CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH TÂM
3.3. Một số kiến nghị với nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều có toàn quyền quyết định trong lĩnh vực kinh doanh mà mình tham gia va tuân thủ theo pháp luật. Nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết như : chính sách pháp luật, các kế hoạch…nhằm định hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển.
Tuy vây, hiện nay vẫn còn nhiều cơ chế chính sách chưa thực sự thúc đẩy hoạt động kinh tế ngoại thương phát triển. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngạch này phát triển, cần có một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước như sau:
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Cho đến nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đặc biệt liên quan đến thương mại theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm chưa hợp lý, gây trở ngại khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì thế, Nhà nước cần tiếp tục có những sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, công bằng đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng.
- Về chớnh sỏch thuế nhập khẩu, Nhà nước cần quy định rừ ràng biểu thuế nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng, kèm theo đó là bản phụ lục mô tả các mặt hàng nhập khẩu chịu thuế. Đồng thời, Nhà nước phải có kế hoạch đối với sự thay đổi vê mức thuế nhập khẩu của từng mặt hàng, góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Về chính sách điều tiết nhập khẩu, Nhà nước cần sớm thay đổi và hoàn thiện các thủ tục hành chính, đơn giản hóa và xử lý nhanh các thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Phải có sự thống nhất giữa các bộ ngành với nhau để tiến đến việc sửa đổi, bổ sung quy trình thủ tục hải quan theo chiều hướng chuẩn hóa, phù hợp với xu hướng hội nhập phát triển.
- Về chính sách quản lý ngoại hối, hiện nay Nhà nước đang có hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp với hoạt động xuất khẩu mà quên đi hoạt động nhập khẩu cũng đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Do đó, Nhà nước cần có các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng, an toàn cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
3.3.2. Hỗ trợ thông tin thị trường cho doanh nghiệp.
nghiệp, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội song cũng đặt ra rất nhiều thách thức, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Khi tham gia hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chính xác về cung cầu của thị trường hàng hóa, về giá cả, về điều kiện tài chớnh…Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời, độ chính xác cao là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng được phương hướng kinh doanh. Chính vì thế, Nhà nước có thể hỗ trợ về mặt thông tin, có thể thông qua quan hệ ngoại giao, qua các đại sứ quỏn….Nhà nước có thế cho cung cấp các thông tin trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản những tài liệu mang tính định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, những cảnh báo về sự biến động, rủi ro trên thị trường quốc tế. Các thông tin đó có thể giỳp cỏc doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu đưa ra được các kế hoạch hợp lý,trỏnh tối đa việc xảy ra rủi ro.
3.3.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại thương nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống kho tàng,bến bãi; hệ thống thông tin liên lạc…Muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho kinh doanh càn phải có sự đầu tư nguồn vốn rất lớn và phải có sự đồng bộ, các doanh nghiệp không thể làm được điều này. Cho nên, Nhà nước với công cụ điều tiết vĩ mô càn có những chính sách đầu tư thích đáng trong việc quy hoạch, nâng cấp, cải tạo lại cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu phát triển của xã hội.
Tóm lại, phần 3 đã đưa ra được một số phương hướng phát triển và một số giải pháp ,đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm. Với những biện pháp trên, trong thời gian tới cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, Công ty sẽ đạt được những thành công cao hơn nữa.