỳ sống của sản phẩm đang ngày càng giảm dần , chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi phí quảng cáo,.. đang ngày càng tăng. Tuy nhiên ảnh hưởng của công nghệ đến mỗi ngành là khác nhau.

Chính trị và pháp luật :có ảnh hưởng khác nhau với mỗi ngàh. Đồng thời yếu tố này cũng làm thay đổi rủi ro của mỗi ngành.

Thứ ba, xác định chu kỳ sống của ngành để dự báo doanh số bán và xu hướng thu nhập của mỗi ngành. Về cơ bản chu kỳ sống của ngành được chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn bắt đầu phát triển: đây là giai đoạn khởi nghiệp của 1 sp mới. Trong gđ này, sp chưa đc thị trường chấp nhận, doanh số bán thấp, chi phí cố định trong 1 đvị sp cao, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý lớn lợi nhuận biên rất thấp. Các DN chủ yếu dựa vào vốn tự có, khả năng huy động nợ và tăng vốn chủ từ bên ngoài hạn chế.

Giai đoạn tăng trưởng nhanh: Sp đã đc thị trường chấp nhận, có sự tăng trưởng về doanh số bán, mức độ cạnh tranh lại thấp, sp có tính độc quyền nên tỷ suất LN biên rất lớn. DN có xu hướng tăng đầu tư, phát triển vượt bậc về quy mô, phát triển hệ thống phân phối, thực hiện mạnh quảng cáo. Khả năng tăng trưởng của DN rất cao

Giai đoạn tăng trưởng chín muồi

Thị trường chưa bão hòa, mức tăng trưởng về doanh số bán vẫn cao hơn mức tăng trg chung của nền kinh tế, lợi nhuận biên vẫn rất cao. Tuy nhiên ngành sẽ thu hút nhiều DN mới hơn nên mức tăng LN biên giảm dần, nhưng các DN trong ngành vẫn có mức tăng trưởng cao. Các DN sử dụng nhiều nợ hơn, tài trợ bằng vốn chủ giảm.

Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi

Đây là giai đoạn dài nhất, tỷ lệ tăng trưởng ngành giảm xuống so với tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Doanh số bán tăng chậm hoặc ko tăng, cạnh tranh trong ngành diễn ra gay gắt. Các DN ko tăng quy mô mà nâng cao hiệu suất sử dụng lđ, tài sản, cải thiện quản lý. Gđ này giá cổ phiếu biến động, tạo cơ hội cho các nhà đtư thực hiện kinh doanh chênh lệch giá.

Gđ tăng trg giảm

Mức tăng trưởng doanh số bán giảm bởi sự dịch chuyển cầu hoặc sự tăng trưởng của sp thay thế. Lợi nhuận thấp hoặc không có. Cuối cùng, các nhà đtư di chuyển vốn sang các ngành khác. Giá chứng khoán sẽ giảm và đây là cơ hội của các nhà kinh doanh giảm giá.

Dựa trên phân tích chu kỳ sống của ngành, các nhà phân tích cần dự báo tốc độ tăng trưởng và độ dài của mỗi giai đoạn tăng trưởng, làm cơ sở dự báo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận biên và mức độ tăng trưởng của mỗi ngành.

Thứ tư, phân tích môi trường cạnh tranh của mỗi ngành.Môi trường cạnh tranh của một ngành ( cường độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành đó) xác định khả năng của các DN để duy trì mức tỷ lệ LN trên vốn đầu tư bình quân. Theo mô hình Porter có 5 lực lượng cạnh tranh lớn định ra mức độ mạnh yếu của sự cạnh tranh ảnh hưởng đến ngành:

Sự cạnh tranh giữa các DN trong ngành: đối với việc pt ngành, cần phán đoán sự cạnh tranh giưã các DN. Sự cạnh tranh giữa các DN càng lớn thì rủi ro càng cao và tỷ suất LN biên của ngành càng giảm.

Áp lực từ phía các DN mới tham gia: mặc dù ngành có ít đối thủ cạnh tranh song vẫn phải xác định n DN có khả năng tham gia vào ngành và tạo ra sự cạnh tranh mới,

Áp lực từ phía các sp thay thế: các sp thay thế làm LN tiềm năng của ngành bị giới hạn.

Do vậy cần xác định giá cả, các tính năng của n loại hàng hóa thay thế tác động đến doah thu và LN của ngành ntn

Sức mạnh mặc cả từ phía người mua: đây là yếu tố xuất phát từ thị trg đầu ra của ngành.

Người mua có thể tác động đến LN của 1 ngành vì họ có thể mặc cả làm giảm giá hoặc yêu cầu về chất lượng sp, dịch vụ cao hơn.

Sức mạnh mặc cả từ phía nhà cung cấp: LN của ngành cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định của nhà cung cấp vì họ có thể thay đổi giá cả cũng như dịch vụ cung cấp cho ngành. DN có thể chịu sức ép từ phía nhà cung cấp về giá khi chỉ có một số ít nhà cung cấp, ko có sẵn sp thay thế các yếu tố đầu vào, hoặc khi thay đổi nhà cung cấp sẽ dẫn đến chi phí lớn.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w