2.3.1. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động nhập khẩu tổng hợp.
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động nhập khẩu từ năm 2004- 2008 Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng doanh thu (DT) 42024, 49223, 57078, 73045, 85555 DT Nhập Khẩu
(DTNK) 31238,25 38319,35 44855,15 59148,35 73582,8
Tổng chi phí NK
(CPNK) 28876,9 35180,1 41901,3 54782,1 68562,45
Lợi nhuận từ NK
(LNNK) 2361,55 3139,15 2954,55 4366,5 5020,35
Hiệu quả NK
(DT/CP) 1.0817 1.0892 1.0705 1.0797 1.0732
LNNK/CPNK(%) 8.18 8.92 7.05 7.97 7.32
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004-2008
Như vậy, chúng ta có thể thấy được, xét về mặt tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh NK của công ty chính là doanh thu NK, nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động nhập khẩu. Theo bảng trên ta thấy được, hoạt động kinh doanh NK của công ty trong thời gian qua luôn đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận qua các năm có sự tăng trưởng đều, duy có năm 2006 có giảm đi so với năm 2005 khoảng 1.846 trđ. Nhưng đến năm 2007 lại tăng trở lại, đạt 43.662,5 trđ và tiếp tục tăng tới 50.203,5 trđ vào năm 2008. Qua đó, ta có thể thấy được xét về mặt tuyệt đối thì trong những năm qua công ty kinh doanh NK có hiệu quả.
Nếu xét về mặt tuyệt đối thì chúng ta chưa tính đến chi phí bỏ ra cho hoạt động NK, đối với hoạt động NK thì đây là một lượng chi phí rất lớn nên khi đánh giá hiệu quả NK chúng ta phải xem xét tỷ lệ: doanh thu NK/ Tổng chi phí NK. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ lệ là luôn lớn hơn 1, có nghĩa là doanh thu NK luôn luôn lớn hơn tổng chi phí bỏ ra hay nói cách khác công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên hiệu quả này là rất thấp, ta thấy tỷ lệ này rất thấp chỉ dao động từ 1,07 tới 1,09. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ này tăng giảm không ổn định, cao nhất chỉ là 1,0892 năm 2005, tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm nhanh vào năm 2006 còn 1.0705. Sau đó, tỷ lệ này đã được tăng lên năm 2007 là 1,0797 nhưng tới năm 2008 thì tiếp tục giảm, năm 2008 tỷ lệ này là 1.0732, có
chính là sự tăng lên của các chi phí hoạt động NK như tăng lên phí vận chuyển, thanh toỏn lúi ngừn hàng…cho nờn doanh thu qua cỏc năm tăng lờn nhưng hiệu quả lại không đạt được như ý muốn. Vì thế, công ty muốn kinh doanh hiệu quả thì phải nỗ lực tỡm ra cỏc biện phỏp giảm chi phớ trong cỏc khừu kinh doanh NK.
2.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động kinh doanh nhập khẩu.
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động kinh doanh NK từ năm 2004 – 2008.
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Vốn kinh
doanh NK 553662 594231 391000 331920 454284
Vốn lưu
động NK 413400 438296 240440 249020 354776
Doanh thu
NK( DT) 312384.5 383192.5 448558.5 591483.5 735828 Lợi nhuận
NK (LN) 23615.5 31391.5 29545.5 43662.5 50203.5 LN/ VLĐ
(%) 5.71 7.16 12.29 17.53 14.15
LN/ VKD
NK(%) 4.26 5.28 7.55 13.15 11.05
Vòng quay
VLĐ NK 0.76 0.87 1.86 2.37 2.07
Nguồn: Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm .
từ năm 2004-2008
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi vốn lưu đông kinh doanh NK được tính theo công thức:
Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động= Lợi nhuận NK/ vốn lưu động NK. Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì vốn lưu động đóng vai trò hết sức quan trọng. Cho nên khi xem xét hiệu quả hoạt động nhập khẩu chúng ta phải tính đền chỉ tiêu này.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thây, chỉ tiêu này khá cao và có sự tăng nhanh trong những năm trước đây. Cụ thể, năm 2006 là 7,55% tăng lên 13,15% trong năm 2007.
Mặc dù vậy, tốc độ tăng nhanh này không được duy trì cho tới năm 2008 đã giảm xuống còn 11,05%. Đây là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn câu, làm lợi nhuận của công ty giảm đi trong khi đó vốn lưu động thì vẫn phải đầu tư nhiều hơn.
Mặc dù trong năm 2008 đã giảm so với năm 2007 nhưng 11,05% vẫn là một mức khá cao, nghĩa là cứ 100đ vốn lưu động thì tạo ra 11,05đ lợi nhuận. Qua đó ta thấy được sự tiến bộ trong việc sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua. Để có được thành quả này, công ty đã rất nỗ lực bổ sung các khoản vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành theo đúng kế hoạch đã ra.
tăng lên đều. Đây là chỉ tiêu phỏn ỏnh một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu, được tính bằng công thức: Doanh thu thuần/ vốn lưu động NK. Năm 2004 ,số vòng quay là 0,76 thì tới năm 2007 ( năm cao nhất) là 2,37 cao gấp 3 lần năm 2004, tới năm 2008 giảm đi một chút còn 2,07. Điều này cho thấy, tớnh hỡnh sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả cao hơn. Vòng quay của nó càng được rút ngằn trong mọt kỳ kinh doanh.
2.3.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
Nhìn vào số liệu bảng 6 (kết quả hoạt động nhập khẩu từ năm 2004- 2008), ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
Biểu đồ 2.3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
Công thức tính= lợi nhuận NK*100/ chi phí NK. Chỉ tiêu này thể hiện cứ 100đ chi phí bỏ ra thi thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào biểu đồ 8 ta thấy được, tỷ suất lợi nhuận của công ty là khá cao, tuy nhiên trong những năm trở lại đây lại có xu hướng giảm. Năm 2004, tỷ lệ này là 8.18% tới năm 2005 tăng lên 8.92% nhưng lại giảm mạnh vào năm 2006 chỉ còn 7.05%. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, tới năm 2007 được cải thiện được một chút khi tăng lên 7.97% nhưng cũng không tạo đà tăng được trong năm 2008 chỉ còn 7.32%. Sở dĩ có điều này là do những năm qua mặc dù lợi nhuận qua các năm có sự tăng giảm không ổn đinh. Năm 2004 lợi
đi 1.846 tr VNĐ. Tới năm 2007 và năm 2008 lợi nhuận tuy có tăng lên, năm 2008 đạt 50.203,5 tr VNĐ tăng gấp đôi so với năm 2004. Mặc dù lợi nhuận NK có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng lên của chi phí NK cũng tăng lên, tốc độ tăng còn nhanh hơn cả lợi nhuận dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm đi. Năm 2004, chi phí NK là 288.769 tr VNĐ tới năm 2008 là 685.624,5 tr VNĐ tăng lên gấp 3 lần so với năm 2004. Ta thấy tốc độ tăng LNNK chỉ là 2 lần thì chi phí tăng lên 3 lân. Điều này lý giải tại sao tỷ suất lợi nhuận trên chi phí NK của công ty trong nhưng năm lại đây lại có xu hướng giảm. Muốn tăng hiệu quả hoạt động nhập khẩu thì nhất thiết công ty phải tăng cường quản lý chi phí làm sao giảm được những chi phí không đáng cú,tăng doanh thu và lợi nhuận.
2.3.1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động.
Một chỉ tiêu không thể không xét đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đó là hiệu quả công tác sử dụng lao động. Đây là chỉ tiêu phỏn ỏnh mức đóng góp của mỗi lao động cho lợi nhuận của công ty. Được tính theo công thức: Lợi nhuận NK/ Số lao động.Mức đóng góp càng cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả lao động và cho thấy hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Bảng 2.9. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
DT Nhập Khẩu
(DTNK) 312384.5 383192.5 448558.5 591483.5 735828
Lợi nhuận từ NK
(LNNK) 312034.5 382818.5 448152.5 591064.5 735403
Số lao động 350 374 406 419 425
LN/ LĐ 891.527 1023.58 1103.82 1410.65 1730.36
Nguồn: Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm
Biểu đồ 2.4: Tỷ suất sinh lợi của lao động từ năm 2004-2008
Qua bảng chỉ tiêu và biểu đồ ta có thể thấy được, hiệu quả sử dụng lao động của cụng ty cú xu hướng tăng lờn rừ rệt. Năm 2004, mức đúng gúp của một nhõn viờn trong công ty chơ lợi nhuận là 891.527 tr VNĐ nhưng tới năm 2008 là 1730.36 Tr VNĐ, tức tăng lên gấp đôi. Đây là một bước tiến mạnh trong việc sử dụng lao động, điều này cũng chứng tỏ, những nhân viên trong công ty có sự hoạt động hiệu quả hơn. Hàng năm, quy mô của công ty được mở rộng cùng với đó là số lượng lao động cũng tăng lên. Nhưng số lượng tăng lên khỏ ớt, mỗi năm tăng khoảng 20-25 người nhưng chất lượng của họ lại được nâng cao cả về chuyên môn và nghiệp vụ nên mức đóng góp của mỗi công nhân tăng lên rừ rờt. Đây là kết quả của quá trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và quá trình tuyển dụng nhân viên được quan tâm hơn, khắt khe hơn nên công ty chon được nhưng người thật sự có năng lực. Cùng với đó là sự quản lý hiệu quả hơn của bộ máy quản lý và sự áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin giỳp cỏc nhân viên nâng cao năng suất lao động. Điều nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân.
2.3.2.1. Những khó khăn tồn tại.
Bên cạnh, những kết quả đã đạt được không thể không nói tới những khó khăn mà công ty đang gặp phải .Trong năm 2008, công ty phải tỡm cỏc biện pháp giải
mất cân đối, tuy nguồn vốn trên sổ sách là lớn nhưng vì là nằm trong các dự án đầu tư và liên doanh là chủ yếu nên vốn huy động cho kinh doanh đếu phải vay ngân hàng.
Mặt khác Công ty vẫn phải tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh công tác sản xuất kinh doanh thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong những năm gần đây, chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty còn cao, dẫn đến tỷ suất hiệu quả theo chi phí của công ty vẫn còn khá thấp.
Cùng với sự hội nhập kinh tế, chính trị của đất nước với thế giới, Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO, một mặt nó mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng mang lại nhiều những khó khăn cho công ty trong quá trình kinh doanh như: có nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh hơn. Các hợp đồng, dự án lớn không thực hiện được vì hoặc không đấu thầu được do phía chủ đầu tư chần chừ và lựa chọn, thêm đó là tiềm lực của công ty chưa đủ mạnh để cạnh tranh.
Chưa có một cơ cấu mặt hàng thật hợp lý, hầu hết hàng hóa nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu đầu tư của công ty và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhưng những nhu cầu này thường không ổn định nên mặt hàng luôn biến động. Điều này tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng cũng như lợi nhuận giá trị hợp đồng đã ký kết của công ty. Thêm vào đó là hệ thống khách hàng của công ty không đa dạng, mặc dù hệ thống đối tượng khách hàng của công ty ngày được mở rộng hơn.
Công tác tổ chức và quản lý nhiều khâu vẫn chưa tốt, đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu, chỉ nghiên cứu theo các phương pháp thứ cấp mà chưa thực hiện theo phương pháp sơ cấp. Tức là mới chỉ nghiên cứu tại địa bàn chứ chưa đi vào thực tế, chưa nghiên cứu tại hiện trường, chưa bám sát thực tế. Quá trình đầu tư chưa được đầu tư thỏa đáng, vì thế chất lượng thông tin mới chỉ chung chung chưa nắm được những thông tin chính xác về nhu cầu thị trường, về nhu cầu những sản phẩm nhập khẩu…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nhập khẩu của công ty.
Việc thiếu thông tin về thị trường và hàng hóa nhập khẩu nên công ty đã nhập một số
hưởng trực tiếp tới hiệu quả tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm , có một số thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, thiếu nhạy bén, thiếu sáng tạo trên thương trường gây ảnh hưởng không tốt trong nhập khẩu, buôn bán và quản lý hàng hóa.
2.3.2.2. Nguyên nhân.
Nguyên nhân khách quan.
- Thị trường thông tin ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhất là thông tin về thị trường hàng hóa từ nước ngoài còn nhiều hạn chế, các dự báo thì thiếu chớnh xỏc…
Điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong việc kinh doanh nhập khẩu, do không có thông tin chính xác nờn cỏc doanh nghiệp thưởng phải mua hàng hóa với mức giá cao hơn thực tế. Dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, sức cạnh tranh thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
- Thủ tục nhập khẩu còn rườm rà, quy định hành chính thiếu sự thống nhất. Để có thể tiến hành nhập khẩu một đơn hàng máy móc, thiết bị, công ty phải làm rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau, trong đó cú cỏc thủ tục thông quan hàng hóa. Việc thực hiện các thủ tục này nhanh hay chậm ảnh hưởng rất nhiều đến tiền độ nhận hàng và các chi phí liên quan đến việc lưu kho, lưu bãi, vận chuyển và tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty. Hiện nay, nhà nước đã có nhiều cải cách hành chính để phù hợp với xu hướng hội nhập, nhưng hiệu quả thu được vẫn không đủ giúp cho doanh nghiệp thích ứng.
Cỏc chớnh sỏc nhập khẩu nhiều lúc chưa hợp lý, hơn nữa các chính sách này nhiều lúc lại thiếu sự đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng như thiếu sự đồng bộ trong các quy định hải quan, thuế vụ…gừy ra khú khăn khụng nhỏ cho cụng ty trong quỏ trỡnh nhập khẩu hàng hóa.
- Các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và các công đoạn bốc dỡ, chuyên chở, giao nhận hàng hóa thủ tục cũn khỏ rườm rà nên gây khó khăn cho
chung và Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm nói riêng.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nhập khẩu còn chưa được Nhà nước quan tâm đầu tư thỏa đáng, như hệ thống kho tàng, bến bãi, vận chuyển trong nội địa cũn rất yếu kộm… gừy nhiều tổn thất, làm tăng chi phớ hàng nhập khẩu, dẫn tới giảm bớt khả năng cạnh tranh hàng hóa.
- Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do quyết định mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, làm cho số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. Mặt khác nhiều công ty nổi tiếng ở nước ngoài đã sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam hoặc có đại lý tiêu thụ đặc quyền nên công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các mặt hàng này.
Nguyên nhân chủ quan.
- Nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, trình độ của cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu cơ chế thị trường và hội nhập. Thiếu những cán bộ công nhân viên có tay nghề cao vì chưa có chương trình đào tạo, nâng cao trình độ phù hợp cho họ. Việc tuyển chọn thực hiện theo kiểu cần thì tuyển chứ không hề có kế hoạch lâu dài gắn với sự phát triển, mở rộng kinh doanh của công ty. Công ty không có phòng xuất nhập khẩu riờng nờn tớnh chuyên môn không cao.
- Việc tổ chức bộ máy của công ty cũng chưa thật sự hợp lý, chưa mang tính đồng bộ, hoạt động chồng chéo nhau và còn mang tính đơn lẻ. Công ty cũng chưa có bộ phần nghiện cứu thị trường riêng đủ mạnh để bao quát trị trường,nắm bắt thông tin về thị trường, dự báo sự biến động tỷ giá hối đoái giữa các ngoại tệ mạnh với đồng VNĐ.
- Phương thức nhập khẩu của công ty cũng chưa đa dạng,hiện nay công ty chỉ có hai hình thức là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Trong đó, tỷ lệ nhập khẩu ủy thác ngày càng tăng so với nhập khẩu trực tiếp, điều này ảnh hưởng tới hiệu
khụng khai thác hết được ưu điểm của các phương pháp khác.
- Công ty chưa có chiến lược phát triển dài hạn cho hoạt động nhập khẩu, mặc dù hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty. Các đơn hàng vẫn được thực hiện theo kiểu được đến đâu hay đến đó. Những vấn đề cơ bản như, những năm tới sẽ nhập khẩu mặt hàng gì, mở rộng thị trường đến đâu cũng chưa được quan tâm. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp không xác định được những việc cần làm trong hiện tại để phát triển trong tương lai như công ty sẽ cần bao nhiêu vốn, huy động vốn từ nguồn nào, cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên. Hơn nữa, các mục tiêu của công ty đều nằm trong ngắn hạn hoặc mang tính định hướng chung chứ không thể hiện rừ là sẽ thực hiện hay thực hiện như thế nào. Nếu khụng phỏt triển một chiến lược dài hạn, công ty có thể lâm vào tình trạng vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài, thụ động trước những biến động của môi trường kinh doanh, không dự đoán được sự gia tăng chi phí và các yếu tố khác, rủi ro tăng lên khiến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty có nguy co giảm sút.
- Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao thương hiệu và quản lý hoạt động nhập khẩu được thực hiện chưa hiệu quả. Hiện nay, Webside là nơi các đối tác, khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp, là nói quảng bá thương hiệu và khẳng định vị thế. Thế nhưng, hệ thống Webside của công ty chưa thật sự mạnh, chưa được chú trọng đầu tư xây dựng, nội dung còn sơ sài chưa lôi cuốn được khách hàng.
Tóm lại, phần 2 đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm . Đồng thời cũng rút ra được một số nhận xét, đánh giá về hiệu quả nhập khẩu thiết bị y tế…Trong chương 3 sẽ đề cập tới các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm trong thời gian tới