8. Cấu trúc luận văn
1.3. Môn Khoa học và việc dạy học theo quan điểm kiến tạo 1. Mục tiêu môn Khoa học
Sau khi học xong môn Khoa học, học sinh cần đạt được:
+ Về kiến thức: Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản và phát triển của cơ thể người, một số bệnh thông thường và truyền nhiễm, cách phòng tránh. Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật. Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, các dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
+ Về kĩ năng: Bước đầu hình thành các phương pháp học của các môn khoa học thực nghiệm quan sát, phán đoán, thí nghiệm và rút ra những kết luận khoa học. Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến
vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Biết phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản nhất trong tự nhiên.
+ Về thái độ: Khơi dậy lòng ham hiểu biết khoa học và vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình và cộng động. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.
1.3.2. Nội dung chương trình môn Khoa học ở Tiểu học
Từ năm học 2002 - 2003, môn Khoa học chương trình mới được chính thức đưa vào dạy đại trà từ lớp 4 trên phạm vi toàn quốc với sự thay đổi về mục tiêu, phương pháp và nội dung chương trình.
Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 - 5 được phân bố như sau:
Lớp 4: Chương trình gồm các chủ đề: Con người và sức khoẻ, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.
+ Chủ đề con người và sức khoẻ: Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. An toàn phòng chống bệnh tật và tai nạn.
+ Chủ đề vật chất và năng lượng: Tính chất của nước, vai trò của nước trong đời sống. Tính chất, thành phần của không khí, vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy, sự ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu không khí trong sạch. Một số dạng năng lượng khác như: Âm, ánh sáng và nhiệt.
+ Chủ đề thực vật và động vật: Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường.
Lớp 5: Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5 gồm ba chủ đề như Khoa học lớp 4 và đưa thêm chủ đề mới, đó là: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Chủ đề con người và sức khoẻ: Sự sinh sản, phát triển và lớn lên của cơ thể người. Vệ sinh tuổi dậy thì, phòng một số bệnh như sốt rét, sốt xuất
huyết, viêm não, viên gan A, HIV/ AIDS. An toàn trong cuộc sống, phòng tránh tại nạn giao thông đường bộ.
+ Chủ đề vật chất và năng lượng: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu thường dùng. Sự biến đổi của chất: Sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi hoá học. Sử dụng năng lượng: Năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng mạt trời, gió, nước, năng lượng điện.
+ Chủ đề thực vật và động vật: Sự sinh sản của thực vật, động vật.
+ Chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Môi trường và tài nguyên, mối quan hệ giữa môi trường và con người.
1.3.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học môn Khoa học
Trong thực tế dạy học hiện nay, với tình trạng phổ biến là giáo viên giảng giải, minh hoạ, đặt một số câu hỏi cho cả lớp, học sinh trả lời. Kết quả là học sinh bị hạn chế trong việc rèn luyện sự sáng tạo, năng lực tìm tòi phát hiện các tri thức khoa học. Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức kinh nghiệm của các thế hệ trước, quá trình đó chỉ có hiệu quả khi đó là quá trình tự vận động của học sinh để thích ứng, chuyển những hiểu biết của nhân loại thành của riêng mình. Đồng thời thông qua đó biết vận dụng những kinh nghiệm, vốn sống của bản thân vào quá trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại.
Để xã hội tiếp tục phát triển với tư cách là thế hệ tiếp nối, HS phải vươn xa để ngày càng mở rộng vốn kinh nghiệm của mình. Điều này đòi hỏi các em phải rèn luyện và phát triển năng lực hoạt động sáng tạo. Dạy học vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học sẽ:
- Tạo ra được sản phẩm kép: tri thức và tri thức phương pháp. Giúp HS không chỉ nắm được tri thức mà còn biết cách tìm ra tri thức đó. HS được học tập thông qua các sai lầm, từ đó các sai lầm của HS trở nên có ý nghĩa. HS có
khả năng nhìn nhận một cách sâu sắc về vấn đề học tâp. Nắm kĩ năng một cách vững chắc hơn là nghe giáo viên thuyết trình.
- Dạy học vận dụng quan điểm kiến tạo là cách dạy đón trước vùng phát triển gần nhất, dạy học gắn liền với phát triển.
- Kích thích sư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, trí tò mò khoa học của học sinh. Kích thích sự ham muốn giải đáp những mâu thuẫn trong nhận thức.
Tăng cường hứng thú và sự tự tin của học sinh.
- HS được phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và chia sẽ thông tin, kĩ năng hợp tác nhóm… Học tập vận dụng quan điểm kiến tạo sẽ tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng học tập, trình bày các giải pháp, áp dụng các thông tin nhằm phát triển sơ đồ nhận thức của mình.
- Tạo mối quan hệ giữa GV và HS gần gũi và hiểu biết nhau hơn. Tạo không khí cởi mở, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các HS.
1.4. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học có liên quan đến