CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NEWLAND VIỆT
2.3.1 Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT của Công ty CP XD & TM Newland Việt Nam
2.3.1 Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT của Công ty CP XD & TM Newland Việt Nam
• Các tiêu chí đánh giá NLCT nguồn
- Năng lực tài chính: Tài chính mạnh sẽ giúp công ty đầu tư để phát triển marketing, hệ thống phân phối, sản phẩm,… để giữ chân được khách hàng hiện tại và gia tăng khách hàng.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Đây là tiêu chí đánh giá có độ quan trọng quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Bởi nhân lực là yếu tố quyết định đến sự
thành công hay thất bại của DN, đặc biệt công ty tập trung vào mảng thương mại vật liệu xây dựng nên kĩ năng chốt đơn hàng của nhân viên rất quan trọng.
- Năng lực nhà lãnh đạo: Nhà lãnh đạo giống như người lái con tàu là công ty, nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết sử dụng hợp lí nguồn lực của mình để đạt đến sự thành công.
- Công nghệ hiện đại: Muốn đạt được kết quả tốt hơn, doanh nghiệp phải nghiên cứu, xem xét thời điểm nào cần phải cải tiến công nghệ hay thay thế công nghệ tiên tiến hơn. Đối với mô hình của công ty thì việc áp dụng các công nghệ quản lí nguồn lực một cách tối ưu là cần thiết.
- Năng lực Logistiscs-phân phối hàng hóa: Đây là yếu tố quan trọng vì trong ngành xây dựng, cung cấp kịp thời vật liệu xây dựng đảm bảo tiến độ công trình là rất cần thiết. Vì vây công ty cần chú ý tiêu chí này để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành xây dựng nói chung.
- Văn hóa doanh nghiệp: tiêu chí này đề cập đến vai trò, sứ mệnh của công ty với xã hội, cách mà doanh nghiệp khẳng định mình, phát triển cấu trúc tổ chức phù hợp, xây dựng cấu trúc hữu hình và vô hình để tăng độ nhận biết của khách hàng.
- Khả năng liên kết và hợp tác với các DN khác: việc quan hệ tốt với các DN khác và khả năng hợp tác về tài chính, tạo sản phẩm mới,… giúp DN gia tăng sức mạnh của mình tăng lợi thế cạnh tranh về giá cả.
- Trình độ tổ chức quản lí của DN: xây dựng bộ máy hoạt động phù hơp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả hơn.
- Cơ sở hạ tầng: đầu tư cơ sở hạ tầng vói các trang thiết bị đầy đủ, phục vụ KH một cách đầy đủ, thuận tiện sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất thiết bị tốt, hiện đại thì quá trình sản xuất sản phẩm không bị gián đoạn, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo được chất lượng tốt.
- Quản trị nguồn lực hiệu quả: việc tuyển dụng, thu hút nhân tài, bố trí sử dụng, đào tạo, đãi ngộ phù hợp sẽ khiến nhân viên nỗ lực hết mình vì công việc, tăng năng suất hiệu quả cho doanh nghiệp.
-
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện điểm quan trọng trung bình của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh phi marketing
Nguồn: Tác giả Qua biểu đồ trên, hai yếu tổ chiểm số điểm cao nhất đó là chất lượng nguồn nhân lực 13/100 điểm và năng lực nhà lãnh đạo chiếm 13/100 điểm. Bởi đối với công ty thương mại thì nguồn nhân lực có năng lực và kĩ năng như bán hàng, giao tiếp, chốt đơn, kĩ năng tin học văn phòng,… thì mới đáp ứng tốt các nhu cầu mà khách hàng đưa ra, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty mà không phải các đôi thủ khác. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đó cần có một nhà lãnh đạo tốt, định hướng mục tiêu chung cho toàn bộ nhân viên, đưa ra các chính sách phù hợp với từng thời điểm, thích ứng với môi trường cạnh tranh hiện nay. Tiếp đến là yếu tố năng lực logistic, DN quản trị tốt việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất qua các khâu trung gian đến khách hàng sẽ giúp giảm thiếu chỉ phí, tiết kiệm thời gian giao hàng.
Hai yếu tố chiếm điểm thấp là công nghệ hiện đại với 7/100 điểm và cơ sở hạ tầng 7/100 điểm. Vì hiện tại doanh nghiệp không sản xuất sản phẩm mà kinh doanh với hình thức mua đi bán lại nên việc áp dụng công nghệ máy móc hiện đại và mở rộng cơ sở vật chất chưa thực sự cẩn thiết và quan trọng.
• Năng lực cạnh tranh Marketing
-Thị phần: gia tăng thị phần là việc hết sức cần thiết nhằm giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho DN. Thị phần phản ánh thế mạnh của DN trong ngành, là chỉ tiêu được DN hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với ĐTCT. Thị
phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về quy mô.
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm có vai trò rất quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty.Trong lĩnh vực xây dựng, khách hàng luôn mong muốn sử dụng những công trình tốt nhất, an toan và bền vững nhất theo nhu cầu của họ.
-Chính sách giá: Giá thành của sản phẩm là một trong những yếu tố luôn được khách hàng quan tâm trước khi quyết định tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
-Sản phẩm đa dạng: Khi mua hàng, khách hàng thường mua combo để sắm cho ngôi nhà của mình đầy đủ tiện nghi tại một nơi mà không phải đi nơi khác. Vì vậy sản phẩm đa dạng sẽ thu hút khách hàng lựa chọn về giá cả cũng như mẫu mã, các hãng sản xuất.
- Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc KH: Hiện nay khách hàng đi mua hàng không chỉ mua sản phẩm nữa mà còn mua cả dịch vụ chăm sóc khách hàng. Việc hỗ trợ khách hàng cần thực hiện trước, trong và sau khi mua hàng. Nếu công ty làm tốt thì sẽ giữ được một lượng KH trung thành lớn và gia tăng một lượng KH mới.
-Uy tín, thương hiệu: xây dựng chữ “tín” với KH là LTCT lớn đối với các DN, quyết định đến việc sử dụng sản phẩm vì thông thường một người sử dụng sản phẩm thấy tốt sẽ giới thiệu cho 10 người khác, đây cũng chính là cách Marketing hiệu quả mà không gây tốn nhiều chi phí.
- Chính sách quảng cáo: việc đầu tư cho quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty là cần thiết. Hiện nay có nhiều kênh quảng cáo phổ biến như: VTV ad, radio, MV ca nhạc, quảng cáo truyền hình,…Khi KH đã biết đến nhiều về công ty thì họ sẽ có cảm giác thân quen, tin tưởng và sử dụng sản phẩm.
- Hệ thống Phân phối sản phẩm: Phân phối sản phẩm hiệu quả thì mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tiến độ thi công của công trình.
-Chính sách thanh toán linh hoạt sẽ kích thích hành vi mua của khách hàng. Công ty áp dụng nhiều hình thức thanh toán như bằng tiền mặt, bằng thẻ, bằng chuyển khoản,… hỗ trợ khách hàng một cách tối đa.
- Chính sách xúc tiến bán hàng qua các hình thức khuyến mại, bán hàng cá nhân, hội chợ,… đầy mạnh sẽ thúc đẩy doanh thu và quảng bá sản phẩm với công ty hiệu quả hơn, nâng cao NLCT của công ty.
Đơn vị: Điểm
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện điểm quan trọng trung bình của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh marketing
(Nguồn: Tác giả) Qua kết quả điều tra, có thể thấy dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp chiếm 12/100 điểm. Bởi vì ngành xây dựng đặc thù là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đi kèm có thể là vô thời hạn Dịch vụ chăm sóc KH tốt như chính sách bảo hành, tư vấn trước trong và sau bán, chính sách vận chuyển,.. sẽ giữ chân được KH trung thành đồng thời thu hút thêm được các KH mới. Chính sách giá phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty. Tâm lí KH là muốn mua các sản phẩm tốt, giá cả phải chăng và dịch vụ đi kèm tốt nên các doanh nghiệp cần nắm bắt, tối thiểu hóa chi phí, mang đến cho KH sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
Chính sách thanh toán linh hoạt ít quan trọng hơn chiếm 8/100 điểm. Việc thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như qua thẻ, tiền mặt, các ứng dụng cũng được công ty áp dụng. Công ty cũng cần cân nhắc việc cho khách hàng nợ quá thời hạn đã cam kết vì điều nay sẽ làm mất đi chi phí cơ hội sử dụng nguồn vốn của công ty.
2.3.2.Nhận diện đối thủ cạnh tranh chính của công ty Cổ phần xây dựng và