Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học môn khoa học ở trường tiểu học (Trang 36 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học có liên quan đến đề tài

Tuổi HS tiểu học là giai đoạn phát triển quan trọng của con người, tuổi tiểu học được tính từ 6 - 12 tuổi. Ở giai đoạn này, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao thì việc nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ là rất quan trọng. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số đặc điểm tâm sinh lí của HS Tiểu học làm cơ sở cho việc tổ chức dạy học vận dụng quan điểm kiến tạo trong môn Khoa học ở Tiểu học.

- Đặc điểm nhận thức:

+ Tri giác của học sinh Tiểu học: với HS Tiểu học, tri giác góp phần quan trọng vào việc thu nhận kiến thức. Nhờ tri giác, các em cảm nhận được mọi sự vật, hiện tượng. HS lớp 4 - 5 đã biết phân tích và suy luận sau khi tri giác, biết đi sâu vào cấu tạo bên trong của sự vật. Các em đã nắm được mục đích quan sát và trình bày kết quả quan sát một cách ngắn gọn, có năng lực tổng hợp các

chi tiết sau khi quan sát được. Bởi vậy, khi thiết kế các tiết học vận dụng quan điểm kiến tạo GV cần chú ý đến gắn những điều học sinh tri giác được với những hoạt động thực tiễn. Đặc biệt là đối với môn Khoa học thì việc sử dụng đồ dùng học tập là rất cần thiết. Đồ dùng dạy học không những là phương tiện minh hoạ cho các em dễ hiểu mà còn là nguồn thông tin giúp các em tự kiến tạo nên kiến thức cho bản thân, tự phát hiện ra tri thức mới.

+ Khả năng chú ý: Đối với HS Tiểu học, cùng một lúc các em chưa chú ý đến được nhiều đối tượng. Do đó trong giờ dạy vận dụng quan điểm kiến tạo, không nên đưa ra quá nhiều đối tượng cùng một lúc mà cần cho HS tiến hành trên từng đối tượng, với từng nhiệm vụ cụ thể. Sức tập trung chú ý của các em phụ thuộc vào đối chú ý, mức độ hoạt động với sư vật, hiện tượng.

Các phương tiện dạy môn Khoa học lớp 4-5 như vật thật, tranh ảnh, mô hỡnh... cần phải rừ ràng, chứa đựng nội dung thụng tin cần thiết.

Từ các đặc điểm này, chúng ta thấy rằng trong các giờ học ở Tiểu học nói chung và trong các giờ học môn Khoa học lớp 4-5 nói riêng cần phải đa dạng hoá các hình thức và phương pháp dạy học. Tìm ra các hướng dạy học mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS Tiểu học.

+ Trí nhớ: HS Tiểu học nói chung có trí nhớ tốt. Các em có khả năng nhớ được nhiều, thậm chí cả những điều mà các em không hiểu. HS Tiểu học vẫn thường có khuynh hướng học thuộc một cách máy móc kiểu học vẹt.

Chính vì vậy mà các em cảm thấy khó khăn khi áp dụng những kiến thức đó vào trong học tập và cuộc sống. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình dạy học giáo viên không nên đặt ra những câu hỏi mang tính hình thức mà phải nêu ra những câu hỏi gợi mở có hệ thống, dẫn dắt các em tự tìm đến tri thức mới.

+ Tưởng tượng: Trí tưởng tưởng của các em được hình thành và phát triển trong tượng của các em còn rất đơn giản, nhưng càng về các lớp cuối cấp, hình tượng của các em càng bền vững và gần gũi với thực tế hơn.

+ Tư duy: Theo J.Piagie “Tư duy của trẻ đến 10 tuổi cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, dựa trên những cơ sở có thể diễn ra quá trình hệ thống hoá các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan” [24]

Trong hoạt động phân tích tổng hợp: Hoạt động phân tích của HS lớp 4- 5 đã phát triển mạnh. Với các khái niệm dễ hiểu, các em phân tích một cách tương đối tốt nhưng hầu hết các khái niệm trong môn Khoa học vẫn phải sử dụng phương tiện trực quan.

Trong hoạt động trừu tượng hoá, khái quát hoá: Hoạt động khái quát hoá của HS lớp 4-5 đã dựa trên những dấu hiệu bên trong, bản chất hơn. Các em đã biết tách trong các sự vật và hiện tượng cụ thể những nét chung bản chất và đưa đặc điểm chung đó vào nội dung khái niệm. Đây chính là cơ sở để chúng ta xác định mức độ hình thành khái niệm cho HSTH.

Trong phán đoán suy luận: HS lớp 4-5 đã có thể chứng minh, lập luận cho phán đoán của mình. Các em có thể suy luận dựa trên các tài liệu trừu tượng hơn, song để việc suy luận được dễ dành hơn, cần phải có tài liệu trực quan.

Một trong những đặc điểm của tư duy là tính “có vấn đề”. Tư duy chỉ thực sự nảy sinh khi con người gặp những điều khác thường, những cái chưa biết, còn băn khoăn và thúc giục chúng ta tìm câu trả lời. Đây chính là một trong những cơ sở để chúng ta tổ chức tốt hướng dạy học vận dụng quan điểm kiến tạo ở Tiểu học.

- Nhu cầu, động cơ, hứng thú của HS Tiểu học:

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của HS là hứng thú. Lí luận dạy học xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với quá trình dạy học mà đối với cả sự phát triển toàn diện và sự hoàn thiện nhân cách của HS. Hứng thú dẫn đế sự tự giác ở HS, ở Tiểu học phần lớn HS chưa cú hưng thỳ rừ rệt với từng mụn học cụ thể.

Sự hứng thú của các em phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sư phạm của GV.

Các nghiên cứu cho thấy, “Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt từ ngoài vào mà phải hình thành dần dần trong quá trình HS ngày càng đi sâu vào chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của GV” [26-112].

Trong quá trình dạy học, người GV muốn tạo hứng thú học tập cho trẻ thì phải tạo ra những tình huống để từ đó trẻ tự khám phá, tìm tòi, phát hiện những tri thức mới cho mình. Tuy nhiên, khi đưa ra tình huống GV phải chú ý; nếu tình huống đưa ra dưới ngưỡng thì quá trình đồng hoá sẽ xảy ra, việc giải quyết vấn đề của HS diễn ra thuận lợi nhanh chóng nhưng không gây được sự mâu thuẫn. Ngược lại nếu tình huống đưa ra trên ngưỡng thì HS không đủ vốn kiến thức để độc lập, khám phá ra tri thức mới, lúc này cả hai quá trình đồng hoá và điều ứng sẽ không diễn ra. Cả hai loại tình huống trên đây đều không gây hứng thú ở trẻ. Như vậy, nếu chúng ta biết tổ chức cho HS tự kiến tạo tri thức một cách phù hợp thì sẽ khêu gợi nhu cầu, hình thành động cơ, hứng thú học tập cho các em.

Tóm lại, với sự phát triển tâm lí và nhận thức của các em, có thể rút ra kết luận: HS Tiểu học đã có một số điều kiện cần thiết cho sự hình thành khả năng tìm tòi để kiến tạo tri thức ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, ở độ tuổi tiểu học, sự hướng dẫn của GV sao cho phù hợp là điều hết sức quan trọng.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lí luận của việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học môn Khoa học ở Tiểu học, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển hướng tới hội nhập khu vực và thế giới,việc tổ chức dạy học theo xu hướng mới để phát huy năng lực sáng tạo, vận dụng vốn tri thức sẵn có bằng các hoạt động học tập tích cực của học sinh là điều rất cần thiết, để hướng tới con người mới phù hợp với yêu cầu của thời đại.

Với xu thế đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như hiện nay thì tính tích cực nhận thức của HS được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, GV phải gợi sự tìm tòi, khám phá cái mới từ HS.

Tiểu học là cấp học nền tảng, HS Tiểu học là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lí đặc trưng cho sự phát triển về mọi mặt từ tình cảm đến tư duy.

Đồng thời hoạt động học là hoạt động chủ đạo của các em, tạo cơ hội cho các em được tự thể hiện mình, tự trình bày những hiểu biết của mình về tri thức khoa học sẵn có của các em, tạo sự tự tin cho các em trong quá trình học tập và cả những hoạt động bên ngoài xã hội.

Quan điểm dạy học kiến tạo là quan điểm dạy học mang tính hiện đại, nó đáp ứng được một số yêu cầu về vấn đề dạy học và tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh về quá trình học, phát triển tư duy, phát triển kĩ năng giao tiếp, thực hành, tạo khả năng làm việc với tập thể, nhóm lớp. Phù hợp với những định hướng và các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì thế, việc ứng dụng Quan điểm kiến tạo vào dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Khoa học nói riêng là hết sức cần thiết.

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học môn khoa học ở trường tiểu học (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w