SC-FDMA và CDMA với bộ san bằng miền tần số

Một phần của tài liệu CÔNG SUẤT ĐỈNH TRÊN TRUNG BÌNH TRONG SC-FDMA (Trang 51 - 55)

KỸ THUẬT ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO TẦN SỐ ĐƠN SểNG MANG (SC-FDMA)

2.6. SC-FDMA và CDMA với bộ san bằng miền tần số

Đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp (DS-CDMA) với bộ san bằng miền tần số (FDE) thay thế máy thu rake, thường được sử dụng trong quy ước DS- CDMA, với bộ san bằng miền tần số. Một máy thu rake gồm có một dải sửa lỗi, được đồng bộ hóa với một thành phần đa đường của tín hiệu được yêu cầu. Khi số lượng đa đường tăng, chọn lọc tần số trong kênh cũng tăng và phức tạp của bộ điều hợp rake cũng tăng. Việc sử dụng FDE thay cho bộ điều hợp rake có thể làm giảm bớt các vấn đề phức tạp trong DS-CDMA. Hình 2.17 là một biểu đồ khối của CDMA chuỗi trực tiếp với FDE.

Hình 2.17: DS-CDMA với bộ san bằng miền tần số (FDE). [2]

Máy phát của DS-CDMA/FDE là giống như DS-CDMA thông thường ngoại trừ việc bổ sung một tiền tố vòng. Việc trải các tín hiệu băng gốc tạo ra một chuỗi các chip với việc trải băng thông trên toàn bộ dải băng của kênh. FDE trong máy thu khử

nhiễu liên chip trong tín hiệu thu được. Đối với các hệ số trải phổ nhỏ, hiệu suất của máy thu rake giảm đáng kể bởi vì nhiễu liên đường và FDE có một hiệu suất tốt hơn.

Đối với hệ số trải phổ lớn, cả hai đều có hiệu suất giống nhau.

SC-FDMA và DS-CDMA/FDE là giống nhau bởi vì cả hai kỹ thuật đạt được xử

lý độ lợi từ trải phổ dữ liệu băng hẹp thành một băng rộng. Cả hai đều duy trì PAPR thấp bởi vì truyền dẫn đơn sóng mang.

Một mối liên quan chú ý giữa DS-CDMA trực giao và IFDMA là bằng sự trao đổi vai trò của chuỗi trải phổ và chuỗi dữ liệu, điều chế DS-CDMA trở thành điều chế

IFDMA. Một ví dụ của việc quan sát này là được minh họa trong Hình 1.18. Chúng ta có thể thấy rằng kết quả của trải phổ với vai trò được trao đổi trong các mẫu của symbol được điều chế IFDMA.

Hình 2.18: Trải phổ với các vai trò của chuỗi dữ liệu và chuỗi tín hiệu được trao đổi cho tín hiệu được trải phổ. [2]

Một ưu điểm của SC-FDMA qua DS-CDMA/FDE là lập lịch nguồn phụ thuộc kênh là có thể khai thác sự lựa chọn tần số của kênh.

2.7. Đa truy nhập phân chia theo tần số mã đơn sóng mang (SC-CFDMA) SC-FDMA truyền thống không hoạt động được với một số thiết bị đầu cuối sử

dụng lập lịch tập trung và sử dụng lập lịch phân tán khác nhau bởi vì nó đạt được tính trực giao của các nguồn bằng mỗi sóng mang con bị chiếm đóng bởi không nhiều hơn một thiết bị đầu cuối tại bất kỳ thời gian nào. Bằng cách sử dụng kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp trực giao trước khi tới điều chế SC-FDMA, cả hai ánh xạ có thể cùng tồn tại với các sóng mang con chồng chéo như được minh họa trong Hình 2.19. Chúng ta tham khảo tới sơ đồ đa truy nhập này như đa truy nhập phân chia theo tần số mã đơn sóng mang (SC-CFDMA), khi mà có thể được xem như là sự kết hợp của DS-CDMA và SC-FDMA. Mẫu này của SC-FDMA là được sử dụng trong đường lên 3GPP2 UMB cho điều khiển tín hiệu.

Hình 2.20 mô tả biểu đồ khối của một hệ thống SC-FDMA và Hình 2.21 so sánh SC-FDMA và SC-CFDMA trong điều kiện của các sóng mang con bị chiếm đóng cho cùng một số người sử dụng. Trong Hình 2.19 và 2.21 tham chiếu các khối đường kẻ ngang theo chiều dọc tới mã trải phổ 1 và tham chiếu các khối đường kẻ ngang theo chiều ngang tới mã trải phổ 2. Trong SC-FDMA hoặc OFDMA, các người dùng được phân tách hoàn toàn trong miền tần số trong khi các người dùng SC-FDMA phân tách khác nhau trong cả hai miền tần và miền thời gian.

Hình 2.19: Ánh xạ sóng mang con truyền thống và ánh xạ sóng mang con lai ghép. [1]

Hình 2.20: Biểu đồ khối của hệ thống đa truy nhập phân chia theo tần số mã đơn sóng mang (SC-CFDMA). [2]

Hình 2.21: So sánh giữa SC-FDMA và SC-CFDMA trong điều kiện các són mang con bị chiếm đóng cho cùng một số người sử dụng. [1]

Một phần của tài liệu CÔNG SUẤT ĐỈNH TRÊN TRUNG BÌNH TRONG SC-FDMA (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w