Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học môn khoa học ở trường tiểu học (Trang 42 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Thực trạng dạy môn Khoa học ở các trường Tiểu học hiện nay 2.2.1.1. Vấn đề khai thác nội dung bài dạy:

Nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Khoa học được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, phần lớn các bài học trong sách giáo khoa kênh hình là chính, thông tin bằng chữ rất tóm tắt, cô đọng.

Điều này đòi hỏi giáo viên phải tìm kiếm và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như ti vi, internet, báo, đài, sách tham khảo… mới đảm bảo việc chuyển tải tri thức khoa học một cách chính xác và có thể mở rộng khi học sinh có nhu cầu.

Thực tế hiện nay, một số giáo viên chưa có ý thức tự bồi dưỡng, học hỏi nâng cao chuyên môn, chưa chú ý đến khai thác nguồn tri thức sẵn có của các em. Ngoài ra, tài liệu hỗ trợ cho giáo viên rất ít để giúp giáo viên hiểu sâu về nội dung bài dạy, bên cạnh đó việc dạy học 2 buổi/ngày, trong

tình trạng một giáo viên phải dạy 2 buổi nên giáo viên không đủ thời gian để tìm hiểu nghiên cứu. Vì vậy giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là nguồn tài liệu hướng dẫn chính. Một số giáo viên đã cố gắng thay đổi không khí học tập bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi, tổ chức một số trò chơi liên quan đến nội dung bài học, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nhưng phần lớn đều mang tính hình thức, chưa khai thác nội dung bài học một cách đầy đủ và có hệ thống.

2.2.1.2. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học

- Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học

Cũng như các môn học khác ở Tiểu học, môn Khoa học được sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp sao cho linh hoạt phù hợp với nội dung bài dạy đang là vấn đề cần quan tâm. Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Các phương pháp mà giáo viên Tiểu học sử dụng trong dạy học môn Khoa học (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)

TT Các phương pháp dạy học Số GV sử dụng Tỉ lệ %

1 Phương pháp giảng giải 72 80,0%

2 Phương pháp hỏi đáp 68 75,6%

3 Phương pháp quan sát 90 100,0%

4 Phương pháp kể chuyện 5 5,6%

5 Phương pháp thí nghiệm 59 65,6%

6 Phương pháp trò chơi học tập 18 20,0%

7 Phương pháp thảo luận nhóm 51 56,7%

Qua bảng 2.1, nhận thấy rằng các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4, lớp 5. Các phương pháp được

sử dụng nhiều nhất là phương pháp quan sát (100%), kể đến là phương pháp giảng giải (80%), Phương pháp hỏi đáp (75,6%).

Tuy nhiên, phương pháp thí nghiệm và quan sát vẫn là hai phương pháp đặc trưng của môn Khoa học, nhưng giáo viên chỉ sử dụng nhiều nhất là phương pháp quan sát (100%), còn phương pháp thí nghiệm số giáo viên sử dụng chưa nhiều (65,6%).Thông thường, những bài học có sử dụng phương pháp thí nghiệm thì chính giáo viên trực tiếp biểu diễn hoặc thậm chí cho học sinh xem mô tả các thí nghiệm trong sách giáo khoa rồi rút ra kết luận. Như vây, học sinh sẽ rất thụ động, không có sự tìm tòi khám phá, tự nghiên cứu để kiến tạo nên tri thức cho bản thân. Mặt khác, lớp 4, lớp 5 khả năng tư duy trừu tượng của các em cao hơn, học sinh hoạt động độc lập cao hơn nên giáo viên cần tăng cường thí nghiệm và quan sát.

Các phương pháp như giảng giải và hỏi đáp là rất cần thiết để học sinh có thể hiểu được yêu cầu và nội dung cần truyền đạt của giáo viên, đồng thời giỏo viờn cũng biết được học sinh cú rừ những yờu cầu đặt ra hay khụng. Hai phương pháp này được giáo viên sử dụng nhiều. Thực chất của những phương pháp này là dựa vào các hình ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên nêu câu hỏi- học sinh trả lời, giáo viên giảng giải-học sinh thụ động tiếp thu. Tuy nhiên lên lớp 4, 5 nên ở mức độ ít hơn và khi sử dụng không phải học sinh nào cũng được tham gia vào quá trình hỏi đáp.

Phương pháp thảo luận nhóm chưa được giáo viên sử dụng nhiều, đặc biệt là vùng nông thôn (56,7%). Mặc dù phương pháp này giúp các em bày tỏ quan điểm của mình trước tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học theo quan điểm kiến tạo.

Phương pháp kể chuyện và phương pháp trò chơi học tập ít được giáo viên sử dụng vì đây là phương pháp tương đối khó, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, ngoài kiến thức khoa học, giáo viên còn phải có năng khiếu thì mới gây được hứng thú đối với học sinh.

Qua phân tích trên, chúng tôi thấy rằng: Việc vận dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực tự giác học tập, huy động vốn tri thức sẵn có của học sinh vào từng tiết dạy còn rất ít, có chăng chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết mà thôi.

Như vậy, các phương pháp dạy học khá phong phú và đa dạng nhưng hầu hết giáo viên trong dạy học môn Khoa hoc 4-5 chỉ sử dụng phương pháp quan sát, giảng giải, còn các phương pháp khác sử dụng còn hạn chế. Cần phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học mới để học sinh tự kiến tạo ra tri thức khoa học cho bản thân. Điều đó sẽ tạo hứng thú cho các em, nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học.

- Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học:

Ở Tiểu học hiện nay, giáo viên là “Ông thầy tổng thể” dạy đủ các môn học trong chương trình. Môn Khoa học lớp 4-5 bao gồm những kiến thức về Tự nhiên xã hội, về Vật lí, Hoá học…Vì vậy, người giáo viên cần phải trang bị cho mình một lượng tri thức tương đối về các lĩnh vực đó để đáp ứng yêu cầu học sinh. Mặt khác, giáo viên phải lựa chọn các hình thức dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học. Trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã có sự nỗ lực trong lựa chọn sử dụng các hình thức tổ chức dạy học hợp lí để phát huy khả năng tư duy của học sinh. Về phía học sinh, đa số các em thích ứng rất nhanh với các hình thức dạy học mới. Các em đã biết phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập, chủ động tham gia vào quá trình học tập, biết trình bày, trao đổi ý kiến trước lớp, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì thực tế hiện nay vẫn còn không ít giáo viên đang lúng túng trong việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, giáo viên chưa hiểu bản chất của các hình thức dạy học, chưa tìm thấy cho mình những hình thức tổ chức dạy học hiệu quả, phù hợp với mục

đích, yêu cầu bài học cũng như các hình thức đặc trưng của môn Khoa học, việc học mang tính hình thức, chưa theo đúng quan điểm “học đi đôi với hành”.

Qua khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Các hình thức dạy học được GV sử dụng trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên).

TT Các hình thức tổ chức dạy học

Số ý kiến Mức độ sử dụng Số lượng Tỉ lệ % Th.xuyên Th.thoảng

1 Dạy học cá nhân 50 55,6 14 36

2 Dạy học nhóm 62 68,9 29 33

3 Dạy học cả lớp 88 97,8 81 7

4 Tham quan 25 27,8 5 20

5 Hoạt động ngoại khoá 21 23,3 5 19

6 Câu lạc bộ 4 4,44 0 4

7 Dạy học ngoài hiện trường 13 14,4 2 11

Từ bảng 2.2, chúng tôi thấy trong quá trình dạy học môn Khoa học đa số giáo viên đều sử dụng hình thức dạy học cả lớp (97,8 %). Đây là hình thức dạy học chung cho cả lớp, chưa phân hoá đến từng cá nhân. Hình thức dạy học này chưa phát huy được những ưu điểm của học sinh, các em không có nhiều cơ hội để bày tỏ những ý kiến của mình. Điều đó lại rất cần thiết trong dạy học vận dụng “Quan điểm kiến tạo”. Giờ học trở nên ít sôi nổi, làm mất đi sự hứng thú say mê tìm tòi tri thức khoa học. Chúng tôi đã trao đổi với một số đồng chí giáo viên, họ tâm sự rằng: “Do điều kiện cơ sở vật chất còn đang hạn chế, bàn ghế học sinh không đảm bảo, số lượng học sinh trong mỗi nhóm khá đông nên không thể dạy học theo nhóm được. Mặt khác do điều kiện kinh tế của học sinh khác nhau, các hình thức như tham quan, ngoại khoá, dạy học ngoài hiện trường, hình thức câu lạc bộ rất ít được sử dụng”. Hơn nữa, học

sinh thường rụt rè, thiếu tự tin trong các hoạt động như vậy. Hoặc một số giáo viên lớn tuổi thường dạy học theo hình thức lớp bài đã có từ rất lâu, khi thay đổi thói quen đó là rất khó. Hình thức dạy học theo nhóm cũng được giáo viên sử dụng tương đối nhiều (68,9 %) nhưng mức độ sử dụng thường xuyên chưa cao nên chưa tạo được thói quen cho học sinh về hình thức dạy học này trong môn Khoa học ở Tiểu học.

Các hình thức dạy học như tham quan, ngoại khoá, dạy học ngoài hiện trường, hình thức “Câu lạc bộ” chưa được giáo viên sử dụng nhiều. Do đó, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, phát triển khả năng tư duy, phát huy vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh.

2.2.1.3 Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Khoa học ở Tiểu học

Đối với môn Khoa học, việc sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đồ dùng dạy học môn Khoa học gồm: Vật thật, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ làm thí nghiệm, các sơ đồ, bản đồ và đồ dùng do giáo viên tự làm.

Song thực tế số lượng giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học đó đã phù hợp với nội dung dạy học chưa? Tỉ lệ giáo viên sử dụng các loại đồ dùng đó như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Năng lực, trình độ của giáo viên, mức độ nhận thức của học sinh ở các vùng miền khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay…

Qua khảo sát thực tế chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng đồ dùng trong dạy học môn Khoa học (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)

TT Các đồ dùng dạy học Số GV sử dụng Tỉ lệ %

1 Vật thật 42 46,7

2 Mô hình 38 42,2

3 Tranh ảnh 89 98,9

4 Thiết bị thí nghiệm 68 75,6

5 Sơ đồ, bản đồ 75 83,3

6 Đồ dùng tự làm 25 27,8

Qua bảng 2.3 chúng tôi nhận thấy số lượng GV sử dụng tranh ảnh trong các giờ học chiếm tỉ lệ cao (98,9%) vì đây là loại đồ dùng gọn nhẹ, dễ kiếm, dễ sử dụng. Đối với môn Khoa học lớp 4-5 rất cần các dụng cụ thí nghiệm, số lượng GV sử dụng cũng khá nhiều (75,6%). Tuy nhiên, việc sử dụng các đồ dùng làm thí nghiệm trước hết do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn.

Mặt khác, trình độ của nhiều GV chưa đủ để thực hiện một số thí nghiệm phức tạp. Các đồ dùng như mô hình, thí nghiệm GV rất ngại mang đến lớp vì chúng cồng kềnh, phải tiến hành thí nghiệm trước ở nhà thì đến lớp mới đảm bảo thời gian và thành công được. Những đồ dùng như vật thật cũng ít được sử dụng (46,7%) hay những đồ dùng mất nhiều thời gian, công sức như đồ dùng tự làm thì số lượng giáo viên sử dụng cũng rất ít (27,8%).

Như vậy, việc sử dụng đồ dùng trong quá trình dạy học môn Khoa học còn rất ít. Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, cùng với các chủ trương về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện thuận lợi cho giáo viên khai thác các nguồn tranh ảnh minh hoạ đễ dàng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, phần lớn GV ngại nên đã bỏ qua việc sử dụng đồ dùng dạy học. Thực tế này cũng nói lên dạy học môn Khoa học hiện nay vẫn nặng về lối thuyết trình, áp đặt, chưa áp dụng các phương pháp dạy học mới một cách hiệu quả để học sinh tự làm việc với đồ dùng học tập, tự kiến tạo nên tri thức cho bản thân qua bài học.

2.2.1.4. Chất lượng dạy học môn Khoa học ở Tiểu học hiện nay

Khoa học là môn học chiếm vị trí quan trọng, góp phần hình thành cho học sinh những tri thức khoa học đơn giản để các em có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Song qua trao đổi với các đồng chí cán bộ quản lí, đặc biệt là các đồng chí phụ trách chuyên môn của các trường Tiểu học như: Tiểu học Bắc Hà, Tiểu học Tân Giang, Tiểu học Bắc Nghèn. Chúng tôi thấy chất lượng môn Khoa học chưa cao. Kết quả học tập của học sinh trường trên về môn Khoa học trong năm học 2012-2013 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra định kì lần 4 môn Khoa học khối 4 và khối 5 năm học 2012-2013

(Số liệu lấy từ cán bộ phụ trách chuyên môn các trường TH) TT Tên

trường

TSHS Giỏi Khá T. Bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Tiểu học

Bắc Hà 225 72 32,0 106 39,6 44 27,1 3 1,3

2 Tiểu học

Tân Giang 234 46 19,7 84 35,9 101 43,1 3 1,3 3 Tiểu học

B. Nghèn 196 31 15,8 57 29,1 103 52,6 5 2,5

Kết hợp số liệu trên với việc dự giờ dạy của một số giáo viên và tìm hiểu thực tế mức độ hoạt động của học sinh trong từng buổi học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết quả như sau.

Bảng 2.5. Kiến thức học sinh nắm được sau khi học xong một số bài Khoa học lớp 4

TT Tên bài

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá TB Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Trao đổi chất 7 9,6 27 36,7 29 39,7 10 13,7

ở người (Tiếp theo) 2

Nước có những tính

chất gì?

8 11,0 22 30,1 31 42,5 12 16,4

3 Nóng lạnh

và nhiệt độ. 6 8,2 20 27,4 37 50,7 10 13,7 Bảng 2.6. Kiến thức học sinh nắm được sau khi học xong một số bài

Khoa học lớp 5

TT Tên bài

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá TB Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Gốm xây dựng:

gạch, ngói 7 9,3 20 26,7 39 52,0 9 12,0

2 Năng lượng

mặt trời 8 10,7 25 33,3 34 45,3 8 10,7

3

Cơ quan sinh sản của thực vật

có hoa

5 6,6 18 24,0 38 50,7 14 18,7

Từ việc phân tích các số liệu thu được từ bảng 2.5 và bảng 2.6, chúng tôi thấy: Kết quả học tập của học sinh chưa cao, tỉ lệ học sinh đạt điểm kém còn nhiều. Ngược lại các em đạt điểm giỏi rất ít, số học sinh đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ nhiều. Tuy giáo viên đã có sự nỗ lực trong quá trình dạy học nhưng nhìn chung một số lượng lớn giáo viên vẫn chưa tự tìm cho mình một hướng đi thích hợp phù hợp với đặc trưng bộ môn cũng như xu hướng dạy học mới hiện nay. Đối với các bài dạy Khoa học theo chương trình hiện nay có số lượng kênh hình chiếm phần lớn, nếu giáo viên không có sự chuẩn bị kĩ càng, trong giờ học không tiến hành các thí nghiệm thì tiết học sẽ không gây

hứng thú cho học sinh, tạo nên sự áp đặt về kiến thức, làm mất đi sự khám phá khoa học của các em.

* Nguyên nhân về thực trạng dạy học môn Khoa học hiện nay:

Về phía giáo viên, mức độ sử dụng các hình thức, các phương pháp dạy học mới còn hạn chế. Nhiều giáo viên lớn tuổi chưa đáp ứng kịp với các xu hướng dạy học mới để vận dụng vào quá trình dạy học môn Khoa học ở Tiểu học. Môn Khoa học là môn học mang tính thực tiễn cao, trong đó cả GV và HS cần phải làm nhiều thí nghiệm để rút ra những kiến thức mới. Nhưng việc sử dụng đồ dùng dạy học để làm thí nghiệm của GV chưa nhiều. Qua trao đổi của chúng tôi với một số GV lớn tuổi, họ tâm sự rằng: “Chúng tôi ngại làm thí nghiệm vì có những thí nghiệm chưa kịp chuẩn bị làm thử trước ở nhà”, hoặc: “Chúng tôi sợ làm thí nghiệm thì sẽ không đủ thời gian vì có những tiết học gồm 2, 3 thí nghiệm trong một tiết”. Mặt khác, trình độ của một số GV không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Nhìn chung, còn nặng về sử dụng các phương pháp truyền thống theo lối giảng giải, áp đặt. Một bộ phận GV ngại tổ chức các hình thức dạy học theo nhóm, tham quan...

Đa số GV đều chưa gợi mở cho các em tích cực hoạt động tư duy và phát huy vốn kinh nghiệm sống của bản thân để tự kiến tạo ra tri thức mới.

Điều này thể hiện rừ ở bảng 2.1, 2.2, 2.3. Việc sử dụng phương phỏp, hỡnh thức tổ chức và đồ dùng dạy học có mối quan hệ gắn bó với nhau, tạo nên một xu hướng dạy học mới.

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi cũng nhận thấy rằng: Một bộ phận GV trẻ có tâm huyết với nghề đã biết vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học mới trong quá trình dạy học. Điều đó chứng tỏ rằng họ đã nhận thức được tầm quan trọng của quá trình dạy học hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, nhiều người trong số họ vẫn còn vướng mắc cả về lí luận và thực tiễn khi sử dụng các hình thức dạy học mới. Do vậy, giờ học mang tính chất gò bó,

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học môn khoa học ở trường tiểu học (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w