Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Định (Trang 30 - 33)

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định

1.3. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1. Quan niệm về hiệu quả huy động vốn

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 1. Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn

1.3.2.4. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Hoạt động của ngân hàng là không hiệu quả nếu không cân đối được việc huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn nhiều mà không cho vay, đầu tư ra bên ngoài hết thì dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, chi phí bỏ ra nhiều trong mà không mang lại lợi nhuận gây lãng phí vỗn gây tổn thất cho ngân hàng. Ngược lại khi nhu cầu sử dụng vốn cao mà ngân hàng không huy động được vốn đáp ứng nhu cầu đó thì ngân hàng mất đi cơ hội kinh doanh, mất cơ hội tạo ra lợi nhuận đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng. Việc phân tích mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn sẽ giúp ngân hàng đánh giá được năng lực hoạt động và phối hợp của mình.

- Hệ số Q biểu thị mối quan hệ giữa vốn huy động và vốn cho vay:

Q = Vốn sử dụng

x 100%

Số vốn tiết kiệm huy động

Hệ số Q phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn được đưa vào sử dụng và lượng vốn tiết kiệm huy động được. Chỉ tiêu thể hiện khả năng xử lý nguồn vốn huy động đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảo đảm nhu cầu thanh toán. Các ngân hàng luôn khuyến khích để hệ số Q đạt 100%. Việc đạt được con số này sẽ cho thấy kết quả hoạt dộng hết sức hiệu quả của ngân hàng, nguồn vốn huy động được sử dụng một cách triệt để, nhờ đó khả năng bù đắp chi phí huy động vốn có tính khả thi, đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM)

NIM = Doanh thu từ lãi – chi phí trả lãi Tổng tài sản có sinh lời bình quân

Hệ số NIM có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất, bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi lãi suất. Để đạt mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ lãi suất cận biên cố định. Hệ số này giúp ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lợi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất. Hệ số NIM cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi suất

thu từ hoạt động cho vay và đầu tư hoặc lãi suất thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động thì sẽ làm hệ số NIM bị thu hẹp, rủi ro lãi suất sẽ lớn, hiệu quả của hoạt động huy động vốn không đạt được kết quả cao.

- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động: mức chênh lệch về lãi suất này chính là phần thu nhập từ lãi suất mà ngân hàng thu được. Mức chênh lệch càng cao thì phần thu nhập mà ngân hàng thu được càng lớn và ngược lại, mức chênh lệch lãi suất càng thấp thì thu nhập ngân hàng nhận được sẽ giảm xuống.

Việc chênh lệch lãi suất cao đứng về phía ngân hàng sẽ là điểm thuận lợi, tuy nhiên xét trên khía cạnh lợi ích kinh tế xã hội và hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không tốt.

Ngoài ra, để phản ánh hiệu quả huy động vốn còn dùng một số chỉ tiêu sau:

- Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Lãi ròng từ cho vay, đầu tư) Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động là khoản thu nhập của NHTM thu được từ hoạt động cho vay và đầu tư sau khi trừ chi phí huy động và chi phí hoạt động khác. Nội dung của chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động huy động vốn của NHTM và kết quả hoạt động huy động vốn của NHTM trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn. Thông qua việc phân tích và so sánh chỉ tiêu này, ta đánh giá được lợi nhuận thực tế của nguồn vốn huy động. Và cũng qua đó, các NHTM có sự so sánh lẫn nhau để tìm ra biện pháp tăng cường lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động vốn.

Phương pháp tính toán chỉ tiêu này như sau:

Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động

= Thu từ lãi cho vay và

đầu tư -

Chi phí trả lãi tiền gửi , tiền vay và chi phí liên quan đến

HĐV

- Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Tỷ suất lãi ròng từ cho vay, đầu tư)

Tổng mức lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động của NHTM ảnh hưởng bởi hai yếu tố là quy mô nguồn vốn của một NHTM và chất lượng hoạt động cho vay, đầu tư. Do đó để đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động huy động vốn cần tính và phân tích chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận cho vay, đầu tư.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, từ 100 đồng nguồn vốn huy động được, qua quá trình cho vay và đầu tư, NHTM thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn huy động của NHTM tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giúp NHTM cũng như các nhà quản trị đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động huy động vốn. Một NHTM có quy mô lợi nhuận lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận chưa chắc cao bằng NHTM nhỏ cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn chưa thật sự mang lại hiệu quả tương xứng với nguồn vốn hiện có.

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận

(%) = Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động

x 100%

Tổng vốn huy động - Hệ số sử dụng vốn huy động

Hệ số sử dụng vốn huy động là một chỉ số cho biết tỷ lệ vốn huy động được sử dụng để cho vay và đầu tư. Qua đó phản ánh sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn xét về quy mô. Việc sử dụng chỉ số này trong phân tích hiệu quả huy động vốn không chỉ giúp các nhà lập kế hoạch kế hoạch hóa được cơ cấu nguồn vốn, cho vay trong ngắn hạn mà còn được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ và các nền kinh tế.

Hệ số sử dụng vốn huy động được tính toán như sau:

Hệ số sử dụng vốn

huy động = Tổng vốn huy động sử dụng cho vay, đầu tư Tổng nguồn vốn huy động

Hệ số sử dụng vốn

ngắn hạn = Tổng vốn huy động sử dụng cho vay ngắn hạn Nguồn vốn huy động ngắn hạn

Hệ số sử dụng vốn

trung và dài hạn = Tổng vốn huy động sử dụng cho vay trung và dài hạn Nguồn vốn huy động trung và dài hạn

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Trong thực tế luôn đòi hỏi một lượng lớn vốn trung và dài hạn nhưng hầu như vốn mà các ngân hàng huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn. Vì không muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trên thị trường nên các ngân hàng thường chuyển hoán kỳ hạn, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư và cho vay trung dài hạn. Điều này khiến ngân hàng gặp rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản vậy ngân hàng cần có những tính toán hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động và tạo được nguồn thu lớn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w