CHƯƠNG 2 THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò của UBND xã, phường, thị trấn trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 29 - 31)

ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 và Điều 60 Nghị định số 181/2004/NĐ – CP thì tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật được giải quyết như sau:

a. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh ( Sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) giải quyết lần đầu đối với các tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại tới Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây gọi chung là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ) giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chứcc, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng bộ tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định cuối cùng.

Như vậy, theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2003, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu tại Luật Đất đai

2003, sau khi đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, Phường, thị trấn, mà một bên hoặc các bên không nhất trí thì được chuyển đến Ủy bân nhân dân cấp có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân Huyện, hoặc Ủy ban nhân dân Tỉnh ) giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì các đương sự có quyền khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ( đối với quyết định giải quyết lần đầu của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện) hoặc Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường ( Đối với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh) mà không có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Do vậy, nếu đương sự có đơn khởi kiện đối với quyết định giải quyết tranh chấp đến Tòa án thì Tòa án căn cứ khoản 6 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để trả lại đơn kiện cho đương sự. Nếu đã thụ lý đơn kiện để giải quyết bằng vụ án hành chính thì Tòa án căn cứ điểm g khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án Hành chính đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án và bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì, theo chúng tôi, Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 64 và điểm g khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Một số phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò của UBND xã, phường, thị trấn trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 29 - 31)