Những nhân tố ảnh hưởng tới Marketing mục tiêu của công ty sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu cho dịch vụ quảng cáo google ad của công ty TNHH công nghệ và truyền thông cao gia trên địa bàn hà nội (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1. TểM LƯỢC MỘT SỐ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY KINH DOANH

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới Marketing mục tiêu của công ty sản xuất kinh doanh

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố và lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn có tác động đến thị trường và hoạt động marketing của công ty. Bao gồm các nhân tố như:

môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội, môi tường chính trị pháp luật, môi trường công nghệ và môi trường tự nhiên.

a) Môi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò hết sức quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của mọi công ty. Môi trường kinh tế thường phản ánh thực tế về tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và cơ cấu của các ngành kinh tế. Thông qua các số liệu phản ánh thực trạng đó mà công ty có thể đánh giá được mức độ hấp dẫn của từng đoạn thị trường cũng như sức mua của người tiêu dùng trong từng đoạn thị trường đó.

Khi nền kinh tế chung tăng trưởng với tốc độ cao, nó sẽ tác động lớn tới tình hình kinh doanh của công ty. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh có nghĩa thu nhập của người dân cũng ngày càng được cải thiện và có xu hướng tăng điều đó khiến cho nhu cầu mua sắm của họ ngày càng tăng. Dẫn đến đã dạng hóa các loại nhu cầu. Ngược lại, khi nền

kinh tế chung có xu hướng suy thoái thì nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngoài ra tỉ lệ lạm phát cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của công ty. Khi tỉ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu tới hành vi tiêu dùng mua sắm của khỏch hàng, số lượng cầu giảm rừ rệt khiến cho lượng tiờu thụ hàng húa, dịch vụ giảm.

Do đó, các nhà quản trị kinh doanh cũng như các nhà làm marketing cần phải thường xuyờn theo dừi và cập nhật tỡnh hỡnh nền kinh tế chung để cú thể xử lý, ứng phú kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh tế. Đặc biệt là trong việc xây dựng các chính sách marketing mix. Vì có thể thể thấy được rằng việc nền kinh tế thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới những chi phí cấu thành của sản phẩm và giá sản phẩm của công ty.

Dẫn đến các chính sách về giá sản phẩm của công ty cần phải được hoàn thiện và phát triển theo các thay đổi của nền kinh tế chung.

b) Môi trường văn hóa – xã hội

Có thể nói rằng môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu cầu trên thị trường. Bởi những vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân dân trí, tụn giỏo, tớn ngưỡng…đều được phản ỏnh một cỏch rừ nột và cụ thể chớnh xỏc nhất.

Những vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu và mong muốn trong mua sắm của khách hàng. Và để các định được mục tiêu kinh doanh chính xác công ty cần phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng về đặc điểm của các yếu tố trong từng đoạn thị trường. Bên cạnh đó các vấn đề về dân số, tốc độ tăng trưởng, tuổi tác, nghề nghiệp…cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Tất cả các yếu tố trên đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô cầu tổng quát trong hiện tại và tương lai.

Có thể thấy được rằng, văn hóa – xã hội chính là yếu tố chính khiến cho cầu và các quy mô cầu của khách hàng có xu hướng thay đổi và phát triển. Chính vì cầu của khách hàng ngày càng có xu hướng thay đổi và phát triển có ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách sản phẩm của công ty. Để có thể đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai đòi hỏi công ty cần xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm hoàn thiện và phát triển nhất có thể thỏa mãn một cách tối ưu nhất các nhu cầu của khách hàng.

c) Môi trường chính trị pháp luật

Một môi trường kinh tế có kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh hay không tất cả đều phụ thuộc vào hệ thống luật pháp và chính sách quản lý kinh tế của nhà nước. Một hệ thống pháp luật chất lượng và bình đẳng sẽ là nền tảng vững chắc cho các công ty kinh doanh. Việc nắm bắt rừ và chớnh xỏc cỏc chớnh sỏch về kinh tế cũng như hệ thống pháp luật kinh tế sẽ giúp cho công ty có được lợi thế cạnh tranh trên các đoạn thị trường khác nhau.

Môi trường chính trị có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Việc nắm bắt rừ cỏc chớnh sỏch phỏp luật sẽ giỳp cho cụng ty xõy dựng được một chớnh sỏch marketing – mix tổng quát hoàn thiện và đáp ứng đủ những yêu cầu về mặt pháp luật, đồng thời nó cũng giúp cho công ty có thể phát triển được những lợi thế trong môi trường cạnh tranh.

d) Môi trường công nghệ

Yếu tố về công nghệ - kĩ thuật ngày càng trở nên quan trọng và mang tính quyết định đối với khả năng cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường và cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty. Đặc biệt là trong các phương thức thanh toán, phục vụ khách hàng. Yếu tố kỹ thuật – công nghệ luôn đòi hỏi công ty cập nhật và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong các hoạt động kinh doanh của công ty, để có thể giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.

Môi trường công nghệ ngày càng phát triển có ảnh hưởng trực tiếp tới các sản phẩm của công ty. Một sản phẩm được áp dụng những công nghệ hiện đại có thể kích cầu của khách hàng, cũng như có thể tạo dựng nên được một hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng và đặc biệt nếu công ty áp dụng tốt các ứng dụng công nghệ đó thì nó có thể được coi là một lợi thế của công ty trong môi trường cạnh tranh. Để không bị thụt lùi về sau và để có thể phát triển, hoàn thiện các danh mục sản phẩm công ty cần phải xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm hoàn thiện nhất và phát triển nhất áp dụng được các công nghệ, ứng dụng hiện đại vào phát triển sản phẩm của công ty.

e) Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên luôn là nơi cung cấp cho các công ty nguồn lực đầu vào cần thiết trong hoạt động sản xuất. Công ty luôn cần phải đảm bảo đủ các nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất để có thể luôn đảm bảo được số lượng hàng hóa cần thiết cho các tập khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa, sản phẩm của công ty tới khách hàng. Tùy vào từng môi trường của từng địa phương, vùng miền mà thời gian và quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa, sản phẩm có thể khác nhau. Do đó, để có thể vận chuyển hàng hóa và lưu thông hàng hóa đúng với thời gian và địa điểm đã đề xuất với khách hàng, công ty cần phải xây dựng cho mình một chính sách phân phối hợp lý, phù hợp với từng tập khách hàng mục tiêu tại các vùng miền, lãnh thổ khác nhau.

Môi trường vi mô.

Môi trường vi mô là gồm các yếu tố và lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing của công ty và đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục vụ

khách hàng của công ty. Bao gồm các yếu tố như: các yếu tố bên trong công ty, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, trung gian marketing, nhà cung ứng và công chúng.

a) Các yếu tố bên trong công ty

Marketing không phải là một hoạt động riêng rẽ của công ty nhưng nó lại bị chi phối bởi các yếu tố, và lực lượng khác bên trong công ty. Marketing cần phải được phối hợp chặt chẽ với các chức năng, bộ phận khác trong công ty như tài chính, kế toán, nhân lực, sản xuất, kế hoạch…Và các nhà phụ trách marketing phải biết phối hợp, kết nối với các nhân lực của các bộ phận khác để cùng nhau thực hiện mục tiêu marketing một cách hiệu quả nhất. Đồng thời nó cũng tạo ra được một nền văn hóa riêng biệt và độc đáo trong công ty.

b) Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố tác động lớn và trực tiếp đến hoạt động marketing của một công ty. Bộ phận marekting ngoài việc xây dựng mục tiêu marketing và thực hiện chiến lược marketing của công ty mình thì họ cần phải luôn luôn quan tâm đến các hoạt động, chính sách về marketing của các đối thủ cạnh tranh. Nhằm mục đích xác định đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay tiểm ẩn. Công ty cần phải tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng đối thủ cạnh tranh của mình để có thể chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược cạnh tranh một cách kịp thời, năng động và hiệu quả nhất có thể. Đặc biệt cần nghiên cứu và xem xét kĩ lưỡng các chính sách và chiến mược marketing của các đối thủ cạnh tranh.

c) Khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố để công ty tồn tại, là đối tượng phục vụ của công ty, là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của công ty, là mục tiêu kinh doanh của công ty và là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc cấu tạo nên thị trường.

Mục tiêu của công ty trong kế hoạch marketing là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiờu, do vậy cụng ty cần phải hiểu rừ khỏch hàng của mỡnh. Trờn thị trường tồn tại cỏc dạng khách hàng sau: Khách hàng là người tiêu dùng, là nhà sản xuất, là trung gian phân phối, là khách hàng quốc tế, là các tổ chức cơ quan nhà nước. Và mỗi loại khách hàng lại tạo nên một thị trường khác nhau. Do đó, công ty cần phải nghiên cứu và phân biệt riêng biệt, cẩn thận và thận trọng từng loại thị trường.

d) Trung gian marketing

Các trung gian marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ công ty trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của công ty đến tay khách hàng. Họ có thể là các trung gian phân phối gồm các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới, hay là các tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ lưu thông vận tải hàng hóa hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ marketing và có thể là các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính – tín dụng. Các trung

gian marketing này rất quan trọng và hiện nay các công ty thường có xu hướng thuê ngoài một số khâu trong chuỗi giá của công ty. Việc này giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản chi phí và đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế, công ty cần phải lựa chọn các trung gian phù hợp với mục tiêu marketing và cần phải xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

e) Nhà cung ứng

Nhà cung ứng là những người cung ứng các nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu trong quá trình cung ứng gặp phải sự cố hay khó khăn nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty khiến cho công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất của công ty. Đồng thời việc tăng giá hay khan hiếm các yếu tố đầu vào cũng gây ra ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh dooanh của công ty. Vì thế công ty cần phải tạo dựng được mối quan hệ mật thiết cũng như lâu dài với các nhà cung ứng.

f) Công chúng

Công chúng là nhóm hay một tổ chức có mối quan tâm đến công ty và ảnh hưởng đến khả năng đạt mục tiêu của công ty. Họ có thể hỗ trợ hoặc chống lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing của công ty. Họ có thể là giới tài chính, giới truyền thông, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, người dân, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng…Họ có tầm ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tới khách hàng mục tiêu. Do đó, bộ phận marketing của công ty cần phải hết sức lưu ý và cẩn trọng trong hoạt động PR của công ty.

Như vậy ta thấy, tất cả các yếu tố trong môi trường vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần phải nghiên cứu và phân tích một cách kĩ lưỡng tất cả các nhân tố để hoạt động marketing và kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả nhất đồng thời cũng tự tạo cho công ty những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING MỤC TIÊU CHO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu cho dịch vụ quảng cáo google ad của công ty TNHH công nghệ và truyền thông cao gia trên địa bàn hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w